Từ khoá : văn hoá
30 bài viết
Những dấu ấn về Đảng lãnh đạo văn hóa qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Những dấu ấn về Đảng lãnh đạo văn hóa qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trải qua các chặng lịch sử với nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế, Đảng đã làm tròn sứ mệnh là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa.
Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch ở nước ta
Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch ở nước ta
(LLCTTTĐT) Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao mức sống cho người dân và được cụ thể bằng quan điểm Đảng và Nhà nước ta phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với đó, những quan điểm về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là bệ phóng để nhiều địa phương trong cả nước từng bước mạnh dạn khai thác và phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, khai thác những giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để phát triển du lịch nói chung ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này phần nào được lý giải trong khi có nhiều người nhận thức được giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo và thấy cần thiết phải khai thác, phát huy thì cũng có không ít người còn dè dặt về tính phức tạp, nhạy cảm của nó. Do đó, việc nhận diện khách quan những giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để có những định hướng nhằm khai thác hiệu quả, phát huy lợi thế trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
Ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Cách đây 10 năm, Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.
Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng. Ngoại giao văn hóa được đề cao là “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm” trong bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã có vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thế trận lòng dân trong văn hoá giữ nước
Thế trận lòng dân trong văn hoá giữ nước
(LLCT&TT) Cách mạng phải tự bảo vệ. Giá trị văn hoá Việt Nam trong dòng chảy truyền thống hiện nay có căn nguyên từ đời nối đời của sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Giá trị đó được hiển hiện vững chắc nhất là lòng dân đối với sự phát triển tiến bộ của đất nước. Nước độc lập, hùng cường, dân tự do, ấm no, hạnh phúc tạo ra thế trận vững chắc cho đất nước phát triển. Thế trận lòng dân, do đó là một giá trị cực kỳ quý báu của văn hoá giữ nước, cần được giữ gìn và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để phòng, chống tận gốc tham nhũng, tiêu cực
Để phòng, chống và đẩy lùi “giặc nội xâm”, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thì việc xây dựng, hình thành văn hóa liêm chính, tiết kiệm được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Đây cũng là một điểm được nhấn mạnh trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay
Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong cấu trúc xã hội Việt Nam, tầng lớp trung lưu đã hình thành và phát triển cả về quy mô và chất lượng. Dựa trên các số liệu thống kê chính thức và các kết quả nghiên cứu gần đây, bài viết tập trung làm rõ vị thế, vai trò của tầng lớp trung lưu ở nước ta hiện nay, được thể hiện ở những đóng góp trong các quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, cũng như trong sự trưởng thành về chính trị của tầng lớp này. Qua đó bài viết chỉ ra một số xu hướng tích cực và triển vọng nâng cao vai trò của tầng lớp trung lưu Việt Nam trong tiến trình phát triển đất nước thời gian tới.
Ứng dụng ký hiệu học trong ngôn ngữ hình ảnh truyền hình
Ứng dụng ký hiệu học trong ngôn ngữ hình ảnh truyền hình
(LLCT&TTĐT) Bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đặt ra nhiều nhiệm vụ cho ngành truyền hình nói riêng và báo chí nói chung trong việc hiểu và nắm bắt thị hiếu công chúng. Đặc biệt, môi trường hoạt động của thông tin trên báo chí hiện mang đậm nét đa văn hoá, đòi hỏi các sản phẩm báo chí đáp ứng được hiệu quả tiếp cận. Ứng dụng ký hiệu học trong ngôn ngữ hình ảnh truyền hình giúp cung cấp thông tin đầy đủ, đồng thời, giới thiệu các giá trị mang tính bản sắc và chứa đựng yếu tố giao tiếp liên văn hoá.
Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những bài học đối với phát triển văn hóa Việt Nam
Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những bài học đối với phát triển văn hóa Việt Nam
Quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây đối với chúng ta hiện nay không phải đi đến khẳng định nền văn hóa này và hạ thấp nền văn hóa kia mà càng thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông - Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Bài học về sự thành công trong kết hợp văn hóa Đông - Tây của một số quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới có thể là những gợi ý quan trọng cho phát triển nền văn hóa với mục tiêu không chỉ tiên tiến mà còn đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam hiện nay.
Tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện nay
Tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện nay
Những thập niên gần đây, tôn giáo du nhập và phát triển mạnh trong các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên. Các giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn tôn giáo có những tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. Các tôn giáo hội nhập văn hóa dân tộc, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội (giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo), khôi phục không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên. Bên cạnh những tác động tích cực, cũng có những tác động làm biến đổi các mối quan hệ và thiết chế xã hội truyền thống, bị các thế lực thù địch lợi dụng gây biến động phức tạp về chính trị, xã hội.
Nhân tài văn hóa trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
Nhân tài văn hóa trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
Văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển cùng với lịch sử hoạt động của con người và loài người. Sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế yêu cầu cần có nhiều nhân tài văn hóa, những người thực tài, thực đức. Để quy tụ và phát triển đội ngũ này, trong thời gian tới, cần những giải pháp mang tính đột phá, chiến lược.
Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế
Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế
Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là do con người và vì con người. Thực tế phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua thể hiện rất rõ mối quan hệ đó. Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, hay con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nông thôn mới
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nông thôn mới
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc, miền núi
Phát huy vai trò người có uy tín trong bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc, miền núi
Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong các buôn, làng, thôn, bản. Ngoài ra còn có các vị chức sắc tôn giáo như: thầy mo, các sư sãi, thầy cả, thầy cúng… Trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, dân tộc nào cũng có những lớp người tiêu biểu, có uy tín của dân tộc mình. Họ là những người được cộng đồng yêu mến, kính trọng và suy tôn. Lớp người này có hiểu biết sâu rộng về môi trường tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi…); am hiểu luật tục, phong tục, nếp sống của cộng đồng; giỏi ứng xử trong đối nội và đối ngoại liên quan đến đời sống và sinh mệnh của cộng đồng; gương mẫu, có đạo đức, lối sống lành mạnh, vừa có khả năng tổ chức tốt cuộc sống gia đình mình vừa có ý thức trách nhiệm giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng; khi cần, họ có thể hy sinh quyền lợi của bản thân vì lợi ích của cộng đồng.
Tác động của hoạt động văn hóa đến lối sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta
Tác động của hoạt động văn hóa đến lối sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta
Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua, sự nghiệp văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển quan trọng, góp phần tích cực làm thay đổi đời sống kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
- 4 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 5 Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
- 6 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị