Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Lợi thế của báo mạng điện tử trong phản ánh thông tin về kinh tế số nông nghiệp
Báo mạng điện tử phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh lan toả của internet. Thông tin được phản ánh theo thời gian thực cho phép công chúng độc giả và toà soạn có thể tương tác, trao đổi cũng như tạo ra những diễn đàn, toạ đàm để thảo luận các nội dung mới, chuyên sâu như kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp và những vấn đề liên quan để thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp. Đây là nội dung được các báo mạng điện tử quan tâm, khai thác, phản ánh đa dạng, đặc biệt trong và sau giai đoạn dịch Covid-19, vốn là thời gian có những tác động mạnh mẽ vào việc xây dựng chuỗi cung ứng hàng hoá; thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân có xu hướng chuyển dịch lên môi trường số.
Với tính chất phản ánh nhanh, gọn, độc lập, khả năng sản xuất tin bài mọi lúc, mọi nơi, báo mạng điện tử là yếu tố quan trọng cấu thành hoạt động truyền thông rộng khắp về các mô hình kinh tế số nông nghiệp, các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành liên quan đến với người dân, đặc biệt là người nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm trên môi trường số, giao dịch số, giao hàng số, thanh toán số.
Với đặc tính của mình, báo mạng điện tử có thể phản ánh thông tin đa dạng, đa thể loại, từ đó giúp truyền tải những kiến thức, kỹ năng, những ứng dụng khoa học công nghệ mới, những nền tảng số mới phục vụ phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp. Báo mạng điện tử cũng có khả năng truyền đạt, hướng dẫn người dân chuyển đổi cách thức canh tác, tạo ra sản phẩm đủ chất lượng, đạt tiêu chuẩn với từng thị trường và đặc biệt là giúp kết nối người sản xuất, người bán sản phẩm nông nghiệp với người mua, người tiêu dùng các sản phẩm này thông qua môi trường điện tử. Bên cạnh đó, báo đưa tintin về mùa vụ, dự báo về khí hậu, thời tiết, những bất thường có thể xảy, các dự đoán về thị trường, dư địa, dung lượng dung nạp sản phẩm, giúp người sản xuất có thể xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn tại mỗi thời điểm.
Một số hạn chế của báo mạng điện tử trong phản ánh sản phẩm nông nghiệp số
Từ câu chuyện hiện tượng ùn ứ hàng ngàn contener nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc vào những ngày cuối tháng 12 năm 2021 kéo dài mà các báo mạng điện tử đưa tin cho thấy, hoạt động tìm hiểu thông tin, phản ánh sớm thông tin về việc đóng biên, không nhập hàng của nước bạn để đảm bảo an toàn phòng dịch chưa được khai thác kịp thời nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hạn cho nhà sản xuất, cho thương lái cũng như các giao dịch mặt hàng nông sản có tính chất đặc biệt này.
Bên cạnh đó, trên báo, các công bố về sản lượng nông sản mùa vụ đôi khi độ tin cậy chưa cao do không có sự đồng nhất. Ví dụ, cùng mùa vải thiều Bắc Giang năm 2023, có báo đưa tin vào ngày 12/7/2023 sản lượng là 170.000 tấn, nhưng chỉ sau đó khảong vài ngày, các báo khác đồng loạt đưa tin sản lượng này là 201.600 tấn.
Với đặc tính phản ứng nhanh, số lượng tin bài phản đảm bảo nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức, do đó, các thông tin có thể được cập nhật chưa đầy đủ, chưa có sự phân tích sâu sắc cũng như chưa có góc nhìn toàn cảnh về sự kiện. Đặc biệt đối với các nội dung liên quan đến kinh tế số nông nghiệp, thường bị lặp lại ở các sự kiện do mỗi vùng nguyên liệu, mỗi tỉnh thành đều tổ chức sự kiện xúc tiến, hỗ trợ chuyển đổi số theo kịch bản chung.
Một số yêu cầu về quản lý thông tin trên báo mạng điện tử
Từ những lợi thế vượt trội và những hạn chế của báo mạng điện tử, đỏi hỏi các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo mạng điện tử phải thực hiện tốt công tác quản lý thông tin trong lĩnh vực phản ảnh, cụ thể là thông tin liên quan đến kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các toà soạn báo mạng điện tử cần thực hiện hoạt động quản lý chặt các thông tin phát hành, đảm bảo tính chính xác cao nhất. Mặc dù áp lực thời gian và đặc tính thông tin nhanh chóng chính xác, nhưng dù ở bất kỳ hình thức báo chí nào thì sự thật vẫn luôn cần được tôn trọng, được xác minh đầy đủ và việc phản ánh chính xác thông tin, sự kiện là trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi cơ quan báo chí. Đặc biệt, đối với lĩnh vực kinh tế số trong nông nghiệp - là một lĩnh vực mới, nếu phản ánh sai, không chính xác hoặc không đầy đủ về một sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, có thể gây hại trên diện rộng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc thương mại số đối với các sản phẩm này.
Báo mạng đảm bảo tính minh bạch song cũng cần bảo mật thông tin của nhà sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp thương mại trong quá trình số hoá nên kinh tế nông nghiệp. Ở bất kỳ hình thái kinh tế nào cũng đều có những kẽ hở nhất định, nếu không đảm bảo được sự an toàn trong thông tin trên không gian mạng, rất có thể tạo cơ hội cho những hành vi thương mại thiếu lành mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp trên các nền tảng số, các sàn TMĐT, như việc ”cướp” đơn hàng, giao hàng kém chất lượng trước cho khách hàng...
Các cơ quan báo chí cần đảm bảo rằng thông tin về phát triển kinh tế số trong nông nghiệp được truyền đến mọi người một cách công bằng, bao gồm cả các cộng đồng nông thôn và những người có tiếp cận kém với công nghệ. Cơ quan báo chí cần có quá trình thiết lập các hệ thống theo dõi và đánh giá để đo lường hiệu quả của các chính sách và chương trình liên quan đến phát triển kinh tế số trong nông nghiệp. Điều này giúp xác định những điểm mạnh và yếu để điều chỉnh và cải thiện hoạt động trong tương lai.
Chỉ đạo và tạo ra các chiến dịch truyền thông và tiếp thị để tăng cường nhận thức và hiểu biết về phát triển kinh tế số trong nông nghiệp. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số để tiếp cận một đối tượng rộng lớn người dân bằng các kênh phát thanh cơ sở, báo điện tử đến các nền tảng truyền thông xã hội.
Một số giải pháp quản lý thông tin về kinh tế số nông nghiệp trên báo mạng điện tử
Để đảm bảo thông tin về kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay có thể góp phần tích cực cho phát triển kinh tế số cũng như thúc đẩy việc chuyển đổi thay đổi tư duy nhận thức của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất tiêu dùng số, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, Xây dựng hệ thống thông tin về kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ mà Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng để đảm bảo các thông tin được quản lý, vận hành và truyền đạt đến công chúng một cách đầy đủ và chính xác. Không chỉ là các bài viết mang thông tin chính sách chính thức từ cơ quan quản lý, từ Đảng, Chính phủ, Nhà nước đến người dân, các mô hình chuẩn mực, các sản phẩm đạt chuẩn đến với công chúng, mà đây cần được coi là nguồn tin để các cơ quan báo chí khác tiếp cận, khai thác, phát triển và sáng tạo nội dung dựa trên các thông tin mà Bộ chủ quản được Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển kinh tế số đưa ra.
Hai là, Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý, điều tiết thông tin đối với các cơ quan báo chí trong việc quản lý thông tin về kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo sự đồng bộ, toàn diện và đầy đủ, chính xác, hiệu quả đối với công chúng và từng nhóm công chúng.
Ba là, Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ để tạo ra nội dung tốt nhất phục vụ công chúng. Đó là cơ sở để báo chí, truyền thông tổ chức, vận hành các hoạt động thông tin, truyền thông đến với công chúng nhanh, thuận tiện nhất, tạo sức mạnh tổng hợp, phát triển toàn diện ngành nông nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số.
Bốn là, Quản lý thông tin và dữ liệu cần được bảo mật đối với các toà soạn BMĐT là việc làm cần thiết, bởi từ những số liệu hữu ích, cơ quan báo chí sẽ đưa ra những thông tin đánh giá khách quan về sự phát triển nông nghiệp số, cũng như góp phần chia sẻ thông tin với các cơ quan báo chí, người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, Chính phủ thuận lợi, từ đó, góp phần giúp cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách nông nghiệp một cách khoa học, chính xác.
Năm là, Xây dựng, tạo ra các nền tảng trực tuyến để chia sẻ thông tin, đào tạo kỹ năng. Bên cạnh báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, các toà soạn BMĐT có thể phát triển các nền tảng trực tuyến như diễn đàn, blog hoặc cộng đồng trực tuyến để người làm nông nghiệp, chuyên gia và nhà quản lý có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến và thông tin về các vấn đề trong nông nghiệp số. Bộ có thể cung cấp, hỗ trợ và đào tạo về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truy cập internet cho người làm nông nghiệp, đặc biệt là những người ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, để các thông tin về kinh tế số nông nghiệp được lan toả rộng rãi, Bộ cần tổ chức các chiến dịch quảng cáo và tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế số trong nông nghiệp và khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan.
Sáu là, Trước thực trạng của việc bùng nổ thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử trên các nền tảng truyền thông báo chí và truyền thông xã hội, các báo mạng điện tử nói chung và các báo nongnghiep.vn, vietnamnet.vn và congthuong.vn cần có các giải pháp quản lý thông tin một cách hiện đại, ứng dụng triệt để các hoạt động số hoá trong mọi lĩnh vực để nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
Bảy là, Để tạo dấu ấn và giúp công chúng tiếp cận nhanh hơn, trọng tâm hơn, cần tạo ra một mục hoặc chuyên mục riêng ở đó, các thông tin về kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay được đăng tải, cập nhật thường xuyên, liên tục và đa dạng về cách thức thể hiện, nội dung thông tin (đưa thông tin nhiều hơn về các dự án liên quan, từ cấp Trung ương đến từng địa phương, các chính sách, công nghệ mới và xu hướng trong lĩnh vực nông nghiệp số…)
Các báo mạng điện tử - dựa trên lợi thế đa nền tảng và truyền tải trực tiếp thông tin trên môi trường internet, nên thực hiện phỏng vấn chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan chức năng về các vấn đề và giải pháp trong phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, từ đó, tăng giá trị thông tin, tăng khả năng tương tác và tiếp cận công chúng mục tiêu.
Tám là, Xây dựng và phát triển cộng đồng trực tuyến thông tin về nông nghiệp số trên môi trường số - nơi các hoạt động giao thương online đang diễn ra. Việc triển khai nội dung trên các sàn TMĐT, các hội nhóm thông tin và giao dịch kinh tế số về sản phẩm nông nghiệp trên môi trường intenet rất cần thiết, từ đó, tạo ra các diễn đàn để độc giả có thể trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc áp dụng công nghệ số vào nông nghiệp cũng như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại…
Chín là, Để tối ưu hoá trải nghiệm của công chúng, các báo điện tử nói chung và báo điện tử nongnghiep.vn, vietnamnet.vn, congthuong.vn cần tích hợp các công cụ tìm kiếm và phân loại thông tin, bởi các công cụ tìm kiếm và phân loại thông tin giúp công chúng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin cụ thể về phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, đồng thời cũng giúp toà soạn dễ dàng quản lý nội dung thông tin đã phát hành, từ đó, đưa ra các quyết định liên quan trong tương lai cũng như nhanh chóng xử lý khủng hoảng nếu xảy ra đối với nội dung thông tin của báo.
Để quản lý tốt nội dung về phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp trên báo mạng điện tử nói chúng và vietnamnet.vn, congthuong.vn và nongnghiep.vn, các toà soạn cần xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên trách, có khả năng tiếp cận, thấu hiểu, phân tích thông tin bài bản, khoa học và chuẩn xác; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy làm báo nhạy bén, sắc sảo, tinh thông nghề báo và luôn nỗ lực nâng cao trình độ hiểu biết, kiến thức chuyên môn, bao gồm chuyên môn làm báo, đạo đức báo chí, trình độ hiểu biết về chuyên ngành kinh tế số, chuyên ngành sản xuất, sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo nên những tuyến nội dung đa dạng, phong phú và hấp dẫn công chúng mục tiêu.
Mười là, Xác định rõ mục tiêu của các thông tin liên quan đến kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến đối tượng độc giả mong muốn ở từng tuyến nội dung, từ đó, quyết định đề tài, nội dung, hình thức thông tin phù hợp với từng đối tượng độc giả.
Xây dựng kế hoạch sản xuất nội dung chi tiết, chặt chẽ và đầy đủ, bao gồm cả lịch trình đăng bài, các chủ đề nội dung, các dạng bài, từ đó, đảm bảo sự đa dạng, liên tục của các tuyến nội dung thông tin... Đảm bảo chất lượng nội dung, tạo ra các bài viết sâu sắc và phân tích kỹ càng về các vấn đề thị trường, các chính sách mới và các ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, các phương thức sản xuất mới, cách thức xây dựng thương hiệu sản phẩm, đóng gói, bảo quản sản phẩm đến tay người tiêu dùng, từ đó, sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về lĩnh vực này và những tiềm năng, thách thức mà nó mang lại. Bên cạnh đó, việc tổ chức phân loại nội dung cũng rất cần thiết để tạo sự đơn giản trong tìm kiếm và tiếp cận.
Cuối cùng, Cần tăng cường xây dựng các tác phẩm báo chí đa phương tiện về nội dung thông tin kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế khảo sát cho thấy, ở cả 3 báo, số lượng bài báo đa phương tiện còn khá hạn chế. Ở đây, đối tượng công chúng khá đa dạng về mặt nhận thức, họ là nông dân, là hợp tác xã, là hộ sản xuất nông nghiệp, là các mô hình kinh doanh khởi nghiệp, các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu, các sàn TMĐT, do đó, các tờ báo cần xây dựng nội dung đa dạng phong phú,, ở dạng bài báo đa phương tiện. Do đó, các báo cần: Tăng cường sử dụng đồ hoạ để minh chứng cho chỉ số phát triển, chứng minh hiệu quả của kinh tế số trong nông nghiệp, tỷ lệ chuyển đổi nhận thức của người dân...; Sử dụng đa dạng hình thức báo chí tích hợp trên 1 bài báo hoặc một tuyến nội dung như longform, megastory, infographics... tích hợp cả biểu đồ, video clip để tăng độ hấp dẫn, dẫn dắt bạn đọc và làm cho công chúng hiểu rõ hơn về nội dung thông tin muốn truyền đạt.
Đảm bảo việc phân phối nội dung phải được tối ưu trên tất cả các nền tảng, các thiết bị thông minh như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, thiết bị điện tử truy cập internet, hệ thống màn hình thông minh di động trên phương tiện giao thông... Việc này bao gồm cả sản xuất nội dung để các phương tiện truyền thông khác có thể khai thác và tái sử dụng như hệ thống phát thanh cơ sở, truyền hình địa phương./.
__________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định số 1034/QĐ-BTTTT “hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử , thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn".
3. Lê Thị Nhã (2010), Lao động Nhà Báo, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb. Chính trị - Quốc Gia Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (2020), Giáo trình tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb. Thông tin truyền thông.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
- (LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách trên nền tảng Internet ở Việt Nam
- Hình ảnh chân dung chính trị gia trong truyền thông hình ảnh quốc gia
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- 6 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành công dân của một quốc gia có chủ quyền, độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi vẻ vang mùa thu năm ấy là kết quả tất yếu của truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam được nuôi dưỡng qua hàng ngàn thế kỷ, là thắng lợi của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, tinh thần đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu chương trình Mạch Nguồn số 56 với chủ đề “Dấu ấn về mùa thu lịch sử” để cùng hòa mình vào không khí đầy tự hào của dân tộc 79 năm về trước, thông qua những địa chỉ đỏ còn lưu dấu về sự kiện Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Dựa trên những ứng dụng siêu kết nối và sự phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo), những nguồn dữ liệu khổng lồ (bigdata) len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của nhân loại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền kinh tế số là một tất yếu khách quan. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất nông nghiệp phát triển, việc xây dựng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành liên quan, mà rất cần sự vào cuộc của báo chí, truyền thông. Từ đó, bằng sức mạnh của minh, thông tin báo chí sẽ góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi sản xuất, thói quen mua - bán sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế có quy mô lớn của nước ta hiện nay.
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
(LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
(LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
(LLCT&TT) Ngày 13.2 hàng năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lựa chọn là ngày Phát thanh thế giới. Chủ đề của ngày Phát thanh thế giới năm 2022 mà UNESCO đưa ra là“Phát thanh và sự tin cậy” (To radio to trust). Tại sao UNESCO nhấn mạnh vào“sự tin cậy” và giải pháp nào để phát thanh hiện đại duy trì được sự tin cậy, đó là những câu hỏi lớn đối với ngành phát thanh ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận