Tà áo dài Việt Nam qua hai phần ba thế kỷ
Lâu nay các nhà nghiên cứu về văn hoá trang phục vẫn lấy cái mốc năm 1932 đánh dấu sự ra đời của chiếc áo dài nữ Việt Nam. Tính theo cái mốc này, áo dài Việt Nam đã có hơn 70 năm tuổi. Từ bấy đến nay, tà áo dài Việt Nam có thể coi là quốc phục của người phụ nữ Việt. Các văn nhân thi sĩ tốn không ít giấy mực luận bàn về nó, tôn vinh nó, nhất là qua đó mà tôn vinh vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía của các thiếu nữ Việt Nam mỗi khi phục sức áo dài.
Xung quanh sự ra đời của tà áo dài duyên dáng này cũng có những ý kiến không giống nhau. Có một loại ý kiến khá phổ biến cho rằng áo dài này là do sáng tạo của hoạ sỹ Cát Tường năm 1932. Đây là một hoạ sĩ thành danh vào thời kỳ này. Ông phát triển từ loại áo “tứ thân”, “mớ bẩy mớ ba” của các phụ nữ truyền thống đồng bằng Bắc Bộ. Gọi áo “tứ thân” là do chiếc áo được may từ 4 mảnh vải ghép lại. Người phụ nữ vận trang phục kiểu này thường mặc nhiều lớp áo, mỗi chiếc một màu khác nhau (thí dụ trong cùng là yếm, rồi đến các lớp áo màu trắng, nâu non, xanh nõn chuối, hồng cánh sen…và ngoài cùng là thắt lưng bao xanh, bao đỏ gì đó). Khi mặc theo kiểu nhiều lớp áo và nhiều màu như vậy được gọi là áo “mớ bẩy mớ ba”. Loại trang phục này có ba đặc điểm: kín đáo; mềm mại, tha thướt; và nhất là màu sắc rất sống động. Mỗi khi các cô mặc trang phục này, tay cầm nón thúng quai thao, tóc vấn chít khăn mỏ quạ, đi dép cong cong, nhai trầu bỏm bẻm… trên đường trẩy hội mùa xuân, như thấy cả đất trời hoa cỏ cùng mở hội. Một nét đẹp không gì có thể thanh khiết hơn, Việt Nam hơn thế… Nhưng rồi cùng với sự phát triển của nền văn minh kỹ thuật hiện đại, dần dần bộ áo dài mớ bẩy mớ ba tuy đẹp và thơ mộng thật đấy, song cũng có cái “lỉnh kỉnh” của nó. Mỗi khi vận trang phục này, khá tốn thời gian. Nhưng đó không phải là lý do chủ yếu. Lý do chính là, khi vận trang phục này, vẻ đẹp đường nét hình thể của phụ nữ bị “bưng bít”, che khuất hết cả. Cái vóc dáng và sức sống thanh tân của người phụ nữ có phần bị kiềm toả, giam hãm. Con người không được khoe ra cái vẻ kiều diễm trời cho với những đường cong tuyệt mỹ. Thế là nhu cầu cách tân xuất hiện. Hoạ sĩ Cát Tường đã kết hợp cái vẻ kín đáo, mềm mại thướt tha của chiếc áo truyền thống với cách bó sát áo vào cơ thể để tôn vinh đường nét hình thể người nữ. Nhờ vậy, chiếc áo dài tân thời ra đời. Người hay chơi chữ gọi tà áo do hoạ sĩ Cát Tường sáng tạo đó là áo “Lơ muya” ( Le mur tiếng Pháp là bức tường). Kiểu áo này được tờ báo Phong hoá (sau đổi thành Ngày nay) của nhóm Tự lực văn đoàn cổ suý nhiệt liệt, và được các thiếu nữ tân thời nhanh chóng hưởng ứng. Lúc mới đầu, nó không phải đã dễ dàng được chấp nhận ngay. Có một số người phản đối, nhất là những bậc Nho học thủ cựu. Họ sợ con em mình văn minh theo kiểu phong trào “Cải cách âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung” mà rơi vào sa ngã(!). Ngay cả nhà văn Nguyễn Công Hoan lúc bấy giờ cũng còn chê bai các cô mặc áo dài, đánh phấn tô son, đi giầy cao gót bằng câu chuyện Cô Kếu, gái tân thời kia mà! Nhưng rồi vẻ đẹp thực sự của tà áo dài đã từng bước chinh phục được ngay cả những người khó tính nhất.
Về sự ra đời của tà áo tân thời này, cũng lại có loại ý kiến khác. Như tờ Trong khuê phòng xuất bản ở Sài Gòn cho rằng áo tân thời cũng đã xuất hiện từ năm 1932 ở tại phía Nam. Bằng chứng là cô Elisabeth Huê Mỹ đã là người đầu tiên mặc bộ áo tân thời từ năm đó và còn có cả ảnh chụp quảng cáo.
Các ý kiến khác nhau ấy cũng đã có lúc trở thành cuộc tranh luận kéo dài. Nhưng việc chiếc áo dài có ở đâu trước hẳn không mấy quan trọng. Điều đáng nói hơn cả là tác phẩm áo dài này do người Việt Nam sáng tạo, và ngày càng khẳng định vẻ đẹp cổ điển của nó. Đã có những lúc, những nơi người ta đã thử cải tiến. Tiêu biểu nhất là lần cải tiến của Trần Lệ Xuân trong những năm 60-70 ở Sài Gòn. Và gần đây, một số nhà tạo mốt cũng có ý cách tân (ở một vài chi tiết như: tay, vai, cổ, vạt, độ ngắn dài, nét thêu hoặc hoa văn…), nhưng chung quy lại vẫn không thể thoát được những đặc điểm căn bản vốn có của nó. Bản chất, hồn vía của tà áo dài duyên dáng cách đây hơn 70 năm vẫn kiêu sa bền vững trước sự thử thách của thời gian.
Cũng chẳng biết tự khi nào, tự nhiên có sự “phân công” trang phục áo dài này. áo trắng dành để cho các nữ sinh. áo màu các loại để dành cho thanh nữ, phụ nữ. áo nhung đen nhung tím dành để các bà… Riêng “áo tím Huế mộng mơ” thì với cả thiếu nữ đến trường và các em gái xinh tươi thôi không đến trường nữa cũng đều hút hồn người ta cả.
Không hiểu sao gần đây có một ai đó khi phân tích áo dài lại tán ra thành cái vẻ “sexy” của nó. Tôi cho rằng đó là một cái nhìn có phần lệch lạc, nhuốm màu sắc dục, của người thiếu cái căn bản văn hoá.
Từ bấy đến nay, ai cũng công nhận rằng tà áo dài duyên dáng Việt Nam đã trở thành một nét đẹp đặc sắc, đặc thù có một không hai trên thế giới. Xét trên phương diện thương mại mà nói, nó cũng đã tự nhiên trở thành thương hiệu made in Viet Nam mà chẳng phải đi đăng ký, chẳng sợ nơi nào “nhái” hay chiếm mất bản quyền. Nó cứ kiêu sa lộng lẫy một nét anh hoa cẩm tú quê hương nước Việt.
“Dịu dàng áo trắng trong như suối
Toả phất đôi hồn cánh mộng bay”
Vào thời Thơ Mới, nhà thơ Huy Cận đã chẳng cầm lòng được trước những tà áo trắng mê ly như thế đó./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
3
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
6
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành, phát triển cùng đất nước
Từ số ra đầu tiên ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, là dấu mốc lịch sử, khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam ra đời là tất yếu, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đến nay, báo chí luôn trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, luôn đồng hành với mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận