Lễ Bế giảng và trao Bằng Tốt nghiệp cho các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2021
Dự Lễ Bế giảng khóa học có PGS,TS Phạm Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc điều hành Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện; trưởng, phó một số đơn vị trực thuộc Học viện; giáo viên chủ nhiệm, hướng dẫn luận văn, luận án các lớp cùng toàn thể học viên cao học và nghiên cứu sinh đã hoàn thành khóa học, đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2021.
Tại Lễ Bế giảng, 131 học viên các khóa 22, 23, 24 và 25 của 10 ngành/chuyên ngành, gồm: Báo chí học (54 học viên), Chính trị học (28 học viên), Quan hệ công chúng (08 học viên), Kinh tế chính trị (02 học viên), Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước (29 học viên), Triết học (01 học viên), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (02 học viên), Chủ nghĩa xã hội (04 học viên), Hồ Chí Minh học (01 học viên), Quan hệ quốc tế (02 học viên) đã được công nhận tốt nghiệp và được nhận bằng Thạc sĩ.
07 nghiên cứu sinh khóa 20, 21, 22 của 2 ngành/chuyên ngành, gồm: Triết học (03 nghiên cứu sinh), Công tác tư tưởng (04 nghiên cứu sinh) được nhận bằng Tiến sĩ.
Phát biểu bế giảng khóa học, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc điều hành Học viện chúc mừng các học viên, nghiên cứu sinh đã hoàn thành khóa đào tạo; biểu dương sự cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chương trình đào tạo và chính thức trở thành những Tiến sĩ, Thạc sĩ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
PGS,TS Phạm Minh Sơn tin tưởng với những kiến thức, kỹ năng và sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị trong thời gian học tập tại Nhà trường sẽ giúp các nghiên cứu sinh, học viên củng cố nhãn quan chính trị, tư duy khoa học, có khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện, lý giải, phân tích và giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, báo chí, truyền thông. Các tân Tiến sĩ, tân Thạc sĩ sẽ tự tin khẳng định mình trước xã hội, vận dụng sáng tạo làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.
PGS,TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh “Chúng tôi kỳ vọng những tân Tiến sĩ, Thạc sĩ ngày hôm nay sẽ là những người cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường viết tiếp những trang sử vẻ vang của Học viện”.
Đại diện cho các học viên, nghiên cứu sinh được nhận bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2021, học viên Phạm Thị Nguyên Hạnh, Lớp cao học Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước K25.1 (Khoa Xây dựng Đảng) đã gửi lời tri ân đến Ban lãnh đạo và các ban, phòng, khoa, viện trong Nhà trường cùng các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giảng dạy, hướng dẫn để cho các học viên, nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học.
Bày tỏ niềm tự hào khi được đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền - ngôi trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia có bề dày gần 60 năm xây dựng và phát triển, học viên Phạm Thị Nguyên Hạnh hứa sẽ luôn giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống và đem kiến thức đã học vận dụng sáng tạo vào công việc, vị trí công tác của mình để đạt hiệu quả cao nhất.
Một số hình ảnh tại Lễ Bế giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2021:
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận