Từ khoá : tính nhân văn

4 bài viết

Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh

Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh

Tính nhân văn trong Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 được khởi nguồn từ mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ căn nguyên ra đời, đến nội dung và hướng nhận thức, hành động của quần chúng nhân dân đến các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ đó, Đề cương là kết tinh tính nhân văn của Đảng trong thực hiện sứ mệnh lấy văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong từng bước đường lãnh đạo bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tính nhân văn lan tỏa, Đề cương đã, đang và sẽ vẫn là cơ sở, động lực quan trọng về cả lý luận và thực tiễn góp phần tích cực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước vững bền, cũng chính là góp phần không ngừng thúc đấy sự phát triển trường tồn của đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đảm bảo tính nhân văn trong ảnh báo chí

Đảm bảo tính nhân văn trong ảnh báo chí

(LLCT&TTĐT) Sau khi nữ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nữ Tổng Giám đốc VTP Group bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngay lập tức, một loạt báo đưa tin, và hình ảnh của hai người phụ nữ cũng được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do có khả năng tác động tức thì vào cảm xúc của người xem, những bức ảnh này được quan tâm, trong đó, có những bức ảnh gây phản ứng trái chiều trong công chúng. Nhân việc sử dụng hình ảnh của hai người phụ nữ trong hoàn ảnh “nhạy cảm” nêu trên, một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để tuân thủ nguyên tắc tính nhân văn trong ảnh báo chí, đặc biệt là ảnh về những người trong tình huống nhạy cảm, yếu thế?

Bài 1: Mệnh lệnh từ cuộc sống, sự thôi thúc từ trái tim

Bài 1: Mệnh lệnh từ cuộc sống, sự thôi thúc từ trái tim

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, như một ngọn cờ dẫn đường, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.