Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
4. Bối cảnh mới về an ninh quốc gia do tác động của tiến trình chuyển đổi số đặt ra
Chúng ta có thể thấy, “cuộc cách mạng kỹ thuật số đã đạt đến một quy mô đáng kể với mức độ tác động mà không doanh nghiệp, ngành hoặc chính phủ nào có thể bỏ qua. Tương lai của các quốc gia, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ phụ thuộc hơn bao giờ hết vào việc liệu họ có tiếp nhận công nghệ kỹ thuật số hay không và bằng cách nào”(1). Cuộc cách mạng số cũng đang “biến đổi khoa học và giáo dục, một cách từ từ nhưng chắc chắn sẽ mở rộng và củng cố tri thức và giáo dục trên toàn cầu. Và nó thậm chí còn thay đổi cách các chính phủ - những bộ máy hành chính quan liêu nhiều thành kiến - tương tác và cung cấp dịch vụ cho công dân của mình”(2).
“Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang mong đợi sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh của họ do tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Họ thấy một sự thay đổi theo hướng cấu trúc kinh doanh phi tập trung, hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trên một quy mô toàn cầu và nhiều môi trường làm việc ảo hơn. Những thay đổi trong Kỷ nguyên kỹ thuật số sẽ tiếp tục định hình lại và chuyển đổi cách chúng ta làm việc, buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về nơi làm việc và cung cấp cho chúng ta tùy chọn để có thể làm việc mọi lúc mọi nơi.
Công nghệ đang phá vỡ địa lý, những rào cản văn hóa và cá nhân theo những cách mới đáng kinh ngạc. Công nghệ kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ phi thường và định hình lại các hoạt động cá nhân, xã hội và doanh nghiệp theo những cách chưa từng có với những hậu quả to lớn. Nền kinh tế đang được tái cấu trúc, đời sống xã hội được thay đổi, các tổ chức được thiết kế lại và kiến thức được sản xuất và chia sẻ theo những cách chưa từng có. Một loại hình kinh tế mới - nền kinh tế số - sắp ra đời phía trước: một hệ thống kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật số, có đặc điểm là mang tính toàn cầu hơn là địa phương, chia sẻ nhiều hơn là khai thác và nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết”(3).
Công nghệ số và đi cùng với đó là dữ liệu số đang thực sự tạo nên những sự tích lũy về lượng, thúc đẩy những sự chuyển biến nội tại của sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, thậm chí đến cấp độ mỗi cá nhân. Do vậy, nó đòi hỏi một sự chuyển biến về chất, tức sự thay đổi của hình thái tổ chức xã hội mới cho phù hợp với những đòi hỏi và điều kiện mới của tiến trình phát triển. Chính vì vậy, tiến trình chuyển đổi số xuất hiện, như một phương thức để chuyển đổi xã hội hiện tại sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên số.
Theo Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI): “Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về nền tảng tư duy hướng tới một hình thái tổ chức xã hội mới, trong đó công nghệ là động lực, xã hội số là nền tảng dẫn động, và được dẫn đạo bởi sự chuyển đổi của nền tảng từ vốn tài chính (capital) sang vốn dữ liệu (data-capital).”
Như vậy có thể thấy, tiến trình chuyển đổi số đã đặt ra một bối cảnh mới cho an ninh quốc gia. Có thể tổng kết những tác động này thành 6 vấn đề chính:
+ Tiến trình chuyển đổi số đang làm thay đổi hình thái tổ chức xã hội, trong đó đặc trưng quan trọng là nó kết nối toàn thể các cấu phần của toàn bộ quốc gia vào các mạng lưới kết nối và gắn kết chặt chẽ với toàn cầu. Điều này khiến cho bất kỳ một tác động đến bất kỳ cấu phần nào của nền kinh tế-chính trị-xã hội đều tác động đến các cấu phần còn lại của toàn bộ quốc gia.
+ Sự phi tập trung hóa và chuyển hóa sang sự kết hợp giữa môi trường thực và môi trường ảo đã cho phép các tác nhân có thể điều hành các mạng lưới không cần dựa trên các hệ thống truyền thống mà có thể ẩn mình và tác động khi cần thiết, vấn đề này được gọi là chiến tranh mạng lưới và kích hoạt hiệu quả dựa trên hoạt động (effect-based operation - EBO). Điều này khiến cho việc kiểm soát an ninh quốc gia đặt ra những thách thức mới và đòi hỏi phải thay đổi căn bản về tư duy chiến lược.
+ Sự chuyển hóa từ cơ chế vận hành theo thứ bậc (hierarchy) sang cơ chế ngang hàng (heterarchy) hình thành nên những nền tảng (platform) đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta vận hành. Chuyển đổi số cho phép “tháo rời” toàn bộ các khối liền mạch trước đây thành các modules và cho phép định hình (shaping) chúng lại theo bất cứ cách nào có thể. Điều đó đã cho phép hình thành nên những phương thức bất quy tắc và không thể định hình trước để dự báo và phòng ngừa trong các chiến lược an ninh quốc gia, đòi hỏi chúng ta phải có một năng lực mới, năng lực thích ứng hiệu quả và tương đồng với những thay đổi liên tục của tất cả tổng thể các thành viên trong mạng lưới.
+ Tiến trình chuyển đổi số cũng chuyển đổi cách thức xác lập các tiến trình đạt đến kết quả, từ các lộ trình được xác lập trước với các bước tiến tuần tự, sang việc xác lập mục tiêu với năng lực đổi mới sáng tạo và thử nghiệm nhanh, cho phép các chủ thể của tiến trình có thể liên tục thay đổi phương thức trong tiến trình thực hiện miễn sao đạt được mục tiêu. Điều này đòi hỏi các chiến lược an ninh quốc gia cũng phải thay đổi phương thức từ các kịch bản được lập trình sang các tiến trình ra quyết định động dựa trên dữ liệu thực (real-data).
+ Tiến trình chuyển đổi số do vậy, cũng làm thay đổi bản chất của sức mạnh tổng hợp quốc gia, từ việc dựa chủ yếu vào các năng lực sức mạnh truyền thống và vật chất, sang khả năng phối hợp các năng lực này, khả năng huy động, kết hợp, phân phối, điều tiết và xử lý để tối ưu hóa các năng lực truyền thống và phi truyền thống và dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sức mạnh quốc gia. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách thức tiếp cận an ninh quốc gia từ việc chỉ chú trọng gia tăng các sức mạnh truyền thống sang gia tăng các sức mạnh mềm và năng lực thông minh/tình báo chiến lược.
+ Tiến trình chuyển đổi số làm thay đổi một cách căn bản từ cái cách chúng ta tư duy, cái cách chúng ta tổ chức các hoạt động đến cái cách chúng ta sử dụng các nguồn đầu vào (input) cho các tiến trình xã hội. Do vậy, cần có một chiến lược mới để thích ứng bối cảnh này, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta thiếu vắng một năng lực lớn trong việc làm chủ các công nghệ lõi của toàn bộ các tiến trình kinh tế-chính trị-xã hội.
5. Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất một khái niệm an ninh phi truyền thống mới
Ông Tô Lâm(4) đã đưa ra một quan điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia: “Vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống, mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống, như: An ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính-tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; an ninh môi trường (thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước...), dịch bệnh; thậm chí cũng cần phải bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ””.
Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nước đã có một nhận thức rất rõ ràng, kịp thời và phù hợp về vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh mới hiện nay. Đồng thời cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh mới không chỉ đơn thuần là sự tách biệt giữa an ninh truyền thống và phi truyền thống nữa, mà đang từng bước “hợp nhất” lại thành một thể phức hợp, thống nhất. Để tiếp cận an ninh quốc gia trong nội hàm mới này, chúng ta cần phải có một phương thức tiếp cận mới – cách tiếp cận phức hợp với an ninh quốc gia mới có thể cho phép “tư duy tổng thể, am hiểu chi tiết, điều phối đồng thời” các vấn đề an ninh quốc gia.
Một hệ thống là phức hợp nếu nó chứa nhiều thành phần con tương tác với nhau và nếu hệ thống đó lại biểu hiện những tính chất, những lối hành xử (behavior) mà chúng ta không thể suy ra một cách hiển nhiên từ tương tác của những thành phần cấu thành nó. Chiến tranh lai đã đặt sức mạnh của các quốc gia vào một hệ thống phức hợp và tiến trình chuyển đổi số đã thúc đẩy tiến trình này hợp nhất sức mạnh quốc gia thành một hệ thống phức hợp.
Cuộc chiến Nga-Ukraine đã đặt chúng ta vào một tình thế như vậy, và thực sự đến giờ, chúng ta không thể suy diễn một cách rõ ràng, điều gì kế tiếp sẽ xảy ra đối với cuộc chiến này, mặc dù thông tin về cuộc chiến có thể nói, chưa bao giờ được cập nhật một cách nhanh chóng và đầy đủ đến như vậy. Chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc hiện nay cũng vậy, chúng ta đang đứng trước một “bức màn sương” trong việc tìm kiếm những cách lý giải về chính sách này của Trung Quốc để hiểu họ thực sự tại sao và đang làm gì vậy? Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận mới - tức là hình thành một chuẩn thức tư duy mới - cách tiếp cận phức hợp để kiến giải những thách thức an ninh mới này.
Chuẩn thức có vai trò đặc biệt trong nhận thức và tư duy của con người. Mỗi cá nhân đều nhận thức, tư duy, hành động tùy theo những chuẩn thức đã ăn sâu trong họ. Nếu tư duy đơn giản hóa chịu sự chi phối của chuẩn thức về tính giản đơn (paradigme de simplicité) thì tư duy phức hợp hình thành và phát triển trong khuôn khổ của chuẩn thức về tính phức hợp (paradigme de complexité).
Đã đến lúc cần có cuộc cách mạng về chuẩn thức: "Chúng ta đang bước vào thời kỳ đích thực của cuộc cách mạng chuẩn thức sâu xa, có thể nói còn cấp tiến hơn cả cuộc cách mạng thế kỷ XVI - XVII" . Cuộc Cách mạng này xác lập chuẩn thức về tính phức hợp. Một trong những nội dung cơ bản của chuẩn thức này là phải có một phương thức vận dụng logic học một cách phức hợp, nhằm khắc phục những đối chọn cổ điển theo kiểu "hoặc là... hoặc là. . . " Edgar Morin(5). Nếu tư duy đơn giản hóa dựa trên quyền ngự trị của hai loại phép tính logic là phép tuyển (disjonction) và phép quy giản (réduction) mà cả hai vốn là tàn bạo và máy móc, thì các nguyên tắc của tư duy phức hợp nhất thiết sẽ là nguyên tắc phân biệt, phép hội và phép kéo theo (principe de distinction, de conjonction et d'implication).
Cùng với việc vận dụng các phép tính logic học cổ điển, Edgar Morin(6) nêu lên ba nguyên tắc mới của tư duy phức hợp: nguyên tắc đối hợp logic, nguyên tắc hồi quy và nguyên tắc toàn hình (principe dialogique, principe récursif, principe hologrammatique).
Để mô hình hóa cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia chúng ta sẽ phối hợp các vấn đề được đặt ra ở phần Dẫn nhập:
Đâu là những điểm chung của các sự kiện này? Nó sẽ thay đổi cách ta tư duy như thế nào? Thay đổi cách ta hành động ra sao? Thay đổi những mục tiêu cần đạt được để đảm bảo an ninh như thế nào? Chuyển đổi các trọng tâm chiến lược trong an ninh ra sao? Và cuối cùng, định hình nên những chiến lược an ninh quốc gia mới theo hướng nào?
Cùng với các kết luận về chiến tranh lai ở phần II/ như sau:
+ Sự kết hợp giữa các năng lực, yếu tố, phương tiện truyền thống và phi truyền thống;
+ Các tác nhân chủ đạo có thể là nhà nước, phi nhà nước;
+ Tính bất quy tắc trở thành một đặc trưng;
+ Điều quan trọng là đạt được mục tiêu chứ không phải là đạt mục tiêu bằng cách nào;
+ Tính chất chiến tranh chuyển từ tổng lực sang các biện pháp phối hợp đa hình thái, đa năng lực cho phép tổ chức chiến tranh với cường độ thấp nhưng vẫn đạt lợi thế;
+ Cần có một chiến lược mới để thích ứng;
Và 6 tác động chính mà tiến trình chuyển đổi số đặt ra ở phần III/.
Dựa trên chuẩn thức tư duy phức hợp mà Edgar Morin đề xuất chúng ta có một khung khổ:
+ Điểm chung của các sự kiện này là chúng đều tạo nên một mối đe dọa đến sức mạnh quốc gia trong việc làm thay đổi sức mạnh quốc gia. Điều này cho phép đối thủ có thể kết hợp khéo léo giữa sức ép truyền thống và việc làm suy yếu năng lực phi truyền thống trong một bối cảnh mà tiến trình chuyển đổi số đặt ra khiến cho bất kỳ một ảnh hưởng đến bất kỳ cấu phần nào của nền kinh tế-chính trị-xã hội đều tác động đến các cấu phần còn lại của toàn bộ quốc gia.
Nguyên tắc 1: Xác lập rõ mối đe dọa cụ thể là gì để tập trung toàn lực vào đó. Chúng ta không thể đồng thời dàn trải trên nhiều mối đe dọa, nhiều mục tiêu cùng lúc. Nhưng việc cho phép nhìn rõ một mục tiêu cụ thể trong mối tương liên với tổng thể sẽ cho phép chúng ta định hình rõ mình phải làm gì mà vẫn đảm bảo an ninh tổng thể.
+ Cách thức tư duy của chúng ta sẽ bị thay đổi qua các sự kiện này, đó là chúng ta phải tư duy đồng thời để có thể phản ứng cùng lúc với mọi tác động, chứ không thể phản ứng đơn nhất với từng tác động. Từ đó cho phép chúng ta có thể phản ứng hiệu quả trước mọi loại hình tác nhân mà không cần phải xác lập rõ trước tác nhân. Nó cho phép chúng ta hình thành nên một logic để ứng phó với tình thế các tác nhân có thể điều hành các mạng lưới không cần dựa trên các hệ thống truyền thống mà có thể ẩn mình và tác động khi cần thiết mà tiến trình chuyển đổi số đặt ra.
Nguyên tắc 2: Tư duy dựa trên tổng thể thông qua duy trì đối thoại giữa mục tiêu cụ thể được xác định với các tác nhân để định hình nên các logic của tiến trình (đối hợp logic) dựa trên đó dẫn dắt, nương theo và kiểm soát các tiến trình, thay vì mong đợi rằng có thể chi phối và điều khiển được các tiến trình.
+ Các sự kiện sẽ thay đổi cách chúng ta hành động theo cách thay vì vội vã phản ứng theo các vấn đề nảy sinh, cần phải nhìn toàn diện, phản ứng theo mục tiêu. Chỉ có như vậy mới có năng lực phản ứng hiệu quả khi tính bất quy tắc trở thành một đặc trưng. Vận dụng hiệu quả phương thức vận hành theo nền tảng mà tiến trình chuyển đổi số kiến tạo nên, cho phép hình thành nên những phương thức bất quy tắc và không thể định hình trước để dự báo và phòng ngừa trong các chiến lược an ninh quốc gia, năng lực này cho phép thích ứng hiệu quả và tương đồng với những thay đổi liên tục của tất cả tổng thể các thành viên trong mạng lưới.
Nguyên tắc 3: Để ứng phó với sự ly tâm do các sự bất quy tắc trở thành đặc trưng, thì lấy mục tiêu cụ thể được xác lập làm cơ sở định hình sự hướng tâm, cho phép hội tụ các hành động vào cùng một mục tiêu, từ đó tạo nên tính chuẩn mực, tính hệ thống, tính đồng bộ và tính cộng hưởng cho toàn bộ các hoạt động.
+ Việc thay đổi những mục tiêu cần đạt được để đảm bảo an ninh sẽ được chuyển đổi từ cách tiếp cận theo một danh mục được xác lập trước về các mối đe dọa an ninh quốc gia sang hướng tiếp cận mục tiêu theo trực trạng và điều quan trọng nhất là đạt được việc đảm bảo an ninh quốc gia như một mục tiêu duy nhất và bao trùm chứ không phải là nhắm mục tiêu nào. Điều này cho phép các chiến lược an ninh quốc gia mới có một khoảng rộng linh hoạt để chuyển đổi phương thức từ các kịch bản được lập trình sang các tiến trình ra quyết định động dựa trên dữ liệu thực (real-data).
Nguyên tắc 4: Lấy mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia làm mục tiêu duy nhất, bao trùm cho việc xác lập các mục tiêu đe dọa cụ thể, cho phép xác lập mục tiêu đe dọa và cách thức ứng phó dựa trên mục tiêu chung duy nhất theo phép hồi quy để đảm bảo dù mục tiêu cụ thể thay đổi và dịch chuyển như thế nào thì tiến trình đảm bảo an ninh quốc gia vẫn luôn ở trong tầm kiểm soát.
+ Các trọng tâm chiến lược trong an ninh sẽ bị chuyển đổi do tính chất chiến tranh chuyển từ tổng lực sang các biện pháp phối hợp đa hình thái, đa năng lực cho phép tổ chức chiến tranh với cường độ thấp nhưng vẫn đạt lợi thế. Bản chất của sức mạnh tổng hợp quốc gia, từ việc dựa chủ yếu vào các năng lực sức mạnh truyền thống và vật chất, sang khả năng phối hợp các năng lực này, khả năng huy động, kết hợp, phân phối, điều tiết và xử lý để tối ưu hóa các năng lực truyền thống và phi truyền thống và dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sức mạnh quốc gia.
Nguyên tắc 5: Trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia sẽ được tùy chỉnh dựa theo diễn tiến của tình hình an ninh sao cho đảm bảo sức mạnh tổng hợp được duy trì và đảm bảo thông qua việc nắm chắc cơ sở dữ liệu quốc gia về các năng lực để có thể điều phối và phối hợp một cách hiệu quả các năng lực này.
+ Các chiến lược an ninh quốc gia mới sẽ được định hình theo hướng xây dựng năng lực thích ứng hiệu quả với mục tiêu duy nhất và bao trùm là đảm bảo an ninh quốc gia. Cách thức để chủ động phòng ngừa là không ngừng nâng cao năng lực thích ứng với các tình thế biến động, với những biến cố không dự báo trước, trong tình trạng không chắc chắn, hỗn loạn và mơ hồ.
Nguyên tắc 6: Một chiến lược an ninh quốc gia mới là một chiến lược thích ứng hiệu quả, cho phép tiếp cận vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia từ mọi điểm biến cố đều có thể đồng thời định hình ngay được những thích ứng cần thiết cho mọi điểm còn lại trong toàn bộ hệ thống cấu thành tổng thể an ninh quốc gia.
Hình dưới đây sẽ giúp mô tả khung khổ này:
Dựa trên cách tiếp cận mới về an ninh quốc gia, những vấn đề do chiến tranh lai đặt ra và bối cảnh mà tiến trình chuyển đổi số đang thúc đẩy định hình xã hội mới, chúng ta cũng cần thiết phải có một sự chuyển đổi cách tiếp cận về an ninh quốc gia và gọi là đó là một khái niệm “an ninh phi truyền thống” mới. An ninh phi truyền mới là một khái niệm bao trùm toàn bộ các vấn đề an ninh cả truyền thống và phi truyền thống theo cách trước đây trong một tổng thể thống nhất. Việc tiếp cận khái niệm an ninh phi truyền thống như vậy có hai ý nghĩa quan trọng:
+ Thứ nhất, cho phép ta tiếp cận vấn đề an ninh quốc gia một cách toàn diện để thích ứng với chiến tranh lai, một hình thức chiến tranh mới đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu hiện nay, trong đó kết hợp một cách chặt chẽ các yếu tố truyền thống và phi truyền thống thành một tổng thể chiến lược.
+ Thứ hai, nhấn mạnh về một cách tiếp cận mới khác với truyền thống trước đây, và cũng đồng thời không đặt an ninh quốc gia thành hai nửa an ninh truyền thống, và an ninh phi truyền thống mang tính tách biệt, mà tích hợp lại thành một tổng thể./.
______________________________________________________
(1), (3) Francisco J. López Lubíán & José Esteves - Value in a Digital World - Palgrave 2017.
(2) Don Tapscott - The Digital Economy - McGraw Hill 2015
(4) Tô Lâm, Những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Bộ CA-Bộ QP, Tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2022.
(5), (6) Edgard Morin, Nhập môn tư duy phức hợp, Nxb. Tri thức 2009.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông số 3/2023
Bài liên quan
- Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực không những góp phần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà còn góp phần đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vì thế, trong quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực – yếu tố then chốt để Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu, vẫn con những hạn chế nhất định, vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng yếu tố quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh hiện nay trong thời gian tới.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bình luận