Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1. Khái niệm, điều kiện và vai trò của mô hình quản lý- tự quản
Tự quản, theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê làm chủ biên, đó là: “tự mình trông coi, quản lý với nhau công việc của mình, không cần có ai điều khiển”(1). Tập thể lưu học học sinh có thể coi là một bản thể thống nhất. Do đó, mô hình quản lý tự quản (trong lưu học sinh) là mô hình để chính các em sinh viên nước ngoài tự quản lý lẫn nhau về các công việc của mình dưới sự giám sát và chỉ đạo của phòng Quản lý ký túc xá.
Điều kiện để phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng mô hình tự quản, trước hết, dựa trên số sinh viên nước ngoài đang theo học tại Học viện. Số liệu cụ thể từ năm 2014 đến nay, như sau:

Cùng với đó là các đoàn cán bộ nước ngoài tham gia các loại hình bồi dưỡng với thời gian từ một tháng trở lên (năm 2023: 26 học viên; năm 2024: 15 học viên tham gia lớp Bồi dưỡng Quản lý Báo chí, Xuất bản và Truyền thông). Loại hình lớp Bồi dưỡng này trong thời gian sinh hoạt tại ký túc xá cũng cần được đưa vào hệ thống quản lý. Và hình thức tự quản đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Thêm nữa, đó là sự xuất phát từ nhu cầu thực tế. Phòng Quản lý ký túc xá nhận thấy không thể không xây dựng mô hình tự quản. Trước hết, đó là nhu cầu quản lý lưu học sinh của phòng Quản lý ký túc xá; thứ hai từ chính nhu cầu được “tự quản” của cộng đồng sinh viên nước ngoài. Nhu cầu được tự quản là nhu cầu chính đáng và xuất phát từ thực tiễn. Vì chỉ các em mới có thể hiểu và biết cách bày tỏ nhu cầu của bản thân với các phòng ban, khoa và học viện.
Phòng Quản lý ký túc xá cũng nhận thấy thông qua đội quản lý tự quản, học viện sẽ nắm được sát sao hơn các vấn đề trong học tập, đời sống của cộng đồng sinh viên nước ngoài.
2. Cách xây dựng mô hình tự quản trong lưu học sinh
Cộng đồng lưu học sinh tự quản đã được phòng Quản lý ký túc xá đã xây dựng như sau:
Trước hết là sự thống nhất trong việc xác định các đơn vị tự quản. Theo đó, đơn vị nhỏ nhất trong mô hình tự quản của lưu học sinh là tổ tự quản trực thuộc lớp học hành chính – tức là lớp học của khoa mà lưu học sinh được đào tạo, ví dụ: lớp KTCT k40 có 05 sinh viên nước ngoài; vậy các em là một tổ tự quản Các tổ tự quản thuộc sự điều hành của khối trưởng khối tự quản của tập thể lưu học sinh.
- Đơn vị tự quản lớn hơn tổ tự quản là khối tự quản. Khối là đơn vị tự quản tính theo khóa học (gọi tắt là một K (khối). Một khối tự quản được tạo thành từ nhiều tổ tự quản của cùng một khóa học. Ví dụ, một khóa học (một K) có số sinh viên nước ngoài là 100 sinh viên, thuộc nhiều khoa. Vậy khối tự quản đó sẽ do nhiểu tổ tự quản trong một khóa đó tạo nên. “Khối trưởng khối tự quản” là chức danh để thực hiện nhiệm vụ quản lý các lưu học sinh trong cùng một khối – cũng là một khóa.
- Nhóm tự quản là đơn vị tự quản theo “hệ thống dọc” của các ngành/ chuyên ngành. Ví dụ, nhóm sinh viên ngành Báo chí; nhóm sinh viên ngành Chính trị học…
- Đơn vị cuối cùng là Lớp tự quản. Đây là đơn vị tự quản căn cứ vào đặc thù rất riêng của loại hình lớp học mà lưu học sinh tại Học viện đang tham gia. Phân biệt “loại hình lớp học” là xét về môn học. Loại hình lớp đầu tiên mà lưu học sinh phải theo học là lớp tiếng Việt, và không có sinh viên Việt Nam. Lớp này, các em chỉ học một môn là tiếng Việt ngoại ngữ. Loại hình lớp thứ hai là các lớp học theo tên tín chỉ. Loại lớp này có sự tham gia của sinh viên Việt Nam, trong đó, tỉ lệ lưu học sinh chiếm số ít. Do đó, mô hình tự quản theo đơn vị Lớp chủ yếu hướng tới loại Lớp tiếng Việt.
Lưu học sinh cũng được xây dựng các tổ chức khác như Đảng, Đoàn, Hội Đồng hương, Hội Cựu sinh viên. Các em cũng có kế hoạch hành động thông qua hệ thống quản lý của học viện. Tất cả các đơn vị trên đều được thông qua Ban lãnh đạo ký túc xá. Bởi lẽ, đây là đơn vị cơ sở, cũng là đơn vị đầu tiên và cuối cùng tiếp nhận và xác nhận các thủ tục sau khi lưu học sinh hoàn thành quá trình tiếng Việt chuẩn đầu ra để được học tập tại Việt Nam; và kết thúc bốn năm du học. Phòng Quản lý Ký túc xá cũng là đơn vị nòng cốt thực hiện phương châm “ba sẵn sang, bốn tại chỗ” trong mọi trường hợp lưu học sinh cần ứng cứu khẩn cấp.
3. Xây dựng phương châm quản lý bằng mô hình lưu học sinh tự quản
Từ thực tiễn, phòng Quản lý ký túc xá nhận thấy mô hình lưu học sinh tự quản cần được xây dựng dựa trên ba phương châm căn cốt sau đây:
Thứ nhất, phương châm tôn trọng. Các nội dung cơ bản nhất của phương châm này là tôn trọng sự khác biệt văn hóa của cộng đồng lưu học sinh với văn hóa Việt Nam; tôn trọng phương pháp quản lý của đội tự quản; tôn trọng và cân nhắc các quyết định (sau khi được xem xét) của đội tự quản. Trong đó, phương châm tôn trọng sự khác biệt văn hóa là quan trọng vào loại bậc nhất bởi lẽ phương châm này thể hiện sự hội nhập của hai phía Việt Nam và các quốc gia khác.
Thứ hai, phương châm sát sao. Nội hàm của phương châm này là sự “đồng hành”, “cùng nhau” trong việc kiểm tra, đôn đốc đội tự quản trong công việc. Vì đội tự quản (nói chung cho các đơn vị tự quản) chính là “cánh tay phải” của phòng Quản lý ký túc xá trong việc nắm bắt tình hình lưu học sinh.
Thứ ba, phương châm hài hòa. Phương châm này đề cao sự cân đối, nhịp nhàng, vừa sức, hòa hợp trong cách làm việc giữa Việt Nam (mà đại diện là Học viện) và quốc tế (mà đại diện là đội tự quản). Biểu hiện của phương châm hài hòa là sự không áp đặt; cũng như không có sự “giãn biên” quá lớn trong khâu quản lý sinh viên nước ngoài.
Tóm lại, mô hình tự quản trong “khối” lưu học sinh nước ngoài đã phát huy tối đa năng lực quản lý lẫn nhau và giúp cho việc học tập, sinh hoạt của lưu học sinh tại học viện đạt hiệu quả tốt đẹp. Học viện đã xây dựng mô hình tự quản trong lưu học sinh trên ba nguyên tắc căn cốt sau đây: tôn trọng văn hóa quốc tế, sát sao giám sát các đơn vị tự quản, hài hòa giữa các yếu tố tham gia trong quá trình quản lý.
_____________________________________________________
(1) Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Tr 1077.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chất lượng báo chí
-
5
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
6
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Short video trong xây dựng thương hiệu YouTube của cơ quan báo chí hiện nay: Vai trò, vấn đề đặt ra và một số giải pháp
Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng thay đổi, short video (video ngắn) đang trở thành một công cụ chiến lược giúp các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu hiệu quả trên nền tảng YouTube. Với ưu thế về thời lượng ngắn, tính sinh động và khả năng lan truyền nhanh, short video không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thông tin tức thì mà còn góp phần tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu, thu hút người xem và mở rộng tầm ảnh hưởng trên không gian số. Bài viết này sẽ phân tích rõ vai trò của short video trong hoạt động định hình và phát triển thương hiệu cơ quan báo chí trên YouTube – một trong những nền tảng truyền thông số lớn nhất hiện nay.
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina từ đầu năm 2022 đến nay là một biến cố địa - chính trị lớn có những tác động sâu rộng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Là một quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng, nền kinh tế hội nhập sâu rộng và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại. Bài viết phân tích làm rõ một số tác động của cuộc xung đột đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của Việt Nam, bao gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Bình luận