Bài 2: Tính khoa học là đặc tính cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 1: Mệnh lệnh từ cuộc sống, sự thôi thúc từ trái tim
Bài 2: Tính khoa học là đặc tính cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài 3: Tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh - tầm nhìn, bản lĩnh và hành động
Bài 4: Nhân văn - nguồn sáng làm nên tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhận thức thấu đáo, giải quyết sáng tạo tính phổ biến và tính đặc thù của cách mạng Việt Nam
Điểm xuất phát mà cũng là chỗ hướng đích của nhận thức để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là thực tiễn. Thực tiễn đó là hoàn cảnh lịch sử trong nước, trước tình cảnh nước mất nhà tan, cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ, phải tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, đưa dân tộc từ vong quốc nô tới độc lập, tự do, thức tỉnh con người về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Thực tiễn đó là lao động vô sản hóa, gắn liền lao động, học tập và tranh đấu trong suốt cuộc hành trình đi tìm chân lý kéo dài 30 năm (1911-1941).
Người đi về phương Tây, đến tận sào huyệt của kẻ thù là nước Pháp để tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tìm ra con đường đánh đổ nó để giải phóng dân tộc. Thực tiễn đó còn là khảo sát tình hình thế giới, nhận rõ bạn - thù, tiếp thu ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và giác ngộ Chủ nghĩa Mác -Lênin, từng bước một, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Khảo sát mọi học thuyết để định hình bằng sự lựa chọn Chủ nghĩa Lênin, Chủ nghĩa Mác-Lênin, đạt tới bước ngoặt từ người yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản. Trong cuộc hành trình tư tưởng ấy, Nguyễn Tất Thành-Văn Ba-Nguyễn Ái Quốc đã từ thực tiễn mà hình thành lý luận cách mạng, giác ngộ về lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giai cấp và dân tộc, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính độc lập tự chủ “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp Người tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất khi tiếp cận tư tưởng thiên tài của Lênin về quyền tự quyết của các dân tộc và phát hiện ra quy luật tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trở thành sợi chỉ đỏ, bao trùm, xuyên suốt hệ thống tư tưởng của Người. Với Việt Nam, yêu cầu giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu trên lập trường giai cấp công nhân. Và CNXH Việt Nam là quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tới CNXH, đó là một tất yếu lịch sử do thời đại quy định. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đó là đặc điểm to nhất của Việt Nam trên con đường tới CNXH. Hơn nữa, cách mạng trước hết phải có Đảng, Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, như con tàu không có bàn chỉ nam. Chủ nghĩa ấy, Người đã lựa chọn là chủ nghĩa Lênin, Mác-Lênin vì nó là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất(1).
Nhờ quan điểm thực tiễn, thấm nhuần chỉ dẫn của Lênin “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể, đó là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác” mà Hồ Chí Minh xác định đúng sự kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, trước hết ở trong quy luật thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam “kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam”. Đó là những phát kiến lý luận quan trọng của Người.
Cống hiến nhiều tư tưởng, quan điểm mới mẻ về Đảng
Là nhà tư tưởng, nhà tổ chức thiên tài của cách mạng Việt Nam, Người xác định, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là bản chất, là nguyên tắc tối cao của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người chỉ dẫn cho chúng ta: “Thực hành sinh ra hiểu biết. Hiểu biết tiến lên lý luận. Lý luận lãnh đạo thực hành”(2).
Đó là một tư tưởng lớn, thấm nhuần quan điểm thực tiễn, là cơ sở khoa học để “lý luận liên hệ với thực tiễn”, “học đi đôi với hành”, “nói đi đôi với làm” như Người thường xuyên căn dặn chúng ta.
Tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn thể hiện rõ ở quan điểm phát triển, quan điểm đổi mới gắn liền với hội nhập quốc tế. Người có tư tưởng đổi mới, hội nhập từ rất sớm. Người đưa ra thông điệp với quốc tế và thế giới: “Việt Nam mong muốn là bạn của các nước dân chủ, Việt Nam quyết không thù oán với một ai”, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế, thêm bạn bớt thù, kiến tạo môi trường hòa bình để phát triển. Vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại, ở Việt Bắc, tại an toàn khu (ATK), Người viết hai tác phẩm quan trọng “Đời sống mới” (tháng 3.1947, lấy bút danh là Tân Sinh) và “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10.1947, với bút danh là X.Y.Z). “Đời sống mới” giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cái cũ và cái mới, nêu cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính trong đời sống hằng ngày của mỗi người, xây dựng lối sống mới, văn hóa mới...
“Sửa đổi lối làm việc” là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới khi Đảng đã cầm quyền và trước hết phải đổi mới Đảng để thúc đẩy đổi mới xã hội, chọn mắt khâu xung yếu, đột phá là “phải sửa đổi lối làm việc của Đảng”, tức là đổi mới phương pháp, phương thức, phong cách lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Người nêu ra 12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng. Chỉ với 456 từ, 12 điều ấy đã định hình một chủ thuyết, học thuyết xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”.
Tác phẩm của Người nổi bật một tư tưởng lớn “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”, nhấn mạnh đặc biệt tới chất lượng đội ngũ cán bộ, cách lãnh đạo, cách dùng người, kể cả trọng dụng nhân tài ngoài Đảng, có tính thời sự và hiện đại tới ngày nay đối với Đảng ta. Người còn viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (1948), “Dân vận” (1949) cũng thấm nhuần tư tưởng đổi mới trên những định hướng khoa học - nhân văn và dân chủ. Đó là những chỉ dẫn quan trọng có tầm chiến lược để tạo động lực phát triển, củng cố mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân, để toàn Đảng, toàn dân nỗ lực vượt bậc làm cho “kháng chiến tất thắng”, “kiến quốc tất thành”, bằng sức mạnh “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”(3).
Vấn đề quyết định là Đảng phải thật trong sạch, thật vững mạnh, sự lãnh đạo của Đảng phải đúng đắn, sáng suốt, lãnh đạo một cách khoa học, một cách dân chủ, lãnh đạo bằng sự gương mẫu, nêu gương và trách nhiệm nêu gương, nhất là của cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo. Giá trị khoa học này trong tư tưởng Hồ Chí Minh đang soi sáng cho Đảng ta hiện nay trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thấm nhuần lời dạy của Người: “Đảng là đạo đức, là văn minh”(4), “một tấm gương sống còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”, một cách thực tiễn và dung dị “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tính khoa học đặc biệt nổi bật khi Người nói về “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, về “thực hành dân chủ, xây dựng nhà nước dân chủ - pháp quyền-nhân nghĩa” của dân, do dân, vì dân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ thực chất của nhân dân; về công tác mặt trận, thực hành đại đoàn kết, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ô. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi Người chỉ đạo cuộc vận động “3 xây, 3 chống”, Người coi đây thực sự là một cuộc cách mạng nội bộ, Người đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm và đạo đức gương mẫu của cán bộ, đảng viên(5).
Chống chủ nghĩa cá nhân như chống “giặc nội xâm”, kẻ thù nguy hiểm nhất, phải ra sức “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đây là một trong những tác phẩm cuối đời của Người, cũng là chủ đề thường trực mà Người quan tâm suốt đời, kết tinh trong bản "Di chúc" thiêng liêng “trước hết nói về Đảng” và “đầu tiên là công việc với con người”.
Giá trị lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh còn đem lại những kiến giải khoa học sâu sắc về CNXH và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Người đặt nền móng cho lý luận CNXH khoa học và xây dựng CNXH trong tính đặc thù Việt Nam, ở Việt Nam, đem lại câu trả lời sáng tỏ nhất cho những câu hỏi lớn nhất: CNXH là gì? Vì sao lại lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa như một tất yếu và xây dựng CNXH ở Việt Nam như thế nào? Bằng những biện pháp, phương pháp nào? với những điều kiện và bước đi cụ thể ra sao? Tính dân tộc, tính nhân dân, tính sáng tạo và đổi mới được thể hiện đậm nét trong lý luận Hồ Chí Minh về CNXH.
Theo Hồ Chí Minh, CNXH là “dân giàu, nước mạnh”, là “dân chủ và công bằng”, là hạnh phúc của người dân từ cơm ăn, áo mặc, học hành đến quyền dân chủ và làm chủ. Người chủ trương “làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân”, “không làm gì trái ý dân”, “ra sức giải phóng sức dân, phát triển sức dân, bồi dưỡng sức dân và tiết kiệm sức dân”. Cách làm tốt nhất để có CNXH là “đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân”. Phải thấy rõ “CNXH cộng với khoa học là nguồn sức mạnh vô tận”, phải chú trọng đồng bộ từ củng cố chế độ chính trị đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người, vì lợi ích của người dân, trước mắt và lâu dài. Phải kết hợp toàn diện các mặt, các lĩnh vực, gắn liền xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa bằng sức mạnh đối nội, đối ngoại, quốc phòng và an ninh. Phải học tập, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm và bài học từ các nước anh em chứ không máy móc, giáo điều, chủ quan, biệt phái.
Có thể nói, tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là tư tưởng của Người về CNXH và xây dựng CNXH nổi bật các yêu cầu “đúng quy luật, thuận lòng dân, hợp thời đại”, sao cho “đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ”(6). Đó là quan điểm phát triển mà nhà tư tưởng mác-xít lỗi lạc, nhà biện chứng thực hành xuất sắc Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn và tự mình thực hành để nêu gương cho chúng ta noi theo./.
(còn nữa)
_______________________________
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.2, tr.289 (Đường cách mệnh).
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.7, tr.120.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.13, tr.119, 455.
(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.12, tr.403.
(5) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.14, tr.142, 421.
(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T.13, tr.438.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 20.5.2022
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 19: Thanh niên với khát vọng phát triển đất nước
-
2
Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể
-
3
Học viện tổ chức Gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
-
4
Trao đổi tọa đàm giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị khu vực I về các mặt công tác
-
5
Mạch Nguồn số 18: 78 năm vững bước dưới cờ Đảng
-
6
Mạch nguồn số 17: Ứng xử trên mạng xã hội của trí thức trẻ
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đến thăm và chúc mừng Học viện nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023
Sáng 27.1.2023 (mùng 6 Tết Quý Mão), GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đến thăm và chúc mừng Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023.
Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam
Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam
(LLCT&TTĐT) Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đây là chân lý đã được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những thành tựu to lớn đạt được trên các mặt của đất nước ta hiện nay đã khẳng định con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn là đúng đắn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và sự kiên định của dân tộc ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh thần Đại hội XIII của Đảng
Nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh thần Đại hội XIII của Đảng
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ tự giác, thường xuyên của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, việc rèn luyện đạo đức cách mạng theo chỉ dẫn của Người và tinh thần Đại hội XIII của Đảng chính là góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tại Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại của Đảng có những điều chỉnh, bổ sung, phát triển, vừa phù hợp với xu thế quốc tế, vừa phù hợp với chuyển biến của thực tiễn đất nước sau 35 năm đổi mới. Bài viết làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII.
Tiếp tục thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, gia đình liệt sĩ
Tiếp tục thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, gia đình liệt sĩ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm, tri ân công lao to lớn và sự mất mát, hy sinh của thương binh, liệt sĩ và gia đình vì độc lập, tự do của Tổ quốc và nhân dân ta. Di huấn của Người đối với thương binh, liệt sĩ còn vẹn nguyên giá trị, có ý nghĩa sâu sắc để mỗi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục noi gương, học tập và có trách nhiệm thực hiện di huấn của Người đối với công tác “đặc biệt quan trọng” này. Bài viết kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ (27.7.1947-27.7.2022)
Bình luận