Văn phòng Phủ Thủ tướng trong vai trò tham mưu, soạn thảo văn bản, điều phối chi viện cho chiến trường những năm 1973 – 1975
Bị thất bại liên tiếp về quân sự và để thắng cử trong cuộc bầu Tổng thống, Níchxơn dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng và xuống thang chiến tranh. Đầu tháng 10.1972, phái đoàn Mỹ đến Pari để nối lại cuộc đàm phán đã bị gián đoạn từ tháng 3.1972. Trước khi ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam, ngày 22.10.1972, Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Thoả thuận xong, Mỹ lại tìm cách dây dưa, trì hoãn, ép Việt Nam phải ký một Hiệp định do Mỹ đưa ra và để tạo sức ép, chúng đã tiến hành cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Âm mưu của đế quốc Mỹ đã thất bại hoàn toàn và buộc phải ngồi lại vào ghế thương lượng. Ngày 27.1.1973, Hiệp định Pari được ký kết chính thức giữa 4 Bộ trưởng Ngoại giao đại diện 4 Chính phủ tham dự Hội nghị. Ngày 2.3.1973, Định ước công nhận về mặt pháp lý quốc tế Hiệp định Pari về Việt Nam được ký.
Trải qua 6 năm chiến tranh phá hoại - nhất là cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B.52, miền Bắc bị tàn phá nặng nề, những gì là thành quả và biết bao công sức mới dựng lên được không còn nữa. Quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm.
Trong hoàn cảnh vừa phải tranh thủ điều kiện hoà bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực mọi mặt của hậu phương; vừa phải đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu và hành động của địch, miền Bắc còn phải thực hiện nhiệm vụ của hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, làm nghĩa vụ quốc tế với Lào và Cămpuchia.
Đối với cách mạng miền Nam và nghĩa vụ quốc tế, Văn phòng Chính phủ đã làm tròn nhiệm vụ tham mưu trong việc soạn thảo nhiều văn bản quan trọng để đệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành:
- Chỉ thị số 166 - TTg (17.7.1973) của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ chi viện cho vùng giải phóng Quảng Trị xác định rõ: Quảng Trị là một tỉnh vừa mới giải phóng, tàn tích của chế độ cai trị cũ còn rất nặng nề, hậu quả chiến tranh rất nghiêm trọng; tình hình chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân chưa ổn định. Đây là bàn đạp của vùng giải phóng miền Nam để đấu tranh thi hành Hiệp định, chi viện cho Lào và Cămpuchia. Tuy có một vị trí chiến lược quan trọng như vậy nhưng cơ sở vật chất, kỹ thuật của tỉnh hầu như không có gì. Công cụ sản xuất về nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, nghề rừng, giao thông vận tải có nhiều thiếu thốn. Lao động phân bổ không đều và thiếu nghiêm trọng nên việc bố trí sản xuất gặp không ít khó khăn.
Bộ máy lãnh đạo và chỉ đạo, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã chưa được tăng cường. Căn cứ vào Hiệp định viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời vừa được ký, miền Bắc phải quyết tâm làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với miền Nam. Các ngành ở Trung ương cần xác định rõ Quảng Trị vừa mới giải phóng, nằm sát miền Bắc xã hội chủ nghĩa đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy phải có trách nhiệm chi viện về mọi mặt để tỉnh nhanh chóng khắc phục khó khăn, lớn mạnh đúng với vị trí chiến lược và trở thành căn cứ vững chắc đấu tranh thi hành Hiệp định Pari.
Chỉ thị đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung cung cấp cho Quảng Trị đội cơ khí khai hoang và phục hoang, xây dựng một số xí nghiệp cơ khí nhỏ, một số trạm phát điện nhỏ, một số lò sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển nghề cá, mạng lưới thông tin và phát thanh, khôi phục và phát triển đường xá, xây dựng công ty vận tải ô tô; mạng lưới bán hàng tiêu dùng và lương thực; trang bị cơ sở vật chất cho trường học, bệnh viện và nhà in. Các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào huy động một số vật tư thiết bị, thợ lành nghề vào giúp vùng mới giải phóng Quảng Trị.
- Quyết định số 244-TTg (19.11.1973) của Thủ tướng Chính phủ về khối lượng hàng hoá chi viện cho chiến trường B, C, K trong mùa khô năm 1973-1974 được soạn trên cơ sở Quyết định số 194-TTg (19.9.1973) và Quyết định số 229-TTg (27.10.1973) của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ mùa khô năm 1973-1974 và đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tại công văn số 10-UB/GT (24.10.1973).
Theo Quyết định, khối lượng hàng hoá chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với Lào và Cămpuchia về phần kinh tế là 84.000 tấn.
Thừa Thiên: 5.000 tấn (gạo 3.000 tấn; muối 300 tấn; bách hoá thực phẩm 700 tấn; thiết bị, vật tư y tế, thông tin, văn hoá 100 tấn; thiết bị vật tư và các loại hàng khác 900 tấn).
Khu V: 21.000 tấn (xăng 3.000 tấn; điêden 2.000 tấn; dầu mỡ phụ 200 tấn; gạo 10.000 tấn; muối 1.200 tấn; bách hoá thực phẩm 700 tấn; thiết bị, vật tư y tế, thông tin, văn hoá 1.500 tấn; và các loại hàng khác 2.400 tấn).
Tây Nguyên: 9.000 tấn (xăng 700 tấn; điêden 300; dầu mỡ phụ 100 tấn; gạo 5.000 tấn; y tế, thông tin, văn hoá 200 tấn; muối 1.300 tấn; bách hoá thực phẩm 500 tấn; thiết bị, vật tư và các loại hàng khác 900 tấn).
Nam Bộ: 10.000 tấn (xăng 1.500 tấn; điêden 500 tấn; dầu mỡ phụ 100 tấn; gạo 5.000 tấn; thiết bị vật tư cho y tế, thông tin, văn hoá 1.200 tấn; và các loại hàng hoá khác 1.700 tấn).
Đường 9 Nam Lào: 12.000 tấn (xăng 800 tấn; điêden 600 tấn, dầu mỡ phụ 150 tấn; gạo 4.500 tấn; muối 1.200 tấn; bách hoá thực phẩm 950 tấn; thiết bị vật tư cho y tế, thông tin, văn hoá 300 tấn; và hàng hoá khác 3.500 tấn).
Hàng đảm bảo vận tải: 24.000 tấn (xăng 22.000 tấn; điêden 500 tấn; dầu mỡ phụ 1.000 tấn; thiết bị, vật tư và hàng hoá khác 500 tấn).
Cămpuchia: 3.000 tấn (do Bộ Quốc phòng giải quyết cụ thể và sẽ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để bổ sung).
Hàng dự trữ các loại cho quốc phòng và kinh tế: 32.800 tấn (xăng 16.500 tấn; điêden 1.000 tấn; dầu mỡ phụ 300 tấn; gạo 14.500 tấn; muối 500 tấn).
Hàng của quốc phòng thi hành theo Quyết định số 194-TTg (19.9.1973). Ban Thống nhất Trung ương, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Quốc phòng bàn bạc cụ thể với các Bộ chủ hàng để xác định rõ chi tiết về các mặt hàng bách hoá thực phẩm, y tế, văn hoá, thiết bị, vật tư và các loại hàng khác để chuẩn bị hàng, đóng gói, ghi rõ ký mã hiệu để ký hợp đồng vận chuyển vào trong theo thời gian quy định. Bộ Tài chính theo dõi chặt chẽ khối lượng hàng hoá chi viện chiến trường B, C, K trong mùa khô 1973-1974 và có kế hoạch cấp phát, thanh toán tài chính cho các Bộ chủ hàng và vận tải. Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch huy động phương tiện, vận tải các ngành đường biển, đường sắt, đường bộ để vận chuyển vào trong giao cho Đoàn 559 tiếp chuyển như đã quy định. Ban điều phối vận tải Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch vận chuyển; triển khai Ban điều hoà vận tải tại Đông Hà (Quảng Trị) để chỉ đạo việc tiếp nhận hàng chi viện miền Nam theo nhiệm vụ Trung ương giao.
- Quyết định số 113-TTg (7.5.1974) của Thủ tướng Chính phủ về việc viện trợ bổ sung thiết bị vật tư, hàng hoá, vốn, cán bộ, công nhân kỹ thuật cho B trong năm 1974 được xây dựng trên cơ sở Hiệp định viện trợ đã ký kết giữa Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời ngày 8.9.1971 và các Nghị định thư kèm theo; căn cứ theo đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về việc viện trợ bổ sung thiết bị, vật tư, hàng hoá và xây dựng cơ bản chi viện cho B trong năm 1974.
Quyết định đã giao nhiệm vụ cho Bộ Vật tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thủy lợi, Bộ Nội thương, Bộ Lương thực và thực phẩm, Bộ Điện và than, Bộ Cơ khí và luyện kim, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Thuỷ sản, Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội và các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch chi viện cho miền Nam; Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển người, vật tư, thiết bị, hàng hoá đến địa điểm giao nhận hàng; Bộ Tài chính bàn với Uỷ ban Thống nhất để cấp phát vốn cho các ngành, các địa phương.
Đối với các yêu cầu của Uỷ ban Thống nhất mà danh mục các mặt hàng chi viện cho miền Nam trong năm 1974 chưa đáp ứng được, các ngành giải quyết theo hướng sau:
Về máy ủi: loại 100 CV, Uỷ ban Thống nhất sử dụng 30 máy ủi nhập của Thuỵ Điển để cung cấp cho các khu, tỉnh cho đủ so với yêu cầu; loại 75CV, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương ký hợp đồng với Nhà máy Cơ khí nông nghiệp Hà Tây sản xuất 75 bộ lưỡi ủi để cải tạo 75 máy kéo 75CV thành máy ủi để giao cho miền Nam.
Về ô tô chở xăng dầu do thiếu loại đặc chủng nên giao cho Bộ Vật tư lắp 60 chiếc xi téc rời lên 60 xe vận tải để cấp cho miền Nam.
Về ô tô sửa chữa lưu động để bảo đảm nhu cầu sửa chữa cho chiến trường cho phép giao 20 xe nhập khẩu (loại không có máy tiện của Liên Xô) cho Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương thay cho 20 xe sản xuất trong nước; giao 20 xe sản xuất trong nước để chi viện cho miền Nam (vì 20 xe này có máy tiện). Bộ Cơ khí luyện kim khẩn trương hoàn thành việc sản xuất máy hàn 1 chiều để giao cho Nhà máy xe ca lắp ráp. Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội tìm mọi biện pháp để hoàn thành sớm việc sản xuất máy tiện T615M.
Về lôcô 75CV, rơmoóc vận tải và máy vũ khí nghi binh thì Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối lại, khi có nguồn hàng, kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Uỷ ban Thống nhất, Văn phòng Phủ Thủ tướng được giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thi hành.
- Quyết định số 24-TTg (29.1.1975) của Thủ tướng Chính phủ về việc chi viện kinh tế, văn hoá cho vùng giải phóng miền Nam năm 1975 được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của vùng giải phóng miền Nam, căn cứ vào đề nghị của Uỷ ban Thống nhất Chính phủ và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cũng như khả năng của các ngành ở Trung ương và địa phương.
Quyết định đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban Hành chính các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch chi viện năm 1975 cho vùng giải phóng miền Nam; Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ xây dựng kế hoạch phân bổ cụ thể. Để bảo đảm thực hiện kịp thời các chỉ tiêu chi viện các cơ sở và thiết bị đồng bộ cho vùng giải phóng miền Nam, ngoài việc huy động công nhân, cán bộ kỹ thuật của các ngành Trung ương đi theo thiết bị đường bộ, nếu cần thiết các Bộ, Tổng cục sẽ huy động cả cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc ngành mình ở địa phương.
- Quyết định số 102-TTg (5.4.1975) của Thủ tướng Chính phủ về việc chi viện đột xuất một số hàng cần thiết cho vùng giải phóng ở miền Nam được xây dựng trên cơ sở những đề nghị của Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng với việc xem xét khả năng chi viện của miền Bắc.
Quyết định đã ấn định bổ sung ngay cho các tỉnh duyên hải khu V và khu VI số gạo là 60.000 tấn, xăng dầu 10.000 tấn, dầu hoả 10.000 tấn. Đối với thuốc chữa bệnh, Uỷ ban Thống nhất làm việc với Bộ Y tế cho chở gấp số lượng thuốc theo chỉ tiêu kế hoạch 1975 đã được giao và bổ sung một số thuốc cần thiết khác (phòng dịch, chữa vết thương). Ban điều hoà vận tải Trung ương phân phối việc vận chuyển các loại hàng kể trên.
Ngoài ra, Văn phòng Phủ Thủ tướng còn căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt, quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định của Hội nghị liên tịch giữa Hội đồng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam để xây dựng Nghị quyết số 46-CP (18.3.1974) về phong trào thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khu vực Nhà nước; căn cứ vào quyết nghị trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 11.3.1974 để xây dựng Chỉ thị số 47-CP (20.3.1974) về công tác động viên, tuyển quân năm 1974 và Nghị quyết số 96-CP (23.4.1974) về tổ chức chỉ đạo phong trào cách mạng của quần chúng theo 3 hướng lớn nhằm đẩy mạnh thực hiện kế hoạch Nhà nước, thực hiện Nghị quyết 22 của Trung ương Đảng.
Nhiều văn bản giải quyết hậu quả chiến tranh và chính sách xã hội cũng được Văn phòng Phủ Thủ tướng quan tâm xây dựng, đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Chính phủ để sớm đưa vào cuộc sống.
Sự nghiệp giải phóng miền Nam đã trải qua một chặng đường dài 30 năm. Gần 1/3 thế kỷ nhìn lại những đóng góp trong lĩnh vực tham mưu, đề xuất, những cán bộ Văn phòng Phủ Thủ tướng ngày ấy, nay là Văn phòng Chính phủ không khỏi tự hào bởi những việc làm thầm lặng nhưng mang nhiều ý nghĩa của mình.
_______________________________
Bài được đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4).2005
TS Khổng Đức Thiêm
Nguồn: Bài được đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4)/2005
Bài liên quan
- Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Xem nhiều
-
1
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
2
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
3
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
4
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
-
5
Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trường tồn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*
-
6
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra sâu rộng, báo chí cách mạng Việt Nam đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ vững bản chất cách mạng. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là đòi hỏi mang tính thời sự, mà còn là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
Trong bối cảnh chuyển đổi số y tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, một số bệnh viện tuyến trung ương đã bước đầu ứng dụng truyền thông số hiệu quả trong tư vấn tâm lý – xã hội, kết nối cộng đồng và vận động nguồn lực, tuy nhiên, phần lớn bệnh viện tuyến tỉnh, huyện chưa có điều kiện triển khai đầy đủ. Bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tích hợp truyền thông số vào hoạt động công tác xã hội (CTXH) tại bệnh viện, góp phần định hướng phát triển CTXH bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, công bằng và thích ứng với bối cảnh số hóa y tế đến năm 2030.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Bình luận