Bác Hồ với những bài thơ Xuân
Năm Nhâm Ngọ (1942) Bác viết thơ chúc Tết:
“Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi
Năm cũ qua rồi chúc năm mới
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau
Chúc Việt minh ta ngày càng tiến tới
Năm nay là năm rất vẻ vang
Cách mệnh thành công khắp thế giới”
Bài thơ này đã được in trên tờ báo Việt Nam độc lập xuất bản tại chiến khu Việt Bắc.
Rồi trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, thơ Bác gắn với từng thời kỳ cả về nhiệm vụ cách mạng và niềm vui chiến thắng. Năm Bính Tuất (1946) thơ Xuân của Người còn mang âm hưởng hào hùng của những ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bác viết:
“Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
Tiếng kèn kháng chiến vang dội non sông
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng
Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập nhất định thành công”
Đó là những ngày rời Thủ đô trên đường lên chiến khu Việt Bắc, Bác đã dừng chân nghỉ ở nhà cụ Khản, xóm Lai Cài, xã Cầu Kiệu, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây và cùng nhân dân ta ăn một cái Tết cổ truyền của dân tộc trong những ngày cam go ác liệt của cuộc kháng chiến. Đêm đó sau khi họp với Chính phủ xong Bác lên xe ô tô đến Đài Tiếng nói Việt Nam đặt tại hang Chùa Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ để kịp đọc lời Chúc mừng năm mới với bài thơ đó trước phút giao thừa thiêng liêng.
Năm Kỷ Sửu (1949) khi cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt diễn ra được 3 năm, Bác viết:
“Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua”
Cuộc kháng chiến trường kỳ càng nhiều khó khăn gian khổ và hy sinh. Bác lại có thơ chúc Tết động viên và khuyến khích chiến sĩ và đồng bào ta vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất. Trong bài thơ Xuân năm Nhâm Thìn (1952) Bác viết:
“Xuân này xuân năm Thìn
Kháng chiến vừa sáu năm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm
Chiến sĩ thì giết giặc
Đồng bào thì tăng gia
Năm mới thi đua mới
Thắng lợi ắt về ta
Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân”
Và chính những vần thơ Chắc thắng trăm phần trăm ấy thành lời tiên đoán diệu kỳ. Chỉ hai năm sau – mùa xuân năm Giáp Ngọ (1954) thực dân Pháp đã thua thảm hại sau chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Cách mạng Việt Nam tiến lên trong giai đoạn mới – xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Xuân Tân Sửu (1961) Bác viết thơ chúc Tết:
“Chúc miền Bắc hăng hái thi đua
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới
Chúc hoà bình thống nhất thành công
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!”
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng ác liệt, giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc bằng cuộc chiến tranh phá hoại; cả hai miền Nam – Bắc đều phải trực tiếp chiến đấu. Máu đổ ở cả hai miền nhưng chiến công cũng nở rộ suốt một dải non sông. Bác làm thơ Xuân chúc mừng và động viên đồng bào và chiến sĩ trong bài thơ Tết năm Đinh Mùi (1967):
“Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa”
Đã thành một cái lệ - đúng ra là một mỹ tục thật thiêng liêng – trước lúc giao thừa hàng triệu tâm hồn và trái tim nén từng nhịp đập để nghe Bác đọc thơ chúc Tết vào thời khắc giao mùa. Mùa xuân Mậu Thân (1968) bài thơ Bác là lời hịch, lời hiệu triệu thôi thúc cả nước tiến lên trong trận tổng tiến công và nổi dậy lịch sử làm rung chuyển cả Lầu Năm Góc và Tòa Bạch ốc tận bên kia nửa vòng trái đất:
“Xuân này hơn hẳn với xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”
Cũng mùa xuân năm ấy Bác viết một bài thơ tặng các đại biểu Quốc hội:
“Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm
Vẫn vững hai vai việc nước nhà
Kháng chiến dân ta đang thắng lợi
Tiến lên, ta cùng con cháu ta”
Lời Bác là lời sông núi thôi thúc quân đi như thác vỗ bờ trong khí thế hào hùng của người chiến thắng. Mùa xuân Kỷ Dậu (1969) Bác có bài thơ chúc Tết thật cảm động và thiêng liêng. Và chẳng thể ai ngờ đó lại là bài thơ Xuân cuối cùng của Người:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì Độc lập, vì Tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”
Bác ra đi để lại bao niềm tiếc thương vô hạn đối với mỗi con người Việt Nam. Không những thế còn là một khoảng trống không gì bù đắp nổi mỗi độ Tết đến Xuân về. Từ giao thừa 1970 không còn những giây phút thiêng liêng xúc động bồi hồi được đón nghe thơ Bác – như đã có một nhạc sĩ ghi lại trong bài hát nổi tiếng Hướng về Hà Nội: “Ôi nhớ chiều ba mươi Tết, chen giữa đào hoa khoe sắc là phút thiêng liêng đón nghe thơ Người, Hà Nội ơi!...”
Hạnh phúc của chúng ta được đón nghe thơ Bác đêm Giao thừa khi cả nhà quây quần sau những tháng ngày xa cách - trước bàn thờ Tổ tiên, bên mâm cỗ Tất niên – như nín thở nghe từ chiếc radio nhỏ giọng nói Bác Hồ. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”
Sáu mùa Xuân sau, lời tiên đoán cũng là ước vọng thiêng liêng nhất, lớn lao nhất của Người đã thành hiện thực – mùa xuân năm Kỷ Mão (1975) cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng nhất của dân tộc ta toàn thắng – non sông liền một dải.
Và cứ mỗi độ Xuân về chúng ta lại bồi hồi nhớ Bác, lại có một nỗi thèm khát đến cháy lòng được nghe những vần thơ Xuân chan chứa nghĩa tình của một con người giản dị mà vĩ đại nhất.
Bác vẫn đang ở bên mỗi chúng ta khi mùa Xuân về cùng những ước vọng thiêng liêng...
“Bác ơi! Tết đến, Giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân...”.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
Thành Tùng
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận