Lộ trình chuyển đổi xây dựng chính quyền đô thị bền vững thông minh - một số vấn đề đặt ra
1. Một số khái niệm
Khái niệm đô thị thông minh xuất hiện và được xây dựng dựa trên những sáng kiến từ đầu những năm 1970 và dần được hiện đại hóa(đô thị điều khiển học, đô thị ảo, đô thi số, đô thị tri thức, đô thị đổi mới…) và giao thoa với những mô hình đô thị hiện tại (đô thị bền vững, đô thị an toàn, đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị sống tốt…). Kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh trên thế giới cho thấy, không có một định nghĩa “thông minh” chung cho mọi đô thị. Mỗi quốc gia, mỗi thành phố khác nhau xây dựng “đô thị thông minh” của mình theo những tiêu chí, những lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc quy mô, tính chất đô thị, điều kiện kinh tế, văn hóa -xã hội, mức độ đầu tư và các vấn đề phải đối mặt.
Tuy những thành công phát triển đô thị thông minh mới được ghi nhận ở các nước phát triển, nhưng có thể thấy, đô thị thông minh không phải là một sản phẩm cụ thể theo một mẫu mô hình nào đó, mà là một khung các định hướng và hành động, nhằm áp dụng công nghệ thông minh vào các lĩnh vực để các chức năng của đô thị được hình thành và hoạt động hiệu quả hơn trên quan điểm phát triển đô thị bền vững sẵn có(1).
Khái niệm đô thị thông minh bền vững
Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và Uỷ ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE) ĐTTMBV là đô thị đổi mới, được ứng dụng côngnghệ thông tin, truyền thông và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, quản lý vận hành hiệu quả, cung cấp dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đô thị, trong khi vẫn bảođảm đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về mọi khía cạnh kinh tế, môi trường, văn hóa và xã hội(2).
Nội hàm của đô thị thông minh bền vững
ĐTTMBV là một khái niệm mở, không có thuật ngữ chuẩn hóa nào có thể được sử dụng để mô tả một cách toàn diện về nó. Nhiều định nghĩa hiện diện trong tài liệu bàn về khái niệm này và chúng được sử dụng không nhất quán. Không có một khuôn mẫu duy nhất nào với đầy đủ các tiêu chí đánh giá phù hợp cho nó. Tùy thuộc góc nhìn đã có nhiều định nghĩa và thước đo khác nhau. Tuy nhiên,tất cả đều đồng ý rằng, ĐTTMBV đang phát triển như một không gian đô thị có xu hướng giải quyết các vấn đề đô thị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giúp phát triển bền vững hơn. Với mục đích bảođảm rằng, khía cạnh bền vững không bị bỏ sót trong khái niệm ĐTTM, Nhóm tập trung của Liên minh Viễn thông quốc tế về Thành phố bền vững thông minh (ITU-T FG-SSC) đã thêm từ “bền vững” vào khái niệm “đô thị thông minh” và bắt đầu sử dụng thuật ngữ “đô thị thông minh bền vững”. Hơn nữa, họ đã nghiên cứu và phân tích gần một trăm định nghĩa hiện có về ĐTTM và đô thị bền vững và xác định các đặc điểm hàng đầu tạo nên một ĐTTMBV.
Trên cơ sở đó, họ đề xuất sáu khía cạnh cơ bản (thang đo) về đô thị thông minh bền vững, đó là: (1) Kinh tế thông minh (khả năng cạnh tranh), (2) Môi trường thông minh (tài nguyên thiên nhiên), (3) Quản trị thông minh, (4) Sống thông minh (chất lượng cuộc sống), (5) Di động thông minh (giao thông và công nghệ thông tin và truyền thông) và (6) Con người thông minh (vốn xã hội và con người). Trong đó, công nghệ thông tin và truyền thông như là một công cụ xuyên suốt để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và khả năng cạnh tranh và đảm bảo một tương lai bền vững hơn của thành phố thông qua các giải pháp và dịch vụ xanh và đầy đủ.
2. Yêu cầu đặt ra đối với lộ trình chuyển đổi Đô thị thông minh bền vững
Thế giới đang trải qua làn sóng tăng trưởng đô thị lớn nhất trong lịch sử. Hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các thành phố và theo ước tính của Liên hợp quốc, vào năm 2050, 66% tổng dân số thế giới dự kiến ởthành thị. Với tốc độ đô thị hóa này, đothị sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức bền vững khác nhau.
Vấn đề đặt ra là, bảođảm rằng các đothị với điều kiện sống hiện tại sẽ được cải thiện cho công dân của họ bằng cách giải quyết một loạt các thách thức về tính bền vững ở các cấp độ kinh tế, môi trường và xã hội. Công nghệ thông tin vàtruyền thông (ICTs) mang lại tiềm năng cao song hành cùng với các giải pháp đáp ứng được nhiều thách thức, đồng thời bảođảm rằng chúng thân thiện với môi trường và có thể thực hiện được.
Các nhà quản lý, quy hoạch đô thị trên toàn cầu đối mặt với vấn đề tìm cách biến đổi thành phố, đô thị của họ thành ĐTTMB nhằm đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và những thách thức liên quan. Việc chuyển đổi này thường cần được thiết kế, tính toán xây dựng một lộ trình triển khai thích hợp.
Việc phát triển các đô thị thành các ĐTTMBV đòi hỏi một quá trình chuyển đổi hiệu quả và vững chắc. Lộ trình chuyển đổi cần tính đến đến bối cảnh và nhu cầu của thành phố, lợi ích địa phương, chất lượng cuộc sống của người dân, mức độ sẵn sàng của thành phố cho sự thay đổi, các giải pháp và dịch vụ thông minh bền vững cần thiết sẽ được cung cấp ở tất cả các cấp thành phố. Chuyển đổi đối với các ĐTTMBV là “một quá trình đa chiều phức tạp, qua đó các thay đổi được áp dụng ở tất cả các cấp thành phố; nhằm nâng cao tính bền vững của thành phố và cung cấp chất lượng cuộc sống cao cho người dân thông qua việc sử dụng CNTT-TT và các phương tiện khác.
Trong tài liệu tham khảo Xây dựng và phát triển đô thị thông minh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam và tại cuộc Hội thảo “Quy hoạch và quản lý đô thị thông minh trong chiến lược đô thị hóa và phát triển đô thị” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh ASEAN 2020, ngày 22.10.2020 tại Hà Nội(3), các quan điểm về phát triển ĐTTM được đưa ra bàn thảo với rất nhiều quan điểm, nhưng chung quy lại yếu tố con người làm trung tâm được nhấn mạnh.
Ibrahim và cộng sự thì nhấn mạnh đến mục tiêu và cột mốc cần đạt được ở các giai đoạn: “lộ trình đô thị thông minh bền vững đưa ra tầm nhìn sâu về các mục tiêu của quá trình chuyển đổi và xác định các giai đoạn các mốc chuyển đổi để thực hiện tầm nhìn của thành phố về thông minh và bền vững”. Vì thế; bất kỳ lộ trình ĐTTM chung nào được đề xuất phải rõ ràng, dễ hiểu, có thể đạt được và toàn diện nhất có thể.
Cơ sở lý thuyết về quản trị sự thay đổi
Lý thuyết quản trị sự thay đổi đã xuất hiện vào giữa những năm 1990 từ lĩnh vực lý thuyết đánh giá thay đổi xã hội và đánh giá các chương trình, sáng kiến liên quan đến những thay đổi xã hội và chính trị. Nó cũng có mối liên hệ chặt chẽ giữa quan trị thay đổi và quá trình lập kế hoạch. Nó cung cấp phương pháp luận và tư duy logic và các mô hình cần thiết để xác định bối cảnh, tình hình hiện tại, giải quyết các nhu cầu và đạt được những nhu cầu này thông qua một loạt các hoạt động thay đổi.
Từ quan điểm phát triển, lý thuyết quản trị sự thay đổi có thể được sử dụng như một cách tiếp cận lý thuyết của một dự án, xác định mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của dự án và giải thích cách hoạt động dự kiến của dự án. Nó giúp phát triển mô hình lập kế hoạch logic cần thiết của những chương trình và ý tưởng sáng tạo. Từ góc độ đánh giá, quản trị sự thay đổi đã xuất hiện để mô hình hóa và đánh giá các chương trình xã hội và các sáng kiến cộng đồng các chương trình phức tạp. Do đó, quản trị sự thay đổi có thể được coi như một khối trung tâm đặt nền tảng cho việc lập kế hoạch chiến lược, đo lường, học tập, đánh giá và thiết kế một chương trình và ý tưởng sáng tạo.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị sự thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà nó được áp dụng; Tuy nhiên, nó thường được hiểu như một thuật ngữ về lý do và cách thức một can thiệp nhất định sẽ dẫn đến một thay đổi cụ thể có xem xét đến bối cảnh mà sự thay đổi sẽ diễn ra. Đó là cách mô tả một tập hợp các giả định được sử dụng để giải thích cả một tập hợp các hoạt động nhỏ (tức là các giải pháp) dẫn đến sự thay đổi lâu dài và mối liên hệ giữa các hoạt động này với kết quả mong muốn của một chương trình hoặc sáng kiến.
Để hiểu rõ hơn về một chương trình hoặc sáng kiến, quy trình quản trị sự thay đổi đưa ra năm yếu tố thiết yếu cần được giải quyết theo thứ tự, đó là: (1) bối cảnh của sáng kiến, (2) thay đổi dài hạn, (3) trình tự các sự kiện thay đổi, (4) các giả định, và (5) sơ đồ thay đổi và tóm tắt chính (Vogel, 2012; Allen, 2016).
Nhiều nghiên cứu quốc tế sử dụng lý thuyết quản trị sự thay đổi để phát triển đô thị. Trong trường hợp này, quản trị sự thay đổi giúp xây dựng một bức tranh tổng thể về sự thay đổi đô thị bắt buộc có thể đạt được thông qua một loạt các hoạt động thay đổi được áp dụng ở các cấp thành phố khác nhau dựa trên bối cảnh thành phố, nhu cầu thay đổi và mục tiêu đặt ra.
Lý thuyết quản trị sự thay đổi và những lưu ý đổi với lộ trình chuyển đổi đô thị thông minh bền vững
Xuất phát từ quan điểm tư duy nền tảng về quản trị, lộ trình chuyển đổi ĐTTM BV cần phải cung cấp một cái nhìn tổng quan về các khía cạnh tối thiểu cần thiết được xem xét trong quá trình chuyển đổi đô thị.
Theo yêu cầu của quản trị sự thay đổi, việc kiểm tra bối cảnh thành phố ở giai đoạn đầu (tức là trong giai đoạn tầm nhìn và mức độ sẵn sàng) của lộ trình đề xuất cần đảm bảo khả năng tùy chỉnh các thành phần của các giai đoạn sau dựa trên bối cảnh thành phố và các thuộc tính cụ thể của nó, như: (1) nhu cầu, lợi ích địa phương, (2) điểm xuất phát và các mục tiêu bền vững cụ thể.
Phương pháp tiếp cận liên tục của nó đảm bảo tính bền vững của quá trình chuyển đổi thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của ĐTTM trước đây, cải tiến liên tục và tạo ra những thay đổi bổ sung ở tất cả các cấp của đô thị. Nó đòi hỏi phải kiểm tra mức độ sẵn sàng thay đổi của đô thị trước khi bắt đầu lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động thay đổi (tức là các giải pháp). Những điều này ít được đề cập trong các tài liệu nghiên cứu. Lộ trình đề xuất nên được thiết kế theo cách có xem xét đến sáu khía cạnh của ĐTTM BV và đảm bảo tính bền vững của đô thị trên các cấp độ kinh tế, môi trường và xã hội. Để cẩn trọng hơn cần thực hiện phân tích lộ trình, các giai đoạn và thành phần của lộ trình đề xuất trong mỗi giai đoạn hướng ĐTTM BV và nên được bổ sung đánh giá dựa trên quan điểm quản trị sự thay đổi.
Lộ trình đề xuất tổng thể về ĐTTMBV, như minh họa trong hình sau, bao gồm sáu giai đoạn được đặt tên là: (1) Tầm nhìn, (2) Mức độ sẵn sàng, (3) Kế hoạch, (4) Chuyển đổi, (5) Giám sát và Đánh giá, và (6) Duy trì sự thay đổi.
Mỗi giai đoạn trên có một danh sách các công việc được khuyến nghị cần triển khai nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra đảm bảo mục tiêu đề ra. Việc chia từng giai đoạn thành các thành phần nhỏ hơn giúp dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát và đánh giá hơn.
Hai giai đoạn đầu tiên của lộ trình đề xuất, đó là “tầm nhìn” và “mức độ sẵn sàng”, liên quan trực tiếp đến bối cảnh của đô thị. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc đánh giá hiện trạng và những thách thức của một thành phố về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị. Điều này giúp xác định những thách thức hiện có cần giải quyết trong suốt quá trình chuyển đổi. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất về tầm nhìn tổng thể của một đô thị, thành phố được xác định với sự cộng tác của các bên liên quan bao gồm chính quyền và người dân. Một loạt các chiến lược cụ thể với từng cấu phần của nó về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường có thể được đề ra để thực hiện tầm nhìn đã thống nhất cùng với các mục tiêu và mục tiêu chuyển đổi cũng được xác định trong giai đoạn này. Thành phần cuối cùng cần xem xét trong giai đoạn này là xác định các bên liên quan và cơ chế tham gia của người. Các cơ chế này đảm bảo sự tham gia của các thành phần và các bên liên quan hơn bao gồm cả người dân, từ tất cả các cấp, trong quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu, nhằm tăng cường tính minh bạch và cải thiện khả năng điều kiện sống của người dân. Vì thế; cần phải truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược mới của thành phố với người dân địa phương bằng cách sử dụng tất cả các kênh liên lạc có thể. Nếu được truyền đạt thông tin đúng cách, nhiều bên liên quan của đô thị, thành phố bao gồm cộng đồng xã hội và dân cư sẽ hiểu được tầm nhìn phát triển của đô thị hướng tới ĐTTM BV theo cách đúng đắn và tham gia vào nó.
Nghiên cứu gia tăng giá trị mới cho kiến thức và thực tiễn về ĐTTM BV được bổ sung một giai đoạn mới tập trung vào việc kiểm tra mức độ sẵn sàng thay đổi của thành phố trước khi lập kế hoạch cho một quá trình chuyển đổi, đó là giai đoạn “Mức độ sẵn sàng”; lưu ý rằng không có lộ trình được nghiên cứu nào nêu bật sự cần thiết của một giai đoạn như vậy. Một số các mô hình chuyển đổi ĐTTM BV trên thế giới chỉ đề xuất thu thập dữ liệu liên quan liên quan đến tình trạng của cơ sở hạ tầng côngnghệ thông tin và việc triển khai nó ở cấp đô thị trong giai đoạn “Tầm nhìn”. Theo tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó đối với quá trình chuyển đổi, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc đề cập đến sự sẵn sàng thay đổi của đô thị như một giai đoạn độc lập, trong đó cần đánh tình trạng của cơ sở hạ tầng các yếu tố côngnghệ thông tin hiện tại, cơ sở hạ tầng không phải côngnghệ thông tin (như chính sách, quy định, luật) và kinh nghiệm đã có của bất kỳ ĐTTTM trước đây hay các sáng kiến đã được kiểm nghiệm tính hiệu quả.
Một yếu tố nữa cần lưu ý đến quá trình phát triển ĐTTM BV là việc đánh giá hiện trạng đô thị liên quan đến cơ sở hạ tầng côngnghệ thông tin hiện tại, có nghĩa là kiểm tra tình trạng: (1) cơ sở hạ tầng phần cứng, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng mạng có dây và không dây, (2) cơ sở hạ tầng phần mềm, chẳng hạn như mạng truyền thông, các ứng dụng kinh doanh và chính phủ, và (3) mức độ hiểu biết kỹ thuật số, đòi hỏi các kỹ năng có tính chất liên ngành, chẳng hạn như mức độ kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng thông tin, kỹ năng truyền thông, kỹ năng học hỏi và kỹ năng công dân.
Kiểm tra tình trạng thành phố liên quan đến cơ sở hạ tầng không phải là yếu tố côngnghệ thông tin là việc đề cập đến: (1) cơ sở hạ tầng cứng (tức là cấu trúc hữu hình), chẳng hạn như các tòa nhà, đường xá, khu vực cây xanh, cầu và (2) cơ sở hạ tầng mềm (tức là cấu trúc vô hình), chẳng hạn như luật và quy định, chính sách, hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Cuối cùng, việc kiểm tra các sáng kiến đã được thực hiện trước đó hoặc đang được thực hiện của các ĐTTM trên thế giới nhằm mục đích hưởng lợi từ các sáng kiến phát triển đô thị này và tránh trùng lặp các nỗ lực cũng như học hỏi kinh nghiệm hiện có.
Mục tiêu của giai đoạn “Mức độ sẵn sàng” là giúp các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các bên liên quan đánh giá và định vị mức độ ĐTTM của đô thị; xác định khoảng cách và lập kế hoạch quá trình chuyển đổi cho phù hợp. Sau khi kiểm tra mức độ sẵn sàng thay đổi của thành phố, một danh sách các hoạt động thay đổi có thể được thiết kế, thực hiện, chuyển giao, giám sát và đánh giá để giúp thu hẹp khoảng cách đã xác định và đưa ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu của ĐTTM BV. Các hoạt động này cần được lập kế hoạch dựa trên sáu khía cạnh của ĐTTM BV có xem xét đến bối cảnh hiện tại của thành phố, nhu cầu và lợi ích địa phương nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, các dịch vụ đô thị cũng như khả năng cạnh tranh. Ví dụ, nếu một trong những thách thức của đô thị là nâng cao trình độ kinh tế khu vực hoặc quốc tế, một đô thị theo khía cạnh nền kinh tế thông minh của ĐTTM BV có thể lập kế hoạch và thiết kế một loạt các hoạt động thay đổi (tức là các giải pháp). Sau đó có thể bao gồm các hoạt động nhằm thay đổi các chính sách hiện hành của chính quyền địa phương nhằm khuyến khích thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới. Các hoạt động thay đổi khác có thể tập trung vào việc tạo ra các lĩnh vực mới cho các khoản đầu tư trong nước, khu vực và quốc tế.
Chuyển đổi kỹ thuật số đang nổi lên như một động lực chính của sự thay đổi sâu rộng trong thế giới xung quanh chúng ta. Nó có tiềm năng cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân và tạo ra lợi ích xã hội rộng lớn hơn, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội mới để kiến tạo các giải pháp mới và nắm bắt giá trị. Cáchmạng công nghiệplần thứ 4 và chuyển đổi số đi đầu trong sự chuyển đổi này, vừa là ngành công nghiệp chứng kiến sự thay đổi quy mô lớn trong môi trường thị trường vừa là động lực chính của số hóa toàn cầu. Công nghệ và khả năng tương tác đã củng cố sự thay đổi lớn về thông tin và dòng vốn đầu tư thông qua nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cung cấp các nền tảng cho sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới trong các ngành. Song song, việc truy cập vào mạng kết nối toàn cầu đã trao quyền cho hàng triệu người trên thế giới, bằng cách cho họ quyền truy cập vào thông tin thời gian thực, thị trường và các chương trình xã hội sẽ có ý nghĩa lâu dài đối với chất lượng cuộc sống. Rõ ràng là số hóa sẽ là một nguồn thay đổi chuyển đổi, nhưng đó cũng là một thách thức cần phải vượt qua.
Chuyển đổi hướng tới ĐTTM BV là một quá trình dài hạn liên tục đòi hỏi các thay đổi phải được thực hiện ở tất cả các cấp đô thị. Để lập được kế hoạch một cách hiệu quả, rất cần một lộ trình tổng quan cấp cao về các khía cạnh cần thiết được xem xét trong quá trình chuyển đổi. Bài viết này đưa ra những gợi ý và đề xuất một lộ trình chuyển đổi mới có thể được tùy chỉnh dựa trên bối cảnh đô thị, nhu cầu và lợi ích địa phương. Lộ trình cung cấp sơ lược về các hướng chung của một quá trình chuyển đổi, xác định các giai đoạn và thành phần chính cần đạt được trong một hành trình chuyển đổi. Việc xem xét chi tiết các giai đoạn chuyển đổi ĐTTM BV có giá trị gia tăng về tri thức và thực tiễn. Nó nhấn mạnh sự cần thiết việc bổ sung các yếu tố cần lưu ý trong suốt quá trình chuyển đổi dựa trên một lý thuyết về quản trị sự thay đổi, nhằm mục đích hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, hoạch định đô thị và các bên liên quan hiểu thêm các khía cạnh thiết yếu cần xem xét trong hành trình chuyển đổi đô thị.
__________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 13.12.2020
(1) Tầm nhìn đô thị thông minh tại Việt Nam, http://tonghoixaydungvn.vn/tabid/169/catid/121/item/7287/tam-nhin-do-thi-thong-minh-tai-viet-nam.aspx.
(2) United Nation: The UNECE–ITU Smart Sustainable Cities Indicators, 2015, http://www.unece.org/fileadmin/DAM/hlm/projects/SMART_CITIES/ECE_HBP_2015_4.pdf
(3) Chia sẻ kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Chia-se-kinh-nghiem-ve-quy-hoach-va-quan-ly-do-thi-thong-minh/411645.vgp.
Tài liệu tham khảo:
1. James P Connell, Anne C Kubisch, Lisbeth B Schorr, và CH Weiss (1995), New Approaches to Evaluating Community Initiatives: Concepts, Methods, and Contexts.
2. Nazli Choucri (2007), Conclusion: Mapping Sustainability, Knowledge e-Networking, and the Value Chain, in Mapping SustainabilitySpringer. tr. 407-421.
3. Taewoo Nam và Theresa A Pardo. Conceptualizing smart city with dimensions of technology, people, and institutions. in Proceedings of the 12th annual international digital government research conference: digital government innovation in challenging times. 2011.
4. Michael O'grady và Gregory O'hare (2012), How smart is your city?, Science, số: 335(6076), tr. 1581-1582.
5. Danielle Stein và Craig Valters (2012), Understanding theory of change in international development.
6. L Mackinlay, E Monbiot, và L Boxelaar (2013), World's Vision Theory of Change, World Vision International.
7. United Nations (2014), World urbanization prospects, United Nations: San Francisco, CA, USA.
8. Patricia Rogers (2014), Theory of Change: Methodological Briefs-Impact Evaluation No. 2.
9. Maysoun Ibrahim, Sukaina Al-Nasrawi, Ali El-Zaart, và Carl Adams. Challenges facing e-government and smart sustainable city: An Arab region perspective. in 15th European Conference on e-Government, ECEG. 2015.
10. Tannaz Monfaredzadeh và Umberto Berardi (2015), Beneath the smart city: Dichotomy between sustainability and competitiveness, International Journal of Sustainable Building Technology and Urban Development, số: 6(3), tr. 140-156.
11. Elsa Negre, Camille Rosenthal-Sabroux, và Mila Gascó. A knowledge-based conceptual vision of the smart city. in 2015 48th Hawaii International Conference on System Sciences. 2015. IEEE.
12. Maysoun Ibrahim, Carl Adams, và Ali El-Zaart (2016), Smart Sustainable Cities: A New Perspective on Transformation, Roadmap and Framework Concepts, SMART, tr. 18.
13. Maysoun Ibrahim, Ali El-Zaart, và Carl Adams (2018), Smart sustainable cities roadmap: Readiness for transformation towards urban sustainability, Sustainable Cities and Society, số: 37, tr. 530-540.
14. Nguyễn Đức Văn Hiển, Nguyễn Tường và Trần Quốc Công Thái, Lê Xuân (2020), Xây dựng và phát triển đô thị thông minh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.
PGS, TS Vũ Thị Thanh Xuân
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nguồn: http://lyluanchinhtri.vn
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
- Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
3
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
4
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
6
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2025 - 2027
Sáng 14/3/2025, tại phòng 1101, tầng 11 Nhà A1, Chi bộ khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Chiều 26/02/2025, tại Hội trường lớn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”. Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Đề tài "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" (mã số KX.04.32/21-25) do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đánh giá Xuất sắc. Là một trong 6 đề tài đầu tiên bảo vệ cấp quốc gia thuộc chương trình KX.04/21-25, với sự tham gia phối hợp của 8 đơn vị chuyên môn hàng đầu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội về số lượng công bố khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời, đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực cho công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Bình luận