Từ khoá : Hồ Chí Minh

40 bài viết

Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và sự vận dụng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và sự vận dụng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác tư tưởng và đặc biệt quan tâm bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài viết phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống những quan điểm sai trái, phi mácxít, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài viết thuộc đề tài cấp Bộ: "Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tình hình mới" do TS. Đào Thị Minh Thảo làm Chủ nhiệm.

Hồ Chí Minh kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng quyết định thành công

Hồ Chí Minh kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng quyết định thành công

Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, từ đó đã giải đáp những đòi hỏi từ thực tiễn, là nền tảng quyết định thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Ngày nay Đảng ta tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực tiễn mới, là cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hồ Chí Minh với việc lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam qua tác phẩm “Thường thức chính trị”

Hồ Chí Minh với việc lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam qua tác phẩm “Thường thức chính trị”

Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ và tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cách mạng vô sản, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là lý tưởng, lẽ sống được Người khẳng định trong các cương lĩnh, đường lối của Đảng và nhiều bài nói, bài viết, trong đó có tác phẩm “Thường thức chính trị”. Đó cũng là con đường phát triển, là mục tiêu, là bước đi của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

Rèn luyện phẩm chất chính trị nhà báo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng

Rèn luyện phẩm chất chính trị nhà báo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng

(LLCT&TT) Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại. Tư tưởng của Người về phẩm chất chính trị của nhà báo là bộ phận trong di sản tư tưởng báo chí của Người. Hiện nay, các lực lượng thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng sự phát triển của công nghệ truyền thông, đẩy mạnh xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng những chiêu trò mới, thâm độc, nguy hiểm hơn. Việc rèn luyện phẩm chất chính trị nhà báo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết, góp phần thực hiện chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.

Hành trình tìm đường cứu nước 1911-1920: tầm nhìn và bản lĩnh Hồ Chí Minh

Hành trình tìm đường cứu nước 1911-1920: tầm nhìn và bản lĩnh Hồ Chí Minh

(LLCT&TT) Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là hành trình tìm đường, nhận đường và dẫn đường của một con người vĩ đại. Trong đó, tìm đường và nhận ra con đường chính là tiền đề cơ bản, quan trọng để thực hành việc dẫn đường cho cả một dân tộc. Từ quyết định ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 cho đến những hoạt động tích cực, phong phú ở nhiều nước phương Tây của Người trong giai đoạn từ 1911 đến 1920 vừa đặt nền móng cho những hoạt động rất sôi nổi, mang tính bước ngoặt ở các giai đoạn sau vừa chứng tỏ tầm nhìn và bản lĩnh của một lãnh tụ kiệt xuất.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp luật và vận dụng vào công tác xây dựng pháp luật hiện nay

Quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp luật và vận dụng vào công tác xây dựng pháp luật hiện nay

(LLCT&TT) Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh, Người không chỉ tìm ra con đường giải phóng dân tộc mà còn sáng lập thành công Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đặt nền móng cho nền pháp lý Việt Nam hiện đại. Trong bài viết này, tác giả không chỉ phân tích một số quan điểm đặc sắc của Hồ Chí Minh về pháp luật mà còn nêu phương hướng vận dụng vào công tác xây dựng luật pháp nhằm hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước như trong chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

(LLCT&TT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, của dân tộc và là một trong những điều kiện tiên quyết để Đảng có thể giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. Để nhân dân tin Đảng, hết lòng ủng hộ Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, quyền lợi của nhân dân lên trên hết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Gắn bó “máu thịt” với nhân dân là vấn đề thuộc bản chất cách mạng của Đảng ta vì sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nhân dân cần Đảng dẫn đường, lãnh đạo. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn đang chỉ dẫn cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Hồ Chí Minh với xây dựng đạo đức công dân

Hồ Chí Minh với xây dựng đạo đức công dân

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập đến xây dựng đạo đức công dân trong chế độ mới. Người coi xây dựng đạo đức công dân là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách song song với các nhiệm vụ khác của chính quyền dân chủ nhân dân. Những quan điểm cách mạng, khoa học của Người luôn là nền tảng cho việc xây dựng đạo đức công dân ở Việt Nam hiện nay.

Hồ Chí Minh với việc trọng dụng nhân tài ngoài Đảng và các bài học kinh nghiệm

Hồ Chí Minh với việc trọng dụng nhân tài ngoài Đảng và các bài học kinh nghiệm

Dân tộc Việt Nam có truyền thống trọng dụng nhân tài và Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thiên tài trong việc thu hút và trọng dụng nhân tài. Việc trọng dụng nhân tài của Người đã tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, góp phần quan trọng vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bài viết phân tích quan điểm về nhân tài ngoài Đảng; nghệ thuật dùng người của Hồ Chí Minh; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Triết lý phát triển Hồ Chí Minh

Triết lý phát triển Hồ Chí Minh

(LLCT&TT) Là một nhà tư tưởng lỗi lạc, Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động cách mạng đã hình thành nên một triết lý phát triển độc đáo gắn liền với sự nghiệp cách mạng vô sản, với sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, kết hợp với phân tích các mô hình phát triển của nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới, đặc biệt là kế thừa một cách sáng tạo nguyên lý phát triển mác xít, Hồ Chí Minh đã hình thành nên một mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam thời hiện đại theo những triết lý đúng đắn và hiệu quả, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

Tầm nhìn Hồ Chí Minh về xu thế phát triển của thời đại và vận dụng quan điểm đó vào đường lối đối ngoại của Đảng ta hiện nay

Tầm nhìn Hồ Chí Minh về xu thế phát triển của thời đại và vận dụng quan điểm đó vào đường lối đối ngoại của Đảng ta hiện nay

(LLCT&TT) Một trong những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh là đã nhận thức đúng đắn về thời đại và xu thế phát triển của thời đại. Người đã đặt cách mạng Việt Nam vào đúng dòng chảy đó. Đây là một trong những nhân tố để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hiện nay, nhận thức và tư tưởng đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế của nước ta.

Ý nghĩa lịch sử và thời đại hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh

Ý nghĩa lịch sử và thời đại hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh

(LLCT&TT) Ngày 05.6.1911, sự kiện Hồ Chí Minh với tên gọi Văn Ba rời bến Nhà Rồng xuống tàu Đô đốc Latouche - Tréville lên đường sang Pháp đã trở thành một dấu mốc và bước ngoặt quan trọng với cách mạng và dân tộc Việt Nam. Tròn 110 năm từ đó đến nay, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa dân tộc ta từ đói khổ, lầm than, trở thành nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc; một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh. Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện vẫn còn nguyên giá trị, trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng ta tiếp nối ngọn cờ vinh quang “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” mà Người trao lại.

Quá trình nhận thức và lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta

Quá trình nhận thức và lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta

Bài viết tập trung làm rõ một số quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đó của Người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để Đảng ta tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, tổ chức và vận hành nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Thực hiện công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu phát triển con người bền vững

Thực hiện công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu phát triển con người bền vững

Lý luận về phát triển con người bền vững đã được Hồ Chí Minh sớm đề cập tới một cách sâu sắc. Đặc biệt, những luận điểm của Người cho thấy mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa thực hiện công bằng xã hội (CBXH) với phát triển con người bền vững. Hồ Chí Minh đã chỉ ra nền tảng cơ bản nhất của phát triển con người bền vững là phải phát triển năng lực của con người, tạo ra sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận nguồn lực do tăng trưởng kinh tế mang lại. Bên cạnh đó, làm thế nào để sự phát triển con người hiện tại không phương hại đến con người trong tương lai, tăng cường mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động xã hội cũng là một yêu cầu quan trọng, đồng thời, là thách thức cho sự phát triển con người bền vững.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng là một hệ thống các quan điểm về sử dụng sức mạnh bạo lực của quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột dưới sự lãnh đạo của Đảng chống lại thực dân, đế quốc, giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Tư tưởng của Người có giá trị sâu sắc, là cơ sở quan trọng để Đảng ta nghiên cứu, hoạch định, xác định đường lối đấu tranh, sử dụng sức mạnh chính trị, quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Cho đến nay, tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục soi sáng sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

XEM THÊM TIN