Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng là một bộ phận trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng quân sự nói riêng. Đó là những quan điểm cơ bản về con đường đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nô dịch dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nhằm giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi hồi tưởng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân đã nhấn mạnh: “Tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Bác đã mang về thắng lợi trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc”(1). Chính vì vậy, khi chúng ta nói tới tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh, thì trước hết phải nói về tư tưởng bạo lực cách mạng - tư tưởng nền tảng đã thể hiện sáng ngời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, soi đường cho nhân dân ta giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phân tích bản chất của chủ nghĩa thực dân và chỉ rõ tự bản thân nó đã là bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Theo Người, bất cứ lịch sử xâm chiếm thực dân nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ. Vì thế, để giải phóng mình, các dân tộc bị áp bức không có con đường nào khác là con đường cách mạng bạo lực. Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng của thực dân Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng Pháp là chúng ta đã thắng Mỹ một phần vì khi đó Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhưng còn đang giấu mặt. Người đã nhiều lần chỉ rõ bản chất của đế quốc Mỹ là “chết thì chết, nết không chừa”(2), chúng sẽ dùng sức mạnh của bạo lực phản cách mạng để thực hiện âm mưu xảo quyệt đối với cách mạng nước ta. Cho nên việc tăng cường sức mạnh của bạo lực cách mạng và xây dựng thực lực của cách mạng là điều rất cần thiết, cấp bách.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp, của dân tộc, cần sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”(3). Việc chúng ta sử dụng bạo lực cách mạng là một đòi hỏi tất yếu để chống lại bạo lực phản cách mạng, hoàn toàn không phải là đam mê hay là sùng bái bạo lực. Thực tế cho thấy, xuất phát từ phía kẻ thù, do đó mà buộc chúng ta phải “phê phán” chúng bằng vũ khí, để giải phóng và tự khẳng định mình. Trong thư gửi giáo sư Mỹ Kônớt Pôlinh ngày 17.11.1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, dân tộc Việt Nam chúng tôi vốn yêu chuộng tự do và hoà bình. Nguyện vọng thiết tha của nhân dân chúng tôi là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhưng đi ngược lại điều này, đế quốc Mỹ ngày càng điên cuồng mở rộng chiến tranh, muốn thương lượng trên thế mạnh, hòng buộc nhân dân ta phải khuất phục ý chí xâm lược của chúng. Chính vì thế mà nhân dân Việt Nam “phải kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược để tự vệ, bảo vệ những quyền dân tộc thiêng liêng nhất của mình, đồng thời góp phần giữ gìn hoà bình ở châu Á và thế giới”(4).
Ngày 03.11.1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, trong đó nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”(5). Mùa Xuân năm 1969, trong “Thư chúc mừng năm mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào. Tiến lên! chiến sĩ đồng bào, Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”(6). Câu thơ xuân “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” đã vạch đường đi, nước bước để cách mạng Việt Nam có thắng lợi hôm nay. Những tư tưởng đó không chỉ mang “chất thép” mà còn thể hiện chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả của Người trong việc sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện mục tiêu giành và giữ chính quyền. Theo đó, những người cách mạng phải tìm các biện pháp phù hợp để thu hút, tập hợp các lực lượng, tầng lớp nhân dân, quy tụ mọi nguồn lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng gắn liền với tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. Đó là một trong những nét độc đáo, đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
Về hình thức của bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”(7). Như vậy, việc sử dụng bạo lực cách mạng không đơn thuần chỉ là sử dụng lực lượng quân sự và đấu tranh quân sự mà phải biết kết hợp nó với lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp mới có thể giành thắng lợi cho cách mạng. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình cụ thể và so sánh lực lượng trong từng giai đoạn, từng địa bàn mà sử dụng lực lượng, hình thức nào là chủ yếu. Theo Hồ Chí Minh, nói tới bạo lực cách mạng thì điều trước hết là phải nói tới con người, “người trước súng sau”, phải đặc biệt coi trọng việc phát huy nhân tố con người trong xây dựng và phát huy sức mạnh của bạo lực cách mạng.
Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, xuất phát từ thực tế so sánh lực lượng, cục diện trên chiến trường sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam, tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 21 đề ra phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao và tiếp tục khẳng định: Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Đến tháng 3 năm 1974, Quân uỷ Trung ương họp để quán triệt và bàn việc thực hiện cụ thể về mặt quân sự Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng. Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông qua đã xác định: Cách mạng Việt Nam có thể trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng. Thực tế cho thấy, ở đâu quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 và Nghị quyết Quân uỷ Trung ương, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng thì ở nơi đó thu được nhiều thắng lợi lớn, mở rộng thêm được nhiều vùng giải phóng, dồn địch vào thế lúng túng, đối phó một cách bị động.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn của Đảng về bạo lực cách mạng, chúng ta đã huy động được đến mức cao nhất sức mạnh của quần chúng nhân dân và các lực lượng vũ trang để áp đảo kẻ thù. Chúng ta đã chủ động tổ chức các binh đoàn cơ động binh chủng hợp thành, làm quả đấm mạnh để sử dụng vào những thời cơ quan trọng nhất, hoạt động trên những hướng chủ yếu, giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu nhằm tiêu diệt lớn quân chủ lực địch. Ngày 24.10.1973, Quân đoàn 1 - quân đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta ra đời tại Ninh Bình; năm 1974, Quân đoàn 2 thành lập tại Quảng Trị, Quân đoàn 4 thành lập tại miền Đông Nam Bộ; đầu năm 1975, Quân đoàn 3 thành lập tại Tây Nguyên.
Cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, chúng ta coi trọng việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng. Thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy, lực lượng chính trị của quần chúng được tổ chức, xây dựng đã thật sự trở thành một đội quân chính trị, lực lượng tiến công có sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong đó có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã thể hiện bước phát triển cao nhất sự kết hợp giữa tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân địa phương tạo thành sức mạnh tổng hợp đập tan sự phản kháng của kẻ thù, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; làm ngời sáng lên giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng mang tính cách mạng, nhân văn, hoàn toàn không đối lập với lòng nhân ái, tinh thần yêu chuộng hoà bình, nhưng cũng không ảo tưởng hoà bình, bó tay, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Tư tưởng này là một bộ phận hợp thành nền tảng tư tưởng, đường lối quân sự của Đảng ta, đã soi sáng con đường đi tới thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, tư tưởng về bạo lực cách mạng của Người vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn không ngừng vận động phát triển, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về bạo lực cách mạng cho phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Mặt khác, thực tiễn còn đòi hỏi chúng ta phải luôn chủ động, nhạy bén về chính trị, cảnh giác cao độ trước những âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, tăng cường xây dựng sức mạnh của bạo lực cách mạng để có thể chiến thắng kẻ thù trong bất kỳ tình huống nào. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, phủ nhận hoặc mơ hồ về quan điểm bạo lực cách mạng trong tình hình mới./.
______________________________
(1) Võ Nguyên Giáp (2000), Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb. CTQG, tr.343.
(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.6, Nxb. CTQG, tr.201.
(3), (5), (6), (7) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.15, tr.391, 512, 532, 391.
(4) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.14, tr.661.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 4.2021
Bài liên quan
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
- Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Vấn đề động lực trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh - tiếp cận từ góc nhìn biện chứng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng ta là một bộ phận rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng về chính trị; bao trùm, chi phối mạnh mẽ những nội dung khác của công tác xây dựng Đảng về chính trị, nhằm giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Để công việc này đạt hiệu quả, cần nhận thức sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng, vận dụng tốt quan điểm ấy trong xác định giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay.
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Tư tưởng, tấm gương và phong cách báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta khối lượng đồ sộ, nhiều thể loại các tác phẩm báo chí; hệ thống quan điểm tư tưởng, lý luận toàn diện và sâu sắc về báo chí cách mạng Việt Nam và phong cách nghề nghiệp của người làm báo. Bài viết khái quát những cống hiến chủ yếu của Người trên lĩnh vực báo chí nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay, góp phần xây dựng nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo chủ trương Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, vị “cha già” của dân tộc, người dẫn lối, chỉ đường, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ độc lập. Bác đã đi xa, nhưng di sản về lý luận Người để lại vẫn còn nguyên giá trị. Trong kho tàng di sản quý báu đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có giá trị soi đường trong hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng, tạo đà cho đất nước phát triển theo hướng bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả không có tham vọng sẽ hệ thống hoá được toàn bộ các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mà chỉ trình bày khái quát những quan điểm cơ bản của Người, qua đó làm rõ thêm giá trị khi vận dụng vào thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh lựa chọn độc lập dân tộc gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân theo con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa sâu sắc đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, phù hợp với dân tộc và xu thế của thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng ta tiếp tục khẳng định và hiện thực hóa trong thực tiễn xây dựng đất nước.
Bình luận