Kiên quyết bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 1: Mệnh lệnh từ cuộc sống, sự thôi thúc từ trái tim
Bài 1: Mệnh lệnh từ cuộc sống, sự thôi thúc từ trái tim
Bài 2: Tính khoa học là đặc tính cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 3: Tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh - tầm nhìn, bản lĩnh và hành động
Bài 4: Nhân văn - nguồn sáng làm nên tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh
Vì vậy, nhận thức đúng đắn những giá trị khoa học, giá trị cách mạng, giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chúng ta góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kiên quyết bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là thái độ tôn trọng sự thật lịch sử, bảo vệ chân lý và đạo lý, giữ vững niềm tin khoa học, ra sức trau dồi đạo đức cách mạng trong sáng và rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn là mệnh lệnh của cuộc sống, là sự thôi thúc và giục giã từ trái tim của mỗi chúng ta.
Khoa học, cách mạng, nhân văn là bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ Đại hội VII (năm 1991) của Đảng, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng. Nhận thức mới của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XI (năm 2011), đã được ghi vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân trang trọng kỷ niệm Đại lễ nghìn năm Thăng Long.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”(1).
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam-Đảng cách mạng chân chính do Người sáng lập và rèn luyện, dạn dày kinh nghiệm và bản lĩnh trong đấu tranh cách mạng trước đây, trong đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thấm nhuần và thực hành lời dạy của Người “dĩ bất biến ứng vạn biến”, nêu cao quyết tâm, tín tâm và đồng tâm (chữ dùng của Hồ Chí Minh), cố kết sức mạnh “ý Đảng-lòng dân-phép nước” để thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đó cũng là tâm nguyện, hoài bão và khát vọng phát triển của Người, được Người nêu rõ trong Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước khi trở về với tổ tiên, với Mác-Lênin ở cõi vĩnh hằng: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(2).
Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với đạo đức và phong cách của Người trong một hệ thống chỉnh thể, hữu cơ không thể tách rời. Tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn thấm nhuần trong toàn bộ hệ thống chỉnh thể ấy, thể hiện nhất quán trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, nhất quán giữa tư tưởng và hành động, lời nói đi đôi với việc làm, suốt đời tranh đấu, hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Khoa học, cách mạng, nhân văn là bản chất và đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện cả trong lý luận và hoạt động thực tiễn của Người trên tư cách nhà tư tưởng mác xít sáng tạo, nhà tổ chức thiên tài của cách mạng Việt Nam.
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh qua thử thách của thời gian trở thành những giá trị bền vững, được chứng nghiệm qua lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta trong thế kỷ 20 đã qua cũng như hiện nay và mai sau, là kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân trong đổi mới, hội nhập và phát triển.
Giá trị, sức sống và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được khẳng định ở trong nước mà còn có sức lan tỏa rộng lớn trong đời sống chính trị quốc tế, trong văn hóa của thế giới nhân loại. Việt Nam đến với thế giới và có mặt xứng đáng trong hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân là nhờ có Hồ Chí Minh-biểu tượng kiệt xuất cho cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì Độc lập-Tự do-Hạnh phúc của dân tộc và nhân loại.
Bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ chân lý và đạo lý
Thế giới hiểu Việt Nam, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, yêu mến, tin cậy và tự hào về Việt Nam là nhờ có Hồ Chí Minh - vĩ nhân và danh nhân ở tầm vóc tư tưởng và văn hóa, sứ giả của hòa bình và hữu nghị, một biểu tượng kiệt xuất của văn hóa hòa bình, văn hóa khoan dung.
Hồ Chí Minh đi vào lịch sử với dấu ấn không thể phai mờ, là một trong những lãnh tụ hiếm hoi đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống như đánh giá của bạn bè quốc tế.
Khi Người qua đời, 53 năm về trước (ngày 2.9.1969), hàng nghìn bức điện và thư chia buồn từ khắp nơi trên thế giới gửi tới Đảng và nhân dân ta, trong đó có Cuba anh em với đánh giá sâu sắc, thấm thía của đồng chí Fidel Castro Ruz: Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt...
“Người sống mãi trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”, đó không chỉ là lời ngợi ca thành kính và thiêng liêng dành cho Người mà còn là chứng thực của lịch sử, vượt thời gian và không gian, từ dân tộc tới nhân loại. Đó cũng là sự khẳng định chân giá trị Hồ Chí Minh.
Kiên quyết bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là thái độ tôn trọng sự thật lịch sử, bảo vệ chân lý và đạo lý, giữ vững niềm tin khoa học, ra sức trau dồi đạo đức cách mạng trong sáng và rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng mà Người là một tấm gương cao cả để muôn đời noi theo mà còn là mệnh lệnh của cuộc sống, thôi thúc và giục giã tự trái tim của mỗi người chúng ta.
Cuộc sống mách bảo chúng ta, đó là điều cần thiết để phê phán và bác bỏ mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí xúc phạm cả đời tư và phẩm hạnh của Người từ những kẻ chống đối, những thế lực phản động với dã tâm thâm độc, bất minh, bất chính.
Mọi sự xúc phạm Hồ Chí Minh là xúc phạm tới dân tộc, nhân dân và Đảng ta, tới lương tâm, lương tri của cả loài người tiến bộ đã từng tôn vinh những cống hiến vô giá của Người đối với lịch sử. Thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất, thước đo khách quan nhất của chân lý.
Thời gian là sự kiểm nghiệm, sự sàng lọc khách quan nhất, chân thực nhất giúp cho sự phân biệt tốt xấu, đúng sai, thật giả. Sự xuyên tạc thâm độc, thậm chí bỉ ổi của các thế lực thù địch, phản động, kể cả những kẻ phản bội, tự bán rẻ nhân cách của mình, tự tách mình ra khỏi cộng đồng nhân dân và dân tộc nhằm vào Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người không thể che lấp sự thật, không thể lung lạc được niềm tin và tình cảm của chúng ta đối với Hồ Chí Minh.
Đó là niềm tin khoa học bắt nguồn từ giác ngộ chân lý, là tình cảm bền chặt đã trở thành máu thịt làm nên sự sống, trong từng nhịp đập của trái tim, của tâm hồn mỗi người chúng ta.
Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Đời Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Nó phản ánh lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Nó phản ánh cả một thời đại lịch sử đấu tranh cách mạng của nước ta và của thế giới”(3)...
Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, người đã sống, làm việc, chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều chục năm, người thấu hiểu và thấu cảm Hồ Chí Minh đã nói hộ lòng ta về niềm tin và tình cảm đối với Người...
(còn nữa)
_______________________________________________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.32.
(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, T.15, tr.624.
(3) Phạm Văn Đồng (2012), Hồ Chí Minh, Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.89.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 19.5.2022
Bài liên quan
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
- Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
- Lực lượng Công an nhân dân học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy
- Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và ý nghĩa đối với công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương hiện nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trí tuệ, “là đạo đức, là văn minh” và việc vận dụng xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong kỷ nguyên mới
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Ứng dụng AI trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
-
4
Sự dịch chuyển của thương hiệu Việt trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam
-
5
Tổ chức thành công đại hội các cấp của Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: đoàn kết, dân chủ, gương mẫu, trí tuệ, hiệu quả
-
6
Giải pháp thúc đẩy tác động của ứng dụng yếu tố văn hoá trong chương trình âm nhạc đối với hành vi tiếp nhận nội dung của giới trẻ Việt Nam trên các phương tiện truyền thông
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, trong không khí rộn ràng và trang trọng, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề: “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
Trong suốt cuộc đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết. Đấu tranh giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, để nâng cao đời sống của nhân dân thì phải khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi nguồn lực, phát huy vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế. Phát huy quyền là chủ và làm chủ của nhân dân. Để phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả, cần phải thực hiện dân chủ trong kinh tế, giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phân phối công bằng, hợp lý. Sự phát triển kinh tế là điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí như một công cụ hữu hiệu; sáng lập báo Thanh niên ngày 21/6/1925, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tư tưởng nhân văn đã tạo nên nhân cách và những thành tựu vĩ đại trong hoạt động báo chí cách mạng của Bác. Sinh thời, Bác đã luôn nhắc nhở các tờ báo, nhà báo phải quán triệt tốt tính nhân văn trong hoạt động nghiệp vụ. Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, báo chí đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm lãnh đạo, quản lý tốt hoạt động báo chí. Kế thừa và phát huy tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong hoạt động nghiệp vụ, báo chí Việt Nam cần giữ vững định hướng chính trị, tận dụng cơ hội, làm chủ công nghệ số, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó.
Lực lượng Công an nhân dân học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy
Lực lượng Công an nhân dân học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy
Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân không chỉ là lời căn dặn mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, rèn luyện và cống hiến của lực lượng công an trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở phân tích sáu điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, bài viết đề xuất các giải pháp giúp đẩy mạnh việc học tập và làm theo sáu điều Bác Hồ dạy của lực lượng Công an nhân dân, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới.
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và ý nghĩa đối với công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương hiện nay
Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương và ý nghĩa đối với công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương hiện nay
Sinh thời, trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo xây dựng và kiện toàn chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng thời kỳ. Sự vững mạnh của chính quyền địa phương trong mỗi giai đoạn lịch sử góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của các cuộc cách mạng, khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy. Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay đang được soi đường bởi chỉ dẫn toàn diện và sâu sắc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bình luận