Chuyển đổi số Báo chí - Truyền thông: Thách thức và ứng phó
Khách mời, diễn giả tham gia chia sẻ là những chuyên gia, nhà quản lý báo chí, truyền thông đầu ngành của Việt Nam, gồm: ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê trao đổi về “Chuyển đổi số Báo chí - Truyền thông: Thực tiễn, thách thức và chiến lược đổi mới”; ông Lâm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc VTV Live trao đổi về “Hoạt động chuyển đổi số đài truyền hình – phát thanh"; ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi về “Quy hoạch báo chí và những vấn đề đặt ra”; ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus trao đổi về “Chuyển đổi số trong báo chí”.
Một cách kĩ thuật và học thuật, "Chuyển đổi số là sự dịch chuyển của toàn xã hội hướng đến một nền kinh tế số. Nó được hình thành và thúc đẩy bởi sự hội tụ của bốn nền tảng công nghệ chính: 1. là điện toán đám mây, 2. là internet vạn vật, 3. Dữ liệu lớn, 4. Trí tuệ nhân tạo" (Thomas M.Siebel).
Trong truyền thông, từ góc nhìn thực tiễn, theo ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn truyền thông Lê Quốc Vinh, chuyển đổi số là tìm phương thức kinh doanh trong bối cảnh mới. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có “điểm chạm” khác nhau. Tiếp cận hoạt động kinh doanh báo chí từ góc nhìn marketing 4.0 (Philip Kotler) chính là thông qua các công cụ/dịch vụ thu thập, tìm hiểu dữ liệu khách hàng, tìm ra những “điểm chạm” khác nhau này của những nhóm công chúng của mình để tìm ra giải pháp tiếp cận họ, cung cấp nội dung/sản phẩm phù hợp với họ. Mỗi nền tảng (platform) làm một tác vụ khác nhau, khai thác góc độ khác nhau để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Bên cạnh việc xây dựng các gói sản phẩm đa dạng là chính sách linh động về giá (dynamic pricing).

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, chia sẻ từ góc độ quản lý báo chí nhà nước, câu chuyện chuyển đổi số trong báo chí còn là câu chuyện của việc tìm kiếm mô hình phân phối nội dung mà ở đó cơ quan báo chí nói riêng và các công ty nền tảng công nghệ - viễn thông nói chung phải kiểm soát được. Hiện nay chúng ta ít nhiều còn chưa nắm được quyền kiểm soát quá trình phân phối nội dung trên không gian mạng do sự lệ thuộc vào những nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, Youtube… Hành vi xem - nghe - đọc của công chúng hiện đã thay đổi rất nhiều rồi. .. “Trận chiến không chỉ diễn ra ở các văn bản quy phạm pháp luật, trên không gian mạng mà trận chiến trong gia đình chúng ta".... "Toàn bộ tương lai của truyền thông truyền hình sẽ do cái remote (điều khiển từ xa) quyết định". Theo ông Lâm, trận chiến này là giữa doanh nghiệp sản xuất các thiết bị đầu cuối với các nhà sản xuất tin tức, nhưng “kết thúc trận đánh phải là quyết định của nhà nước”. Ở đây nếu không có sự hướng dẫn, định hướng và điều phối các vấn đề liên quan, các tổ chức xuất bản tin tức trong nước khó lòng có lợi thế đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài (ví dụ Samsung) và càng khó cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới.

Ông Lâm Quang Tùng, Phó Giám đốc VTV Live chia sẻ những hoạt động chuyển đổi số trong truyền hình và các hoạt động đổi mới sáng tạo nội dung truyền hình. Ba yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số truyền hình là khán giả - công nghệ - khai thác dịch vụ. Cái khó mà các chuyên gia nhận thấy rất rõ là không phải là không có nền tảng công nghệ mà là việc kết nối các nội dung trên các nền tảng với nhau thế nào và hiệu quả của việc định danh khách hàng, chăm sóc khách hàng hiệu quả đến đâu. Mục tiêu của chuyển đổi số rất lớn, nhưng chúng ta không nên đặt áp lực quá lớn, phải từ từ.

Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập VietnamPlus chia sẻ quá trình phát triển của Vietnamplus, có sự định hướng, đồng hành của ông Lê Quốc Minh (Tổng biên tập báo Nhân dân, nguyên là Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus), tòa soạn đã luôn cố gắng nắm bắt công nghệ mới để phát triển toàn diện, tuy vẫn còn những việc chưa làm được do yếu tố chủ quan và khách quan. Ông Nhật chia sẻ thông tin hoạt động trong chuyển đổi số một số tòa soạn báo mạng điện tử, chuyển đổi số một số hoạt động khác của Thông tấn xã Việt Nam. Một số giải pháp xây dựng studio sáng tạo nằm trong tòa soạn, phát triển một bộ phận tương tự mô hình agency, đổi mới nội dung, làm nội dung quảng bá, phát triển các nền tảng mạng xã hội, và câu chuyện chưa có lời giải trong việc thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu người dùng…

Chuyển đổi số báo chí truyền thông - hành trình theo các chuyên gia nhận định là “không thể đảo ngược”. Ứng phó và có giải pháp hợp lý để vừa đảm bảo chức năng – nhiệm vụ chính trị xã hội của báo chí, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh là điều quan trọng mà giới nghiên cứu và thực hành báo chí thời gian qua rất quan tâm và nỗ lực tìm giải pháp phù hợp. /.
Nguồn: Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
Chiều 05/6/2025, Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã thành công tốt đẹp. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước chuyển mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phát triển toàn diện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận