Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nông thôn mới
Tháng 8.1943, khi còn ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hóa : “Ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những dụng cụ cho sinh hoạt hằng ngày về, ăn, mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
5. Xây dựng kinh tế.
Đây là quan điểm hết sức đúng đắn và toàn diện, vượt thời đại, đáp ứng yêu cầu của xã hội tương lai. Văn hóa gắn liền với cuộc sống của con người. Văn hóa là mục đích của cuộc sống “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống con người mới sáng tạo và phát minh ra văn hóa”. Văn hóa là động lực của cuộc sống khi gắn với nhu cầu- yếu tố tâm lý cơ bản nhất làm nảy sinh tính tích cực của con người “ Loài người sản sinh ra văn hóa nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” .Văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và phát minh ra. Các giá trị vật chất của văn hóa như những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Các giá trị tinh thần như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội . Các giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa, nhất là tinh thần độc lập tự cường, lý tưởng cộng sản (biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng- chí công vô tư), tinh thần dân chủ (dân quyền) thực hành và biểu hiện trong 5 nội dung cơ bản của cuộc sống con người: tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị, kinh tế.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa tinh thần đã giúp Đảng ta phát huy truyền thống tâm lý của dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự cường, đoàn kết, lòng dũng cảm, trí thông minh sáng tạo… để vận động, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tinh thần- quyền lực mềm-sức mạnh nội sinh to lớn làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân còn rất non trẻ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, thù trong, giặc ngoài, vận nước “ngàn cân treo sợi tóc”, đảm bảo cho kháng chiến và kiến quốc đi đến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục khẳng định ý nghĩa quyết định của văn hóa khi thấm sâu vào tâm lý con người-trở thành văn hóa sống, nhất là khi tâm lý có lý tưởng cộng sản để định hướng đúng đắn và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thực tiễn. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc (lần thứ nhất), ngày 24.11.1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Người nhấn mạnh: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tư do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng". Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin , khi chỉ rõ bản chất văn hóa, đạo đức của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, theo Người, là một xã hội mới do nhân dân làm chủ (do có văn hóa) tạo ra nhằm làm cho nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc, được học hành. Muốn có chủ nghĩa xã hội phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Xây dựng nông thôn mới của chủ nghĩa xã hội là thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính của từng người dân trong các gia đình, làng, xã.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất văn hóa, đạo đức của chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới, lối sống mới, là thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư bằng chương trình mục tiêu quốc gia; nhằm CNH, HĐH nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiêu chí 16 - Văn hóa cần được thực hành có hiệu quả thông qua 11 nội dung nhiệm vụ: Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn.
Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, nội dung tiêu chí văn hóa chưa thật sự được coi trọng, đặt ngang hàng, trong mối quan hệ hài hòa với các tiêu chí kinh tế, chính trị, xã hội. Có xã quan niệm, xây dựng nông thôn mới chỉ là làm đường giao thông hoặc phát triển sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập… xét đến cùng thì tiêu chí 10, thu nhập và tiêu chí 16, văn hóa quyết định chất lượng xây dựng nông thôn mới. Có thể đạt 19 tiêu chí, nhưng người dân, nhất là nông dân chưa được no ấm, tự do, hạnh phúc, được học hành, thì công cuộc xây dựng nông thôn mới chưa thật sự có ý nghĩa và thành công.
Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần nâng cao nhận thức cho mọi người dân về văn hóa, ý nghĩa của văn hóa khi đã thấm sâu vào tâm lý, đạo đức con người, nhất là làm cho tâm lý con người có bản lĩnh chính trị và lý tưởng cộng sản. Kết hợp xây dựng nông thôn mới với Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; công tác xây dựng Đảng, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV, khóa XI về Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay. Phát huy vai trò làm chủ, chủ thể có văn hóa của từng người dân trong các gia đình, làng, xã, khi lập đề án, tổ chức thực hiện đề án nông thôn mới. Tùy theo đặc thù, lợi thế của từng địa phương, làng, xã để thực hiện văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là lý tưởng cộng sản, thông qua 11 nội dung nhiệm vụ và 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Dân tộc điện tử ngày 04.11.2013
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận