Cách mạng Tháng Mười Nga tiếp tục định hướng xu thế phát triển của thời đại trong thế kỷ XXI
Ngày 7.11.1917, cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga nổ ra thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong đời sống chính trị nhân loại, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Tầm vóc vạch dòng thời đại của Cách mạng Tháng Mười đã đặt nền móng hiện thực cho xu hướng đi lên CNXH như một tất yếu khách quan, không thể bị đảo ngược. Hơn một thế kỷ đi qua, lịch sử thế giới đã trải qua biết bao thăng trầm, khúc quanh khắc nghiệt, nhưng Cách mạng Tháng Mười, với những giá trị bất diệt, vẫn mãi mãi là sự kiện vạch sáng thời đại, vạch sáng tương lai; lý tưởng và con đường của Cách mạng Tháng Mười vẫn tỏa sáng, định hướng cho xu thế phát triển của thời đại với những mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1. Xét trên bình diện lịch sử toàn thế giới, Cách mạng Tháng Mười đã “mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”(1). Thật vậy, Cách mạng Tháng Mười là khâu đột phá đầu tiên vào dinh lũy của chủ nghĩa tư bản, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong sợi dây chuyền, phá vỡ một mảng lớn hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động ở các nước tư bản nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN - theo tấm gương của nước Nga.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, từ chỗ còn là một “bóng ma ám ảnh châu Âu”, CNXH đã tồn tại trên thực tế và trở thành xu thế không thể đảo ngược của lịch sử nhân loại. Hệ thống XHCN thế giới được xác lập ảnh hưởng to lớn đến xu thế phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại. Với sự xuất hiện và tồn tại gần 80 năm của nước Nga Xôviết và sau đó là Liên bang Xôviết (Liên Xô), nhân loại đã được chứng kiến những biến đổi kỳ diệu của đời sống con người trên diện tích một phần ba trái đất, chiến thắng oanh liệt của Hồng quân Liên Xô cứu loài người khỏi thảm họa phát xít và rất nhiều thành tựu to lớn mà CNXH hiện thực đã mang lại.
Dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười, cao trào cách mạng thế giới trong những năm 1918-1923, đặc biệt là ở các nước Tây Âu, đã thực sự làm chấn động dinh luỹ của chủ nghĩa tư bản. Cùng với đó, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở hầu khắp các châu lục được thức tỉnh, vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ngày càng mạnh mẽ và từ sau chiến tranh thế giới thứ II trở thành cao trào, liên tiếp giành thắng lợi, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, đưa độc lập dân tộc trở thành chân giá trị phổ biến mang tính thời đại. Từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, trong thế kỷ XX đã có trên 100 quốc gia giành được độc lập với hàng tỷ người thoát khỏi ách đô hộ, áp bức, bóc lột của ngoại bang; nhiều quốc gia - dân tộc ở châu Âu, châu Á và khu vực Mỹ Latinh đã lựa chọn con đường xây dựng CNXH cho định hướng phát triển của đất nước mình.
Thực tế lịch sử hơn một thế kỷ qua đã chỉ rõ, Cách mạng Tháng Mười không phải là sản phẩm "thuần tuý Nga", mà là cuộc cách mạng mang ý nghĩa thời đại của thế kỷ XX. Bằng sức mạnh của CNXH, Liên Xô đã trở thành lực lượng chủ yếu đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), cứu nhân loại thoát khỏi thảm hoạ diệt vong, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân do chủ nghĩa đế quốc phát động trong nhiều thập niên sau chiến tranh lạnh. Cách mạng Tháng Mười và sự tồn tại của hệ thống XHCN, đứng đầu là Liên Xô, đã trở thành thành trì của hòa bình thế giới, chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH trên phạm vi toàn thế giới trong thế kỷ XX, đồng thời còn có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình phát triển của thế giới hiện đại những năm đầu thế kỷ XXI.
2. Tuy nhiên, lịch sử bao giờ cũng có những thăng trầm khắc nghiệt. Hơn 70 năm sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, nhân loại đã phải chứng kiến nhiều biến động dữ dội trong đời sống chính trị thế giới. Sự tan vỡ của thể chế XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cùng với sự khủng hoảng rồi dẫn tới thoái trào của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, đã ảnh hưởng khá tiêu cực đến sự nghiệp cách mạng của các dân tộc đang phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
Lợi dụng sự kiện đó, các thế lực đế quốc, thù địch đẩy mạnh cuộc phản kích chống phá CNXH và phong trào cách mạng thế giới, tìm mọi cách, với nhiều luận điệu khác nhau, hòng phủ nhận giá trị vạch thời đại của Cách mạng Tháng Mười, từ đó tiến tới phủ nhận những thành tựu mà CNXH hiện thực đạt được trong suốt hơn một thế kỷ qua. Trong khi đó, với bản chất không hề thay đổi, lại được che đậy bằng nhiều ngôn từ rất mỹ miều, các thế lực tư bản quốc tế vẫn đang tiếp tục thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới (chủ nghĩa thực dân thời toàn cầu hóa) đối với các quốc gia - dân tộc còn đang trong tình trạng kém phát triển về kinh tế, với đủ mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây nên những hậu quả rất nặng nề ở các nước đang và kém phát triển.
Mặc dù đã có rất nhiều biến cố lớn diễn ra trong khoảng ba thập niên trở lại đây, mà biến cố lớn nhất là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng không phải vì thế mà Cách mạng Tháng Mười mất đi ý nghĩa lịch sử của nó như giọng điệu tuyên truyền của các thế lực đế quốc, thù địch. Lịch sử có những đoạn quanh co, có bước thăng trầm nhưng CNXH, một mô hình nhà nước kiểu mới, một bước tiến của văn minh nhân loại xuất hiện từ Cách mạng Tháng Mười vẫn là xu thế của thời đại, là hình mẫu lý tưởng mà nhân loại tiến bộ hướng tới.
Những thành tựu vĩ đại của CNXH hiện thực trong hơn một thế kỷ qua, nhất là thành tựu cải cách, đổi mới ở các nước XHCN còn lại, ngày càng chứng tỏ thêm bản chất ưu việt của chế độ XHCN, sức sáng tạo, năng lực đổi mới và những đóng góp của các nước XHCN cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội. Ngày nay, mặc dù CNXH hiện thực vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, phong trào XHCN thế giới chưa hòan toàn vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nhưng trên thế giới hiện vẫn tồn tại một số quốc gia, chiếm 1/5 diện tích toàn cầu với gần 1,5 tỷ người, đi theo định hướng XHCN; không chỉ thế, hàng chục đảng cộng sản, đảng công nhân với hàng chục triệu đảng viên vẫn đang có ảnh hưởng chính trị to lớn ngay cả ở những nước tư bản phát triển; lý tưởng về một xã hội công bằng, nhân văn mà Cách mạng Tháng Mười đã chỉ ra cho đến nay vẫn có sức hấp dẫn ở hàng chục quốc gia đã giành được độc lập, đang trên đường thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu...
Sự tìm tòi, khai phá mô hình phát triển của các nước XHCN do đảng cộng sản cầm quyền, dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ của các đảng cộng sản chưa cầm quyền, sự sáng tạo các hình thức liên hệ, tập hợp lực lượng mới của các đảng cộng sản, công nhân và những làn sóng mới của trào lưu cánh tả ở các khu vực trên thế giới đã và đang tiếp tục trở thành những nhân tố tích cực có sức lôi cuốn và ảnh hưởng rộng lớn, thật sự có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc bảo vệ, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh quốc tế mới. Đó là thực tế sinh động chứng tỏ tính đúng đắn và hợp quy luật lịch sử của con đường phát triển được khai vạch từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thời đại đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên CNXH. Đây là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, nhưng là một quá trình lịch sử lâu dài đầy khó khăn, phức tạp. V.I.Lênin từng chỉ rõ: nếu hình dung lịch sử như một con đường thẳng tắp, trơn tru là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận. Người cũng nhấn mạnh: "Sự xuất hiện một giai cấp mới trên vũ đài lịch sử với tư cách là người lãnh đạo xã hội, không bao giờ diễn ra mà không có một thời kỳ "tròng trành" hết sức dữ dội, một thời kỳ chấn động, đấu tranh và bão táp, đó là một mặt; mặt khác không bao giờ diễn ra mà không có một thời kỳ mò mẫm, thí nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương pháp mới đáp ứng đúng với tình thế khách quan mới"(2).
Quan điểm này của V.I.Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt phương pháp luận khi nhận thức về xu thế phát triển của thời đại ngày nay, là cơ sở lý luận khoa học để các đảng cộng sản tiếp tục kiên trì quan niệm đúng đắn rằng: sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH là một quá trình lịch sử lâu dài, gồm nhiều thời kỳ vận động dích dắc, phức tạp. Chỉ có nắm được quy luật và lôgic vận động của thế giới và thời đại, mới giúp cho các đảng cộng sản vững vàng lập trường cách mạng, không dao động và vững niềm tin vào thắng lợi của con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cộng sản Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”(3). Và Người chỉ ra: “Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường của V.I.Lênin - con đường Cách mạng Tháng Mười Nga; muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(4). Theo ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười soi rọi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước - kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH. Và đến nay, sau hơn bảy thập niên tôi luyện và thử thách, kể cả trong những thời điểm gay go nhất, khi hệ thống XHCN, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự khủng hoảng nghiêm trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong bối cảnh hiện nay, dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với những thách thức gay gắt từ xu thế toàn cầu hoá và sự chống phá ngày càng quyết liệt, tinh vi của các thế lực đế quốc, phản động, thì hệ giá trị độc lập dân tộc và CNXH, trong ý thức và trong hành động, vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là “quốc bảo” phù hợp với xu thế thời đại; sẽ đưa nhân dân Việt Nam tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những thành công mới của cách mạng Việt Nam vừa thể hiện, vừa góp phần thúc đẩy trào lưu chính trong giai đoạn hiện nay của thời đại - tiếp tục quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới những thập niên đầu của thế kỷ XXI dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã không còn tồn tại với tư cách là một hệ thống thế giới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế chưa vượt qua tình trạng khủng hoảng, song không có nghĩa là quy luật tiến hóa của xã hội loài người - đi lên CNXH, đã bị triệt tiêu. Trên phạm vi toàn thế giới, nhiều quốc gia - dân tộc vẫn định hướng sự phát triển của đất nước theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười. Từ khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đến nay đã qua hơn một thế kỷ, tuy nhiên lý tưởng cao đẹp của cuộc cách mạng này vẫn đang và sẽ tiếp tục cổ vũ nhân loại tiến lên trên con đường phát triển theo định hướng XHCN, mà không trở ngại nào, không xu hướng đối lập nào có thể ngăn cản. Cách mạng Tháng Mười thực sự là mốc son mở ra một thời đại mới, một sự nghiệp mới trong lịch sử nhân loại - sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới. Vì thế nó không thể bị lãng quên, cho dù “cách mạng XHCN quốc tế sẽ có thể trải qua những đột biến gian khổ đến mấy đi nữa”(5).
Lẽ tất nhiên, Cách mạng Tháng Mười có vinh dự là sự đột phá, mở đường, còn “bao giờ và trong thời hạn nào thì những người vô sản nước nào sẽ hòan thành được sự nghiệp ấy, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng, chính là băng đã tan, đường đã mở, lối đã vạch ra rồi”(6). Với Cách mạng Tháng Mười và với lý tưởng cao đẹp của nó, “cách mạng quốc tế tương lai sẽ xây dựng nên lâu đài xã hội chủ nghĩa của mình”(7). Và đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”(8).
Trong bối cảnh thế giới phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó lường hiện nay, giá trị và ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười vẫn luôn tỏa sáng: Chỉ có đi theo con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã khơi nguồn, mở lối, thì các nước mới giành được độc lập thực sự cả về chính trị và kinh tế; mới ngày càng nâng cao vị thế của quốc gia - dân tộc mình trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười cũng cho thấy rõ sức mạnh sáng tạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh tự giải phóng và mở đầu cho sự nghiệp kiến tạo xã hội mới chưa từng có hình mẫu trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi đó còn chứng tỏ trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì CNXH, dân chủ và CNXH chẳng những là mục tiêu, mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người tới tự do, bình đẳng, công bằng, văn minh. Khúc quanh hiện nay của phong trào cách mạng thế giới, dù có làm cho sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH bị kéo dài thêm, song không thể đảo ngược được. Con đường của thời đại, con đường mà nhân loại đang đi tới chính là con đường thắng lợi của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH./.
________________________________
(1), (6) V.I. Lênin (1978), t.44, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, T.44, tr.184-185, 187.
(2), (5), (7) V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, T.36, tr.235, 473, 473.
(3), (8) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG, H., T.15, tr. 388, 387.
(4) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG, H., T.2, tr. 603.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 9.11.2020
Bài liên quan
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
- Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
- Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
- Đôi nét về triết học ngoài mác-xít hiện đại
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, mặc dù không để lại những tác phẩm chuyên nghiên cứu về quản lý phát triển xã hội, nhưng qua các tác phẩm về kinh tế - chính trị, chính trị - xã hội của các ông, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về quản lý phát triển xã hội. Các luận điểm này giúp các nhà quản lý xã hội thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội một cách duy vật, cụ thể, với tính cách là kết quả hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Sau khi hai tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau chuyển bị về mặt lý luận cho Cách mạng dân chủ tư sản Pháp ra đời người ta thường nói đến thuộc tính pháp quyền gắn liền với nền dân chủ tư sản, người ta nói đến nhà nước pháp quyền tư sản, hệ thống dân chủ tư sản. Đến chủ nghĩa xã hội thì thuộc tính pháp quyền này lại ít được nhắc đến. Liệu chủ nghĩa xã hội có mang thuộc tính pháp quyền hay không và thuộc tính pháp quyền này khác với thuộc tính pháp quyên dân chủ tư sản như thế nào?
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên vấn đề nhà nước được V.I.Lênin trình bày một cách có hệ thống. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm là đã làm sáng tỏ tính quy luật trong sự sinh thành, vận động và phát triển, đưa ra những dự báo khoa học về xu hướng và điều kiện về sự tự tiêu vong của nhà nước trong tiến trình tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, cách mạng và tính thời sự. Trong tình hình hiện nay, nắm vững thực chất và vận dụng tư tưởng của tác phẩm là cơ sở vững chắc để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là công việc lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi “đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản”(1). Bài viết nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, phân tích ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở nước ta hiện nay.
Bình luận