Trí thông minh nhân tạo và cái “gốc” của báo chí
Cách mạng công nghiệp 4.0
Chưa bao giờ cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 lại được xuất hiện một cách dày đặc trên báo chí như thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu rõ và vẫn còn những điều sai lầm về nó. Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể hiểu một cách đơn giản về một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con người sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới.
Rô-bốt hay máy móc nói chung được kết nối với hệ thống máy tính qua mạng Internet. Qua các cảm biến, hệ thống sử dụng thuật toán để điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người tham gia quá trình sản xuất. Đây là lý do mà nhiều người gọi cách mạng công nghiệp 4.0 như là một “nhà máy thông minh”.
Và để có đủ dữ liệu phục vụ cho cuộc cách mạng này, máy móc phải cung cấp dữ liệu ngược lại về hệ thống trung tâm cũng như thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài thì quyết định được máy đưa ra mới chính xác, đây chính là khái niệm Internet of things (IoT). Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trên quy mô lớn trong các công nghệ chế tạo. Tuy nhiên, nó lại tác động đến báo chí theo một cách hoàn toàn khác, khi giờ đây mọi thông tin đều được kết nối, chia sẻ với nhau và báo chí đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Tác động đến báo chí
Trên thế giới, rô-bốt phóng viên được nhiều tập đoàn truyền thông, cơ quan báo chí các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc thực hiện qua hệ thống trí tuệ nhân tạo... Hãng Thông tấn AP (Mỹ) là cơ quan báo chí đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để viết tin, công việc trước đó hầu như chỉ độc quyền do con người đảm nhận. Tại Nhật Bản, hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể một mặt lấy tin từ thị trường chứng khoán kết hợp với thông tin từ thông cáo báo chí để viết tin trong thời gian rất ngắn. Tại Trung Quốc, trí tuệ nhân tạo hoàn thành tin về một hội nghị ngay sau khi một diễn giả vừa thuyết trình xong. Điều này cho thấy, trí thông minh nhân tạo có thể tạo ra những tin tức tức thời làm thay công việc của những phóng viên.
Bên cạnh đó, quy trình tác nghiệp thu thập dữ liệu của phóng viên đã thay đổi, trong một số trường hợp, thông qua dữ liệu lớn, phóng viên không cần phải tự mình theo dõi, phân tích số liệu, chọn lọc thông tin để viết tin. Trí tuệ nhân tạo và phần mềm làm báo sẽ kết nối với nguồn cung cấp dữ liệu từ các cơ quan quản lý số liệu, sau đó qua phần mềm sẽ tạo ra một bản tin được lập trình cho từng loại hình báo chí tới công chúng, hay một tác phẩm báo chí đa phương tiện mà nếu là phóng viên sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện điều đó.
Trước đây, một nhà báo giỏi không chỉ biết viết bài, chụp hình gửi về tòa soạn mà phải biết kết hợp nhiều công đoạn để sản phẩm xuất hiện trên trang báo hay mạng xã hội... giờ đây nhà báo phải đa nhiệm biết làm đủ mọi chức năng như có kiến thức cơ bản về lập trình, biết cách làm báo qua thiết bị di động, bằng các phương tiện truyền thông xã hội và làm báo chí dữ liệu.
Đối với công chúng, trí thông minh nhân tạo được sử dụng trong việc tạo ra liên kết thông qua dữ liệu lớn. Khi công chúng đặt mối quan tâm vào một trang web hay vấn đề sự kiện nào đó, Chatbots, chương trình tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ, âm thanh hoặc dạng tin nhắn, mọi thông tin bài báo về sự kiện đó sẽ tự động cung cấp tới người đọc. Hay như khi một báo điện tử có đăng tin mới, lập tức tin sẽ được cập nhật tới người dùng. Đồng thời, cách mạng 4.0 tạo ra một lớp công chúng tương thích của thời kỳ truyền thông số. Công chúng có thể lựa chọn phương thức đọc báo riêng thay bằng tiếp cận với các tờ báo in, kênh phát thanh hay truyền hình thuần túy qua công nghệ thực tại ảo (VR), thực tại tăng cường (AV) và báo nhúng.
Thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp tạo ra các ứng dụng thông minh làm công cụ cho những con người thông minh và những nhóm cộng đồng cần tin tức theo định dạng. Hiện nay, ngoài Facebook còn có hơn 30 mạng xã hội khác nhau, mỗi mạng xã hội lại có những tiêu chí, luật chơi khác nhau. Khi bàn về xu thế cần hiểu trên thế giới có những công nghệ gì, công nghệ đấy tương tác với báo chí ra sao. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là sự bổ trợ cho những tòa soạn báo nắm bắt được cơ hội phát triển kể cả báo in cũng có những công nghệ dành riêng cho báo in, giúp báo in phát triển.
Cách dạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự thay đổi trong đời sống xã hội, đặc biệt sự thay đổi mạnh mẽ của báo chí. Tuy nhiên, không nên chỉ mãi nghĩ tới “công nghệ” mà quên đi “nền tảng” cốt lõi của báo chí là những vấn đề thuộc về nguyên lí và triết lí trong việc đưa nội dung nào, bằng hình thức nào để đến với công chúng.
Cái “gốc” và đạo đức báo chí
Làm báo cần hiểu cái quan trọng nhất là nội dung, còn công nghệ sẽ giúp phóng viên, nhà báo giải phóng thời gian trong quá trình tác nghiệp và truyền tải nội dung bài báo đến công chúng một cách nhanh nhất và rộng nhất.
Rô-bốt có khả năng phân tích dữ liệu và sản xuất những tin tức tức thời một cách nhanh chóng, nhưng khi nói đến làm báo là nói đến nội dung, tổ chức sản xuất, cách tác động tới công chúng, chọn vấn đề gì để tiếp cận, dùng hình thức gì, công cụ nào để đưa ra được sản phẩm đó, tạo ra một hiệu ứng xã hội tốt nhất. Đối với những vấn đề thú hút sự quan tâm của công chúng, chỉ có những nhà báo có nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị mới đưa ra những phân tích chuyên sâu góp phần định hướng dư luận xã hội. Vì phóng viên, nhà báo mới xác định được nhóm công chúng của mình là ai, từ đó chọn lựa đề tài, góc độ, chi tiết, vấn đề nào nên nói, vấn đề nào không nên nói, khai thác vấn đề theo góc độ nào,...
Công nghệ rất quan trọng là thứ không thể bỏ qua, nhưng kiến thức nền tảng báo chí, những thứ thuộc về cái “gốc” của người làm báo như luật pháp, đạo đức, phương thức, cách thức tiếp cận thì robot chưa thể đảm nhận được. Những giá trị của sự cống hiến, lý tưởng nghề nghiệp đều rất quan trọng. Để tồn tại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người làm báo cần luôn luyện rèn tư duy báo chí và đạo đức nghề nghiệp, từ đó sáng tạo nội dung trên nền tảng những hiểu biết căn bản về báo chí. Nếu bỏ qua nền tảng thì nhà báo chỉ có “ngọn” mà không có “gốc”.
Bên cạnh đó, nếu tiêu chuẩn của báo chí và truyền thông là đi tìm và phản ánh đúng sự thật, thì trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc chọn lựa thông tin trên mạng Internet để biết được đâu là sự thật là rất khó. Trong thời đại “mọi thứ đều nhanh” như hiện nay, tư duy của nhà báo không thể đi nhanh như công nghệ mà cần được trải nghiệm và rút kinh nghiệm về cái đúng và cái sai, nhất là khi tham gia mạng xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với báo chí. Công nghệ đang thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình tác nghiệp báo chí, nhưng không thể vì thế mà những người làm báo lại quá phụ thuộc vào công nghệ. Vì vậy, những người làm báo vẫn phải tiếp tục rèn luyện cả về kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp xứng đáng là người “thư ký của thời đại”./.
_________________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 28.5.2018
Nam Dương - Thành Nam
Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ đề tài KHCNTB.14X/13-18 do Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
- Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
- Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực không những góp phần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà còn góp phần đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vì thế, trong quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực – yếu tố then chốt để Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu, vẫn con những hạn chế nhất định, vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng yếu tố quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh hiện nay trong thời gian tới.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất chương trình truyền hình đang trở nên ngày càng được quan tâm. Công nghệ AI tăng khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành báo chí, truyền hình. Các đơn vị sản xuất truyền hình hiện nay đang phải nhanh chóng thích ứng với môi trường số, chuyển từ sản xuất truyền thống sang các quy trình hiện đại và hiệu quả hơn. Công nghệ AI không chỉ mang lại tốc độ và hiệu quả trong sản xuất chương trình truyền hình mà còn mở ra cơ hội sáng tạo và thách thức, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ người làm báo chí.
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản là một ngành đặc thù khi tính chính trị, văn hóa tư tưởng, truyền thông đại chúng đan xen với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Người làm xuất bản vừa phải đáp ứng mục tiêu chính trị, vừa giải quyết các bài toán về kinh tế. Trong giai đoạn phát triển cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự thay đổi nhu cầu của thị trường cũng khiến cho ngành xuất bản xuất hiện những xu thế mới mà người dạy và học ngành xuất bản cần nhìn nhận và có những thay đổi thích hợp trong hoạt động đào tạo.
Bình luận