Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong công tác thông tin phòng chống dịch Covid-19 hiện nay
1. Truyền thông đa phương tiện và ứng dụng truyền thông đa phương tiện
Đa phương tiện là khái niệm được sử dụng đầu tiên vào năm 1970. Tuy nhiên, đến năm 1993 trong cuốn McGraw-Hill’s Multimedia: Making It Work, Tay Vaughan đã tuyên bố rằng “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp của văn bản, nghệ thuật đồ họa, âm thanh, hình ảnh động, và video được cung cấp bởi máy tính. Khi bạn cho phép người dùng, người xem của dự án có thể kiểm soát mọi thứ vào mọi thời điểm thay đổi và sử dụng”.
Trong từ điển Oxford của Anh, multimedia - đa phương tiện có nghĩa là việc sử dụng nhiều loại phương tiện để truyền thông. Trong cuốn sách nổi tiếng về Đa phương tiện: Multimedia - making it work của tác giả Tay Vaughan Multimedia - Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp giữa văn bản, nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động, video được truyền tải, phân phối tới người xem bằng máy tính hoặc qua các phương tiện điện tử hay số hoá.
Có thể hiểu, multimedia là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải câu chuyện, vấn đề một cách đa diện.
Trong bài viết này, tác giả sử dụng khái niệm đa phương tiện như một hình thức truyền thông kết hợp nhiều loại hình truyền thông giữa các loại phương tiện truyền thông truyền thống: phát thanh, truyền hình, báo in, tờ rơi, áp phích, pano và các phương tiện truyền thông mới (new media) trên nền tảng Internet.
Không thể phủ nhận được rằng các phương tiện truyền thông mới (báo mạng điện tử, các nền tảng mạng xã hội, những ứng dụng dựa trên nền tảng mạng xã hội) góp một phần quan trọng trong việc thông tin và chuyển tải thông tin đến công chúng. Với đặc điểm: cập nhật tức thời, tính tương tác và lan toả cao, ứng dụng tiện lợi; thu hút sự tham gia của những người trẻ tuổi, các phương tiện truyền thông mới đang thu hút một số lượng đông đảo người theo dõi và sử dụng.
Vì vậy, việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong bối cảnh hiện nay không chỉ là một xu hướng mà còn là một thực tế đã và đang được thực hiện hiệu quả trong thời gian vừa qua, nhất là trong thời kì chống dịch Covid-19 hiện nay.
2. Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam
- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng: báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình trong truyền thông về phòng, chống Covid-19.
Có thể nói, trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19, các phương tiện truyền thông đại chúng trở thành phương tiện truyền thông hữu hiệu đưa thông tin chính xác nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất đến với công chúng. Sự phối hợp hiệu quả giữa các loại hình báo chí trong việc đưa tin khiến cho thông tin về dịch bệnh luôn được thông suốt và cập nhật đến mỗi gia đình.
Kết quả khảo sát 200 phiếu từ công chúng là công chức và người lao động có độ tuổi từ 25 - 65 tại Hà Nội (có 189 phiếu trả lời) cho thấy, 68% người được hỏi chọn xem tin tức về dịch Covid-19 trên chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, chủ yếu là các chương trình Chào buổi sáng; thời sự buổi trưa, đặc biệt chương trình thời sự 19h trên VTV1.
Số công chúng trong độ tuổi từ 55 - 65 chọn xem tin tức tại chương trình thời sự buổi sáng, buổi trưa và chương trình thời sự 19h. Vì đây là khung giờ phù hợp với độ tuổi và thời gian của công chúng có.
Số người trẻ tuổi 25- 45 chọn xem chương trình thời sự 19h (nếu kịp về nhà) và chương trình thời sự cuối ngày trên VTV.
Khi được hỏi lý do công chúng chọn xem chương trình thời sự trên truyền hình 77,2% trả lời vì nội dung nhanh, phù hợp và có hình ảnh thuyết phục. Hình ảnh nét, chân thực và dễ tiếp nhận; cách đưa tin của các biên tập viên thân thuộc; hấp dẫn và tin cậy.
46% công chúng cho lý do xem hình ảnh trên ti vi rộng phù hợp hơn, vị trí ngồi tiện lợi, có thể vừa xem vừa làm việc nên thoải mái hơn so với xem trên các loại phương tiện khác.
67,7% người được hỏi lựa chọn tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử và truyền hình bởi do áp lực về thời gian, công việc nên việc cập nhật từ nhiều loại hình truyền thông sẽ có được thông tin mới nhất và thuận tiện nhất.
51,3% người được hỏi lựa chọn tiếp nhận thông tin trên báo mạng điện tử vì dễ dàng tiếp cận và tiếp nhận thông tin và có thể tương tác, chia sẻ những thông tin đó.
Số người lựa chọn tiếp nhận thông tin từ báo phát thanh không nhiều: 35% và chủ yếu là tiếp nhận khi tham gia giao thông. Trong số đó 19% là công chúng tiếp nhận thông tin chủ động từ radio; 9% tiếp nhận thụ động qua các phương tiện giao thông công cộng; 7% tiếp nhận chủ động qua radio. Số tiếp nhận chủ động chủ yếu là người già và người lao động nhàn rỗi thực hiện tiếp nhận thông tin khi đi tập thể dục, khi ngồi uống trà hoặc khi làm những công việc nhẹ nhàng.
Số người tiếp cận tin tức từ báo in không nhiều, chỉ 19% số người được hỏi. Chủ yếu là người già; người làm trong lĩnh vực báo chí và người có liên quan như công an, quân đội, đảng viên nghỉ hưu… sẽ đọc báo công an, báo quân đội và báo Đảng.
Khi được hỏi về lý do tiếp nhận thông tin trên báo in, câu trả lời thu được là do thói quen đọc báo, do tin và bài trên báo in có tính chính xác cao, thông tin chuyên sâu và do có cảm tình với báo in.
Nội dung đăng tải thông tin về dịch Covid-19 chủ yếu tập trung phản ánh về tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới, số ca mắc mới, số ca bị cách ly, số ca khỏi bệnh và tình hình bệnh nhân; thông tin về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với công tác phòng chống dịch bệnh, các phương án đưa ra chống dịch; thông tin về tình hình y tế, về đội ngũ cán bộ y tế, lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch; thông tin về cách phòng chống dịch bệnh và các nguyên tắc tham gia cộng đồng; thông báo tình hình cách ly, khu vực cách ly; thông báo trực tiếp và hình thức xử phạt, những tổn hại về kinh tế và xã hội của những người vi phạm quy định cách ly, quy định về phòng chống dịch Covid-19 để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng…; thông báo quy định xử phạt và những trường hợp bị xử phạt do phát tán tin giả về dịch Covid-19 trong cộng đồng…
Khi được hỏi về mức độ hài lòng của việc tiếp nhận thông tin về dịch Covid-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng 97% người được hỏi đều trả lời họ đã nhận được những thông tin hết sức đầy đủ, chính xác và cập nhật về dịch Covid-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng và hài lòng về những thông tin như vậy.
Ngoài ra, các thông tin dịch bệnh được cập nhật thường xuyên trên Website của Bộ Y tế, website của các tỉnh, thành phố, của các sở, ban ngành tạo nên một bức tranh đa dạng của truyền thông về đại dịch này.
- Sử dụng các nền tảng mạng xã hội
Có thể nói, thông tin về đại dịch Covid-19 là những thông tin ứng dụng trên các nền tảng xã hội được sử dụng để truyền thông hiệu quả nhất tại Việt Nam. Trước đây, các nền tảng mạng xã hội thường chỉ được các cá nhân sử dụng để đưa thông tin theo nhu cầu của mình; các tổ chức, các doanh nghiệp hoặc các nhãn hàng sử dụng khi cần thông tin hoặc quảng bá cho mình; các báo đưa các chuyên mục hoặc các chương trình của mình lên fanpage của Facebook để quảng bá… nhưng thiếu vắng sự xuất hiện những thông điệp của các bộ, ban, ngành hoặc của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong đợt dịch Covid-19, những thông điệp phòng chống Covid-19 trên các nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện. Có những thông điệp gây sự chú ý cao và được lan toả trên nhiều nền tảng khác và đi cả vào đời sống xã hội như: các chiến dịch Vũ điệu rửa tay, Kiến thức phòng dịch giúp nâng cao ý thức phòng dịch cho cộng đồng ngay khi Covid-19 bắt đầu lan rộng; Thank You Hero với hàng nghìn video tôn vinh và tiếp sức các y bác sĩ nơi chảo lửa Covid-19; hay Happy at home, Ở nhà vẫn vui, Ở nhà vẫn đẹp cổ vũ mọi người sống vui vẻ trong thời gian giãn cách xã hội...
Đáng chú ý nhất là chiến dịch Vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy - ca khúc cổ động phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế - cũng đạt giải “Âm nhạc của năm”, nhờ những ca từ nhắc nhớ về mức độ nguy hiểm của Covid-19 cũng như cách phòng ngừa, tăng cường sức đề kháng, vệ sinh nơi ở và đặc biệt là thường xuyên rửa tay... Ghen Cô Vy được hưởng ứng mạnh mẽ trong nước cũng như trên thế giới. Clip nhanh chóng có 11 tỷ lượt xem trong thời gian ngắn, lan tỏa thông điệp bảo vệ sức khỏe đến với cộng đồng. Chỉ sau một ngày ra mắt, Vũ điệu rửa tay đã được MC John Oliver nhắc đến và tự tay thực hiện điệu nhảy với các bước rửa tay thuần thục trong show “Last Week Tonight with John Oliver” trên HBO (Mỹ). Hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng khắp thế giới cũng cover lại điệu nhảy này, truyền đi thông điệp rửa tay đúng chuẩn để phòng ngừa Covid-19. Vũ điệu rửa tay đã giành được giải “Chiến dịch của năm” tại TikTok Awards Việt Nam 2020.
Từ Hội Chữ thập đỏ, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc... cho đến phòng thu đài BFM TV (Pháp) đều rộn rã lời ca khúc phiên bản tiếng Anh.
Chiến dịch Thank You Hero kêu gọi cộng đồng người dùng gửi gắm những thông điệp yêu thương và tri ân đến đội ngũ y bác sĩ và cán bộ y tế nơi tuyến đầu phòng dịch, thu hút đến hơn 1,3 tỷ lượt xem.
Thử thách Ở nhà vẫn vui ghi nhận số lượng kỷ lục 1,6 triệu video, 11 tỷ lượt xem.
Ở nhà vẫn đẹp với 669 triệu video và 4,3 tỷ lượt xem…
Ngoài việc đánh giá bằng số lượng người xem trên Tiktok, các clip xuất hiện mang lại giá trị tích cực cho mọi người, được truyền thông nhắc đến và xuất hiện lại trên nhiều nền tảng khác như Facebook, Youtube và trở thành một hiện tượng truyền thông thu hút sự chú ý và lan toả đặc biệt trong cộng đồng.
Ví dụ, ca khúc cổ động Ghen Co Vy khi đăng tải trên Youtube có tới 75.713.126 lượt xem; bản tiếng Anh có 5.119.049 lượt xem. Các thông tin về Covid-19 cũng liên tục được cập nhật và xuất hiện trong các nhóm cộng đồng trên Facebook, trên các fanpage của Facebook. Ví dụ: Pandend - Cộng đồng kết nối Y khoa phòng chống Covid-19 Nhóm công khai với 114K thành viên; nhóm Chống dịch Covid 19 - Sống tích cực - Sống hiểu biết 10K thành viên… trang Cùng chống Covid-19 có 62K người thích; trang UNICEF Viet Nam - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc 322K người thích… Trên các nền tảng như Zalo; Istagram… đều cập nhật các thông tin về dịch Covid 19…
Các thông tin Covid-19 trên các nền tảng này được sự tiếp nhận của công chúng từ 13-35 tuổi. Vì đó là những đối tượng trong độ tuổi trẻ, thường xuyên tiếp cận với những nền tảng công nghệ mới.
- Sử dụng tờ rơi, đề can, áp phích tại những nơi công cộng
Khác với các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội, tờ rơi, đề can, áp phích là những sản phẩm ít gây được chú ý và lan toả. Nhưng khi được dán và công bố tại tất cả các điểm dễ tiếp cận và thường xuyên có người tham gia như trên xe buýt, cầu thang máy, cầu thang tại các chung cư, các khu chợ và siên thị, các khu văn phòng công sở, các toà nhà cao tầng… thì những công cụ này trở thành phương tiện nhắc nhở hữu ích. Ra khỏi nhà, đến bất cứ chỗ nào cũng nhận được các thông điệp về phòng tránh dịch Covid-19. Thường xuyên và dày đặc đến mức không một ai trong xã hội từ người già đến trẻ nhỏ là không thể tiếp nhận thông tin.
Sự vào cuộc từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn bộ công dân đã khiến việc truyền thông trên các sản phẩm như tờ rơi, áp phích, ... được liên tục xuất hiện và đạt hiệu quả.
3. Một số bài học từ thực tế ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam trong thời gian qua
Qua nghiên cứu các chiến dịch truyền thông trên truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử, các nền tảng xã hội và các phương tiện thông tin khác trong thời gian vừa qua, có thể thấy rằng trong thời kì diễn ra dịch Covid-19, Việt Nam đã thành công trên nhiều mặt trận: từ việc có những chính sách, biện pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình mới; phối hợp chặt chẽ về công tác truyền thông từ Chính phủ đến các cơ quan ban ngành, các tổ chức, đoàn thể và chính quyền.
Riêng với công tác truyền thông có thể rút ra những bài học như sau:
- Minh bạch thông tin một cách chủ động và nhanh chóng
Có thể nói chưa lúc nào mọi thông tin về chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành lại được thông tin một cách nhanh chóng đầy đủ và minh bạch như trong thời gian có dịch. Người dân có thể cập nhật trên báo chí, các trang tin của Bộ Y tế, trang tin của các cấp chính quyền, của sở, phòng y tế các cấp…
Người dân được phổ biến rộng rãi, nhanh chóng thông tin về tình hình dịch bệnh; cách truy vết và hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn khai báo y tế. Những trường hợp trốn tránh, vi phạm quy định gây thiệt hại đều bị xử lý và đưa thông tin rộng rãi về mức độ thiệt hại, mức độ xử lý mà không có vùng cấm.
Tình hình cách ly người từ vùng dịch, các trường hợp cần cách ly; tình hình điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh và năng lực y tế của các bệnh viện đều được thông báo rộng rãi.
Những thông tin hoang báo hoặc thông tin bịa đặt đều bị xử lý nghiêm khắc và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nên tất cả người dân đều tin tưởng và tuân thủ các quy định.
Những thông tin về tình hình dịch bệnh của các nước trên thế giới và trong khu vực; những đánh giá của các nước trên thế giới về nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 đều được đăng tải rộng rãi.
Sự minh bạch và kịp thời này chính là chìa khoá quan trọng khiến người dân tin tưởng, tuân thủ và hoàn toàn ủng hộ Chính phủ trong thời gian qua.
- Phối hợp thông tin trên mọi mặt trận
Như đã khảo sát, chính nhờ vào sự phối hợp đưa thông tin lên tất cả các phương tiện thông tin quan trọng: từ phương tiện thông tin đại chúng đến các nền tảng mạng xã hội; từ các tờ rơi, áp phích đến những lời nhắc nhở thực hiện khi đến chỗ đông người… tất cả tạo nên những hiệu ứng lan toả tích cực trong xã hội và tạo sự nhất trí cao trong toàn cộng đồng.
- Thông tin chính xác, trúng với nhu cầu và mong muốn của người dân
Khảo sát 200 người dân từ 25-65 tuổi tại Hà Nội, có đến 189 người được trả lời tin tưởng vào các thông tin về dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin tưởng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống dịch; hoan nghênh các biện pháp của Đảng và Nhà nước trong thời kì dịch bệnh vừa qua và hài lòng với những thông tin tiếp nhận được; 156 người trả lời thông tin đầy đủ, nhiều chiều và cách đưa thông tin phù hợp, hấp dẫn.
Đây là những con số khảo sát tích cực về nội dung, hình thức truyền thông về dịch Covid-19 trong thời gian qua.
Có thể nói, trong đợt dịch Covid vừa qua, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam đã kiên cường chống và thắng dịch bệnh. Trong vô vàn khó khăn về dịch bệnh, về kinh tế, về đời sống, người Việt Nam vẫn đoàn kết, chung tay chống dịch và phát triển. Có nhiều nguyên nhân để có được kết quả đó. Nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó chính là ứng dụng truyền thông một cách linh hoạt, hiệu quả trên mọi mặt trận. Khái niệm đa phương tiện trong phòng chống dịch không chỉ là ứng dụng các phương tiện truyền thông đại chúng với các phương tiện truyền thông mới mà ứng dụng tất cả các phương tiện truyền thông có thể, để truyền thông tới mọi địa điểm, đối tượng, mọi hình thức, vượt qua tất cả các trở ngại để đạt được hiệu quả: tiếp nhận, thấu hiểu, hành động và thay đổi hành vi./.
_______________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2020), Dư luận xã hội - Một số vấn để lý luận và thực tiễn, Nxb. Trẻ.
2. Geoffrey G.Parker, Marshall W Van Alastyne, Sangeet Paul Choudary (2017), Cuộc cách mạng nền tảng, Nxb. Công thương.
3. Lương Khắc Hiếu (2013), Lý thuyết truyền thông, Nxb. CTQG.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 3.2021
Bài liên quan
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
- Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
- Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Trong chặng đường 30 năm xây dựng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tham gia tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Video điểm lại một số nét cơ bản, ghi nhận những cố gắng không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên Tòa soạn và của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và cộng tác viên để cống hiến cho sự phát triển của Tạp chí, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất chương trình truyền hình đang trở nên ngày càng được quan tâm. Công nghệ AI tăng khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành báo chí, truyền hình. Các đơn vị sản xuất truyền hình hiện nay đang phải nhanh chóng thích ứng với môi trường số, chuyển từ sản xuất truyền thống sang các quy trình hiện đại và hiệu quả hơn. Công nghệ AI không chỉ mang lại tốc độ và hiệu quả trong sản xuất chương trình truyền hình mà còn mở ra cơ hội sáng tạo và thách thức, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ người làm báo chí.
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản là một ngành đặc thù khi tính chính trị, văn hóa tư tưởng, truyền thông đại chúng đan xen với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Người làm xuất bản vừa phải đáp ứng mục tiêu chính trị, vừa giải quyết các bài toán về kinh tế. Trong giai đoạn phát triển cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự thay đổi nhu cầu của thị trường cũng khiến cho ngành xuất bản xuất hiện những xu thế mới mà người dạy và học ngành xuất bản cần nhìn nhận và có những thay đổi thích hợp trong hoạt động đào tạo.
Bình luận