Tiếp tục hưởng ứng chiến lược phòng chống thương tích giao thông đường bộ vì sức khỏe con người của WHO
Do tính chất nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề an toàn giao thông trên toàn thế giới hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra Chiến lược 5 năm (2001 - 2005) về phòng chống thương tích giao thông đường bộ với khẩu hiệu: An toàn giao thông là không tai nạn.
Theo WHO, thương tích giao thông đường bộ hiện nay đang là vấn đề bức xúc nhất của sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 140.000 nghìn người bị thương, trên 3.000 người chết, 15.000 người bị tàn tật suốt đời do tai nạn giao thông gây ra. Riêng khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm tới 60% số nạn nhân tử vong về tai nạn giao thông đường bộ, mặc dù khu vực này chỉ có 16% số phương tiện giao thông đường bộ trên thế giới. Tai nạn giao thông đường bộ vẫn ngày một gia tăng và đang trở thành nguyên nhân thứ 3 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và thương tích toàn cầu. Nhất là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có tới trên 90% số người tử vong và bị tàn tật là do tai nạn giao thông đường bộ. Ước tính chi phí hàng năm cho các vụ tai nạn giao thông chiếm tới 1% GDP.
Ở Việt Nam, những năm gần đây tai nạn giao thông đường bộ cũng đang là vấn đề nổi cộm gây nhiều mất mát về tiền của và con người, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và kinh tế của đất nước. Năm 2002, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông chiếm gần 27/100.000 dân (toàn cầu là 19/100.000 dân). Năm 2003 đã xảy ra 20.774 vụ tai nạn giao thông làm 11.864 người chết, 20.704 người bị tàn tật, trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm 96% với 19.852 vụ làm chết 11.319 người và bị tàn tật suốt đời 20.400 người. Trong 8 tháng năm 2004 xảy ra 12.100 vụ tai nạn giao thông làm chết 8.200 người, bị thương 11.100 người, trong đó phần lớn số vụ và người chết, bị thương là do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Nạn nhân của tai nạn giao thông chủ yếu là nam giới ở độ tuổi từ 15 - 45. Đây là lực lượng lao động chính, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của gia đình, là gánh nặng cho ngành y tế và sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân chính gây tai nạn là do ý thức người tham gia giao thông chưa tốt, chưa tuân thủ luật an toàn giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, say rượu vẫn lái xe...
Quan điểm của WHO trong Chiến lược 5 năm (2001 - 2005) phòng chống thương tích giao thông đường bộ là lồng ghép các hoạt động phòng chống tai nạn giao thông đường bộ vào các chương trình y tế công cộng, sức khoẻ cộng đồng trên thế giới nhằm làm giảm tai nạn giao thông đường bộ. Chiến lược chú ý nhiều đến các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mục tiêu của chiến lược là xây dựng năng lực ở tuyến trung ương và địa phương về giám sát mức độ, tính nghiêm trọng và gánh nặng của tai nạn giao thông đường bộ, lồng ghép phòng chống và kiểm soát tai nạn giao thông đường bộ vào các chương trình nghị sự về sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới; tăng cường các chiến lược mang tính hành động và ủng hộ hoạt động dự phòng và kiểm soát các hậu quả đối với sức khoẻ từ các vụ tai nạn do xe cộ cơ giới gây ra.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, huy động nhiều tiền của và sức người với quyết tâm kiềm chế và từng bước đẩy lùi tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Nhất là sau khi Chính phủ có Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 15.11.2002 và Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị 22/CT-TW ngày 24.2.2003, hệ thống chính trị cả nước, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội đã vào cuộc mạnh mẽ với các hoạt động thiết thực, liên tục và kiên quyết như: tuyên truyền, giáo dục, phổ biến luật an toàn giao thông để mọi người nâng cao ý thức phòng tránh, tổ chức thi an toàn giao thông; phát mũ bảo hiểm học đường phòng tử vong và chấn thương sọ não; tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các trục đường giao thông, xử phạt nghiêm và kiên quyết những người vi phạm luật lệ giao thông; nâng cấp, mở rộng đường, đặt các biển báo trên đường, nhất là các nơi thường xảy ra tai nạn được gọi là những điểm đen... Những việc làm trên đã thu được nhiều kết quả. ý thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi người tham gia giao thông được nâng cao rõ rệt. Tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn đã từng bước được cải thiện.
Năm 2004, tình hình tai nạn giao thông tuy có giảm song lại diễn ra rất phức tạp, có vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết và bị thương nhiều người. Chính vì thế, nhiệm vụ phòng chống tai nạn giao thông vẫn phải đặt ra thường xuyên và quyết liệt. Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2004 và tiếp tục hưởng ứng Chiến lược phòng chống thương tích giao thông đường bộ của WHO nhằm khắc phục và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ năm 2005 và những năm tiếp theo, cần thực hiện mạnh mẽ hơn những biện pháp sau:
- Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức trong học sinh, sinh viên, trong cộng đồng về luật an toàn giao thông, nhất là Luật an toàn giao thông đường bộ. Tuyên truyền mạnh mẽ tác hại của tai nạn giao thông đến sức khoẻ con người về kinh tế của gia đình và đất nước.
- Các ngành chức năng nhanh chóng nắm bắt, tiếp thu ý kiến của các đối tượng tham gia giao thông để kiến nghị, sửa đổi những văn bản, qui phạm pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ có những điểm chưa phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển vận tải công cộng, hạn chế tới mức thấp nhất phương tiện giao thông cá nhân.
- Các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật như: phạt tiền, bấm lỗ giấy phép lái xe, giữ phương tiện,...; những vi phạm tốc độ, uống rượu bia quá quy định vẫn điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy ở những đoạn đường đã quy định, đi sai làn đường, lấn đường, lạng lách, dừng đỗ xe không đúng quy định, lấn chiếm đường, vỉa hè, phương tiện đã hết thời hạn sử dụng... cần được xử lý kiên quyết.
- Không cấp đất xây dựng nhà cửa, các khu công nghiệp dọc đường giao thông nối trực tiếp vào đường quốc lộ, tỉnh lộ mà phải qua hệ thống đường gom. Những nơi đã làm đường vi phạm các quy định trên kiên quyết phá bỏ.
- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải, nâng cao độ an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng, khắc phục những điểm đen bằng cách lắp thêm dải phân cách mở rộng đường thông thoáng hơn, có biển báo, đèn báo hiệu, gương phản chiếu ở những đoạn đường quanh co gấp khúc trên hệ thống giao thông đường bộ.
- Tổ chức các trạm y tế cấp cứu tai nạn giao thông trên các trục đường chính có nhiều người và phương tiện tham gia giao thông./.
_______________________
Bài đăng Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
Hoàng Lan
Bài liên quan
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới
- Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
Xem nhiều
-
1
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
2
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
3
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
4
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
5
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới. Tạp chí Cộng sản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới. Tạp chí Cộng sản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
Trong tiến trình đổi mới, lãnh đạo chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã từng bước hoàn thiện quan điểm về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Quá trình này đồng thời cũng là quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là bước đi đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm tầng nấc trung gian và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, góp phần tạo ra một hệ thống quản trị linh hoạt, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự đồng thuận của toàn dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới đất nước gần 40 năm qua đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Một số vấn đề chưa được nghiên cứu, tổng kết toàn diện, đầy đủ, trong đó có vấn đề phương thức cầm quyền và năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu hoàn thiện phương thức cầm quyền, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng càng trở nên cấp thiết.
Bình luận