Phát huy giá trị đạo đức để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân Việt Nam
Để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân Việt Nam cần phát huy mặt ý thức, tinh thần, giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong bản thân mỗi doanh nhân, trong đó, có các giá trị đạo đức.
Như chúng ta đã biết, theo triết học Mác - Lênin, đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội được xem là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội trong xã hội. Còn giá trị đạo đức là cái được con người lựa chọn và đánh giá, xem nó như là cái có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và được dư luận xã hội ca ngợi.
Tất nhiên chỉ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lợi ích xã hội, phục vụ lợi ích xã hội, được xã hội thừa nhận và ủng hộ mới được coi là giá trị đạo đức. Các giá trị đạo đức được thể hiện thông qua các chức năng: điều chỉnh hành vi; chức năng giáo dục và chức năng nhận thức. Do vậy, phát huy các giá trị đạo đức để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với Việt Nam.
Chúng ta đều rõ, cống hiến được hiểu là sự tự nguyện, sự tự giác đem tài năng, trí tuệ, sức lực của bản thân để đóng góp vào lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, xã hội, dân tộc, Tổ quốc. Từ đó, đem lại những điều tích cực, tốt đẹp hơn cho cộng đồng xã hội, quốc gia, dân tộc và Tổ quốc. Cống hiến là một giá trị đạo đức tốt đẹp, đáng trân quý và cần được phát huy trong đời sống xã hội. Khơi dậy động lực cống hiến là đánh thức, thức tỉnh sự tự nguyện, sự tự giác đem tài năng, trí tuệ, sức lực, của cải của doanh nhân để đóng góp vào sự phát triển của đất nước, của xã hội, dân tộc, Tổ quốc.
Có thể hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nhân là sự cam kết, là nghĩa vụ của doanh nhân đối với việc kinh doanh, đối với người tiêu dùng và đối với xã hội. Chính vì vậy, động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội là những thuộc tính gần và liên hệ chặt chẽ với đạo đức. Một doanh nhân có động lực cống hiến cho xã hội, cho kinh doanh, cho sự nghiệp lớn cũng như có trách nhiệm xã hội nhất định là một doanh nhân có đạo đức.
Ngược lại, một doanh nhân có đạo đức nhất định phải là người có động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội. Do vậy, muốn khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân phải thông qua khơi dậy, phát huy các giá trị đạo đức mà ở đây là sự tự giác cống hiến và sự tự giác thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội XIII của Đảng lại đề ra nhiệm vụ “Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh lành mạnh, cống hiến tài năng. Khuyến khích doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát triển xã hội”(1).
Để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân cần phát huy các giá trị đạo đức sau:
Thứ nhất, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương của các doanh nhân. Chúng ta đều rõ, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương là giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam và của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có các doanh nhân Việt Nam. Đối với dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương được kết tinh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(2). Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể khác nhau thì biểu hiện khác nhau, đối với mỗi người lại có những nội dung, yêu cầu cụ thể khác nhau.
Tuy nhiên, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương thì khó mà có được động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội. Chính vì yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc mà mỗi người dân đất Việt, trong đó có doanh nhân mới muốn mang sức lực, trí tuệ, tài năng, tâm huyết, của cải cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho xã hội.
Cũng chính vì có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương nên người ta mới có trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với xã hội, với đồng bào của mình. Chính tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương là cơ sở, nền tảng thôi thúc mỗi doanh nhân muốn cống hiến và thực hiện trách nhiệm xã hội nhiều hơn, hiệu quả hơn.
Ngược lại, chính sự cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội được thôi thúc từ nội tâm bên trong lại là cơ sở, nền tảng để củng cố, thúc đẩy, phát triển tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương của họ. Do đó, phải phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm của doanh nhân.
Thứ hai, phát huy tinh thần tự giác, phấn đấu vươn lên, có ý thức trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nhân. Với trách nhiệm là đội ngũ những người làm giàu cho bản thân, cho xã hội và cho Tổ quốc, đội ngũ doanh nhân là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, họ phải có trách nhiệm với bản thân. Đó là luôn tự mình phấn đấu vươn lên, luôn có ý thức trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm kinh doanh đúng pháp luật.
Bởi lẽ, nếu không tự giác phấn đấu vươn lên, không chịu khó học hỏi, không có trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh thì sẽ không nâng cao được chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi, khó mà có trách nhiệm với người tiêu dùng, với xã hội và nhân dân, Tổ quốc. Chỉ người nào có trách nhiệm với bản thân, khắt khe với bản thân thì mới cố gắng vươn lên có trình độ kinh doanh giỏi, có đạo đức, có văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm với hàng hóa mà mình sản xuất, có trách nhiệm với người tiêu dùng, trách nhiệm với thị trường, với môi trường sinh thái, với xã hội, v.v..
Một người có tinh thần tự giác, phấn đấu vươn lên, có ý thức trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh luôn là người có trách nhiệm với người tiêu dùng, với xã hội, với nhân dân, với Tổ quốc. Đồng thời đó cũng là người sẵn sàng cống hiến cho công việc, cho đồng loại, cho nhân dân, cho xã hội, quê hương, Tổ quốc.
Thứ ba, phát huy lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, có ước mơ, khát vọng vươn lên. Chúng ta đều rõ, lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, có ước mơ, khát vọng vươn lên là những giá trị đạo đức quý giá của dân tộc cần được phát huy. Bởi lẽ, đúng như V.A.Xukhômlinxki - nhà giáo dục Liên Xô đã khẳng định “,.., người nào có được một lý tưởng cao đẹp thúc đẩy, lý tưởng đó đối với anh ta đã trở thành một thực tế hiển nhiên thì người đó không những sẽ yêu cầu cao đối với bản thân mình, đối với hành vi của mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với người khác”(3).
Lý tưởng sống cao đẹp của doanh nhân Việt Nam là làm giàu chính đáng, đúng đắn, đúng pháp luật cho bản thân, cho người thân và cho xã hội. Đồng thời, doanh nhân phải là người có tinh thần tương thân, tương ái. Như chúng ta đã biết, một trong những đức tính tốt đẹp trong truyền thống quý báu của những giá trị đạo đức Việt Nam chính là tinh thần tương thân, tương ái. Tương thân, tương ái là tình yêu thương giữa con người với con người, sự cảm thông, đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và sẵn sàng giúp đỡ người khác họ gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tương thân, tương ái suy rộng ra chính là tình cảm đồng bào, tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau của đồng bào trong một nước.
Chính tình tương thân, tương ái là một trong những tình cảm, hành động cao đẹp của con người, trong đó có doanh nhân cần có để giúp cho bản thân và cả xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn. Người có tinh thần tương thân, tương ái, sẽ sẵn sàng san sẻ với những người xung quanh, với xã hội những khó khăn, vất vả để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống và xã hội trở nên đẹp hơn. Người có tinh thần tương thân, tương ái mới sẵn sàng cống hiến cho những mảnh đời bất hạnh, không may mắn, cho những người khác, rộng ra là cho nhân dân, xã hội và Tổ quốc.
Người có tinh thần tương thân, tương ái mới sẵn sàng yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người khó khăn, làm dịu đi, giảm bớt nỗi đau của họ, như vậy xã hội cũng sẽ bớt khó khăn hơn và phát triển đẹp đẽ, vững bền. Khi cống hiến cho người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Người có tinh thần tương thân, tương ái sẽ sẵn sàng thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm xã hội một cách tối ưu nhất.
Không những phải có lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái mà doanh nhân còn cần phải có ước mơ, khát vọng vươn lên. Đó là ước mơ, khát vọng làm giàu chính đáng, đúng pháp luật cho cá nhân, cho người thân và xã hội. Nếu không có khát vọng làm giàu chính đáng, đúng đắn, đúng pháp luật, nếu không có tinh thần tương thân, tương ái, không có ước mơ, khát vọng vươn lên thì những người này khó trở thành doanh nhân chân chính.
Bởi lẽ, nếu doanh nhân không có khát vọng làm giàu thông qua tầm nhìn, niềm tin và khả năng truyền cảm hứng cho người khác thì doanh nhân không biết mình sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến đâu và đạt được mục tiêu gì thì không thể mang lại tương lai cho nhân viên và doanh nghiệp. Niềm tin, sự đam mê không thể bị dập tắt bởi những khó khăn trước mắt. Để có niềm tin và duy trì niềm tin đó, doanh nhân phải có lý tưởng sống cao đẹp, có tinh thần tương thân, tương ái, có ước mơ, khát vọng vươn lên. Doanh nhân cũng phải biết khơi lửa và truyền cảm hứng cho người khác.
Để có thể khơi lửa, truyền cảm hứng cho người khác thì doanh nhân phải là người có lửa trong lòng. Đó chính là lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, có ước mơ, khát vọng vươn lên. Bởi chính lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, có ước mơ, khát vọng vươn lên là những động lực thôi thúc bên trong để doanh nhân có động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm với đồng nghiệp, với cán bộ cấp dưới cũng như với doanh nghiệp và với xã hội. Hơn nữa, lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, có ước mơ, khát vọng vươn lên mới giúp cho doanh nhân vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, phải có trách nhiệm với bản thân với đồng nghiệp, với doanh nghiệp, sản phẩm kinh doanh của mình, v.v...
Thứ tư, phát huy trách nhiệm cá nhân, tinh thần tập thể, tinh thần phục vụ nhân dân của doanh nhân. Trách nhiệm cá nhân, tinh thần tập thể, tinh thần phục vụ nhân dân cũng là một giá trị đạo đức cần phát huy để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Người có trách nhiệm cá nhân, có tinh thần tập thể, tinh thần phục vụ nhân dân thì chắc chắn sẽ là người dám cống hiến cho người khác, cho tập thể, cho xã hội và cũng là người có tinh thần thực hiện trách nhiệm xã hội đối với bản thân, với tập thể, với nhân dân và Tổ quốc.
Trách nhiệm cá nhân là điều mà bản thân mỗi người phải làm và phải chịu trách nhiệm trước dư luận, pháp luật, đạo đức xã hội. Một doanh nhân có trách nhiệm cá nhân là một doanh nhân phải chịu trách nhiệm đến cùng cho chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình, chất lượng dịch vụ của mình, có trách nhiệm trước pháp luật về những gì mình kinh doanh. Người có trách nhiệm là người sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Không bao giờ đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm cho bất kỳ ai, nhất là cấp dưới hay đồng nghiệp. Chính vì thế mà những người này luôn sẵn sàng cống hiến và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Ông cha ta thường dạy “buôn có bạn, bán có phường”, do vậy, một doanh nhân mà không có tinh thần tập thể thì khó mà là người có tinh thần cống hiến và thực hiện trách nhiệm xã hội được. Trong thời đại Cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư, xã hội toàn cầu hóa và giao lưu thông tin nhanh, nhạy thì việc một doanh nhân không có tinh thần tập thể dễ bị gạt ra ngoài sân chơi kinh doanh chứ chưa nói đến cống hiến và trách nhiệm xã hội.
Chỉ trong tập thể, ta mới phát huy được sức mạnh của chính mình và của mỗi người. Khi ấy, ta sẽ mạnh hơn khi ta đơn thương, độc mã. Nhất là đối với doanh nhân, chỉ trên tinh thần tập thể thì khả năng kinh doanh, tinh thần cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm mới được thành tốt nhất. Bởi lẽ, tất cả các doanh nhân cùng nhau cống hiến, cùng nhau thực hiện trách nhiệm xã hội thì khi ấy tinh thần, động lực cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội mới toàn diện, đầy đủ và triệt để trong toàn xã hội.
Ngoài ra doanh nhân cần phát huy tinh thần phục vụ nhân dân. Phục vụ nhân dân ở đây trước hết là phục vụ khách hàng, là quan tâm tới chất lượng sản phẩm khi phục vụ khách hàng, quan tâm tới nhu cầu, thị hiếu, mong muốn chính đáng của khách hàng. Trên cơ sở đó, hướng dẫn tỷ mỷ, chu đáo, cẩn thận cho khách hàng, thái độ ứng xử với khách hàng thân thiện, chân tình, cởi mở. Coi nhu cầu chính đáng của khách hàng như nhu cầu của bản thân. Một doanh nhân không coi trọng khách hàng thì chắc chắn không thể yêu quý nhân dân và không thể có tinh thần phục vụ nhân dân tốt được. Như vậy thì không thể nói tới cống hiến và thực hiện trách nhiệm xã hội được.
Trên cơ sở phát huy các giá trị đạo đức căn bản trên để khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, tuyên truyền, giáo dục, động viên đội ngũ doanh nhân để họ nhận thức sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Chúng ta đều rõ khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội là thuộc về ý thức của con người. Khơi dậy là tìm cách đánh thức và phát huy cái vốn đã có ở doanh nhân nay cần phải đánh thức và phát huy. Do vậy, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục, động viên đội ngũ doanh nhân để họ nhận thức sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Đặc biệt, họ phải nhận thức được chính sự cống hiến, tinh thần thực hiện trách nhiệm xã hội của họ cũng sẽ tạo ra cho họ cơ hội, thời cơ để phát triển sản xuất, kinh doanh. Xã hội cần ở họ sự cống hiến và trách nhiệm xã hội những nếu họ thực hiện tốt thì xã hội lại tạo cho họ cơ hội phát triển. Do vậy, động lực cống hiến, trách nhiệm xã hội vừa là đòi hỏi tất yếu khách quan của xã hội vừa là nhu cầu nội lực bên trong các doanh nhân. Chính vì vậy, nếu nội lực thôi thúc bên trong mà hòa đồng cùng yêu cầu khách quan bên ngoài thì sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện cho sự phát triển của cả xã hội, cả sản xuất kinh doanh của doanh nhân. Khi nhận thức sâu sắc điều này doanh nhân sẽ hiểu cho đi cũng chính là được nhận về; cống hiến cũng chính là được nhận lại. Như vậy, cả doanh nhân, cả xã hội đều cùng phát triển bền vững.
Hai là, tuyên truyền, quảng bá, nhân rộng những tấm gương doanh nhân điển hình trong khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời lên án, phê bình những doanh nhân không có động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội. Chúng ta đều rõ, để tạo động lực thường người ta thúc đẩy động lực bên ngoài và động lực bên trong. Động lực bên ngoài chính là sự thưởng - phạt nghiêm minh, nghĩa là doanh nhân nào có động lực cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ được xã hội ca ngợi, tôn vinh, được tạo cơ hội kinh doanh tốt hơn.
Ngược lại, doanh nhân nào có không động lực cống hiến, không có khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ bị xã hội lên án, chê bai, không được tạo cơ hội kinh doanh tốt hơn. Động lực bên trong là làm cho mỗi doanh nhân thực sự có đam mê cống hiến và đam mê thực hiện trách nhiệm xã hội. Để hình thành động lực bên trong cần có thời gian và phải kiên trì. Muốn vậy, vừa phải tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vừa phải thông qua dư luận xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua Hiệp hội doanh nhân, các câu lạc bộ doanh nhân, câu lạc bộ kinh doanh để tôn vinh những doanh nhân có động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp. Có thể nói, chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự bảo đảm kinh tế - chính trị - pháp lý, là điều kiện, môi trường tiên quyết để hoạt động của doanh nhân và doanh nghiệp đúng pháp luật, tuân thủ quy luật kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, doanh nhân mới có thể khơi dậy động lực cống hiến và khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội.
Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội XIII của Đảng lại hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá chiến lược: “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành”(4).
Đồng thời, “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản lý kinh doanh giỏi. [..]. Khuyến khích doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát triển xã hội”(5). Theo đó, nhà nước “tạo môi trường thuận lợi, công khai minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động”(6); công khai các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển.
Bốn là, phát huy vai trò chủ động, tích cực của đội ngũ doanh nhân. Trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ doanh nhân về vai trò quan trọng của họ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tổ quốc. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam là lực lượng đông đảo, có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Họ là những người xung kích đi tiên phong trong phát triển kinh tế, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, hình thành nên hệ giá trị và lối sống công nghiệp phù hợp với điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ doanh nhân đã góp phần quan trọng trong tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
Do vậy, chúng ta phải phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của họ trong việc tự khơi dậy động lực cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội. Chúng ta đều rõ, việc khơi dậy động lực cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội phải xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn, từ sự đam mê nội tâm mới vững bền. Chính đội ngũ doanh nhân chứ không phải ai khác là người quyết định thành công hay không trong khơi dậy động lực cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội.
Trên đây là một số biện pháp khơi dậy động lực cống hiến, khát vọng thực hiện trách nhiệm xã hội của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Những biện pháp này phải được thực hiện đồng bộ mới mang lại hiệu quả./.
__________________________________________________
(1), (4), (5), (6) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.I, tr.168, 220, 167-168, 131.
(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.7, tr.38.
(3) V.A.Xukhômlinxki (1983), Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ, Nxb. Thanh Niên, H., tr.5.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông số 12/2022
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận