Từ khoá : chuyển đổi số

24 bài viết

Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)

Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)

Như trong Kỳ 1 (đăng trên Tạp chí LLCT&TT số tháng 2/2023), tác giả đã dẫn nhập: Thế giới đang bước những bước đi đầu tiên trong việc tiến tới một trật tự toàn cầu mới, điều sẽ định hình lại toàn bộ luật chơi toàn cầu đã được thiết lập trong hơn bảy thập kỷ qua. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới cho nền an ninh quốc gia, trong cách tiếp cận về an ninh và những hình thái mới của chiến tranh… Kỳ 1 đã giới thiệu về “Chiến tranh lai và đòi hỏi về một cách tiếp cận phức hợp cho an ninh quốc gia”. Kỳ 2, tác giả tiếp tục bàn về “Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất khái niệm an ninh phi truyền thống mới”, với các phần nội dung chính: Bối cảnh mới về an ninh quốc gia do tác động của tiến trình chuyển đổi số đặt ra; Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất một khái niệm an ninh phi truyền thống mới.

Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra phương hướng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại... Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục... chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”(1). Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ thêm nhận thức về truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số; thực trạng truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam; nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam thời gian tới.

Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)

Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)

Một trật tự toàn cầu mới đang được định hình, điều đó cũng đồng nghĩa với một sự đòi hỏi về cách tiếp cận an ninh mới do những luật chơi mới định hình. Chiến tranh lai cùng với tiến trình chuyển đổi số đang đặt ra một sự tác động đồng thời, thay đổi bản chất sức mạnh của mỗi quốc gia. Bối cảnh mới này đòi hỏi phải có một tư duy mới về an ninh, tư duy phức hợp, để có thể đồng lúc nhìn thấy từ nhiều chiều kích khác nhau, những tác động an ninh trong một tương quan tổng thể. Thay vì tập trung vào các danh mục của các mối đe dọa, ngăn chặn và phòng ngừa, vấn đề an ninh quốc gia hiện nay được chuyển hướng vào một mục tiêu duy nhất đó là an ninh quốc gia tổng thể, việc ngăn chặn và phòng ngừa cũng phải chuyển hướng sang thích ứng và phản ứng linh hoạt hiệu quả trước mọi tình huống, bằng mọi biện pháp và từ mọi điểm tiếp cận. Các trọng tâm chiến lược cho an ninh quốc gia cũng chuyển từ các mục tiêu cụ thể theo thứ bậc ưu tiên, sang việc dịch chuyển liên tục các mục tiêu theo hướng tấn công vào bất kỳ điểm tiếp cận nào có thể làm suy yếu theo hiệu ứng mạng lưới một cách nhanh nhất sức mạnh quốc gia. Những thách thức mới này, do vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận phức hợp về an ninh và hình thành nên một khái niệm an ninh phi truyền thống mới - trong đó an ninh truyền thống và các vấn đề phi truyền thống hòa nhập thành một tổng thể.

Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”

Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”

Chiều 27/3/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.

Đào tạo nhân lực cho báo chí chuyển đổi số

Đào tạo nhân lực cho báo chí chuyển đổi số

Ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để xây dựng đội ngũ nhà báo chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhà báo; hỗ trợ phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí. Cùng với đó, nhiều cơ sở đào tạo thực hành mô hình “đưa tòa soạn đến giảng đường”, gắn đào tạo với thực tiễn sinh động của hoạt động báo chí số.

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021(1). Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số, như môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số chưa đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo; việc xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu còn manh mún, thiếu sự kết nối liên thông; nguồn nhân lực công nghệ - thông tin chưa đáp ứng yêu cầu; việc bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin chưa tốt... Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để góp phần tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế trên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nền kinh tế số của Việt Nam thời gian tới.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

Đào tạo nguồn nhân lực báo chí theo hướng chuyển đổi số là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành công đối với công cuộc chuyển đổi số báo chí hiện nay, trong đó, tập trung đào tạo về nội dung và công nghệ. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số báo chí cần được coi là trọng tâm và cấp thiết quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số báo chí.

Đổi mới hoạt động đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Đổi mới hoạt động đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

(LLCT&TT) Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách về phát triển báo chí, đặc biệt là về vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để báo chí hoạt động hiệu quả hơn nữa trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, vấn đề đào tạo nguồn lực cho báo chí cần đặt lên vị trí hàng đầu. Tác giả bài viết nêu ra 8 vấn đề cần quan tâm đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí - truyền thông

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí - truyền thông

(LLCT&TT) Nhu cầu báo chí - truyền thông (BC-TT) nói chung và sản xuất nội dung BC-TT nói riêng đang và sẽ bùng nổ trong kỷ nguyên số. Các tổ chức công và tư đều cần phải tương tác và gắn kết với nhiều nhóm khách hàng và đối tác khác nhau trên các nền tảng số, mạng xã hội. Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đang rất “khát” nhân sự làm về truyền thông và nội dung, nhu cầu này được dự báo sẽ gia tăng mạnh trong những năm tới. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực BC-TT. Chuyển đổi số trong đào tạo BC-TT không chỉ dừng lại ở việc số hóa (digitization) và ứng dụng công nghệ (digitalization) mà đang buộc các cơ sở đào tạo phải tư duy lại toàn bộ phương thức hoạt động của mình cũng như các sản phẩm đào tạo cung cấp cho thị trường, cho xã hội nói chung.

Phát triển xuất bản số ở Việt Nam

Phát triển xuất bản số ở Việt Nam

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam, xuất bản số trở thành xu thế tất yếu của ngành xuất bản, đòi hỏi các đơn vị xuất bản cần xây dựng định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển xuất bản số để đáp ứng nhu cầu xã hội và bắt kịp xu thế của thời đại.

Phát triển năng lực của giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Phát triển năng lực của giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Chuyển đổi số trong giáo - dục đào tạo nói chung, trong đào tạo đại học nói riêng cần được triển khai đồng bộ trên nhiều khía cạnh, như: phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về giáo dục - đào tạo; phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số; xây dựng và triển khai khung năng lực số cho người học; phát triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số… Bài viết tập trung xem xét về phát triển năng lực số của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Báo chí thế giới trong "cơn lốc" chuyển đổi số

Báo chí thế giới trong "cơn lốc" chuyển đổi số

New York Times - tờ báo 171 tuổi của Mỹ, trong gần 10 năm qua đã tiên phong định hình lại báo chí, từ mô hình đưa tin truyền thống chuyển sang nhiều định dạng mới. South China Morning Post - tờ báo của Hồng Kông (Trung Quốc) từ “cây cổ thụ” 119 năm tuổi đã hiện đại hóa, trở thành tòa soạn số. Đây là hai ví dụ thành công điển hình ở 2 khu vực phương Đông và phương Tây trong việc chuyển đổi số thành công, giữ chân độc giả cũ cũng như thu hút được đông đảo độc giả mới giữa bối cảnh cạnh tranh, thách thức của hàng loạt công nghệ và hình thức truyền thông mới của mạng xã hội.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số

Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số. Bên cạnh những kết quả tích cực bước đầu, việc phát triển kinh tế số ở nước ta còn bộc lộ không ít những hạn chế. Trong thời gian tới, trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được, từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế, việc đẩy mạnh “phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”(1) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.

Mạng xã hội và những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay

Mạng xã hội và những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay

Các mạng xã hội trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi thói quen tiếp nhận tri thức, thông tin của người dân, tạo ra những biến đổi về hệ thống cấu trúc thông tin, truyền thông của xã hội. Mạng xã hội cũng đang đặt ra những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

XEM THÊM TIN