Chuyển đổi số trong báo chí - truyền thông đồng hành với khát vọng phát triển đất nước
Nhìn rộng ra, nếu nhiều cơ quan báo chí - truyền thông, nhất là các đơn vị chủ lực của nền báo chí cách mạng Việt Nam có bước phát triển chuyển đổi số hiệu quả, sẽ nâng vị thế, sức mạnh, đồng hành với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong giai đoạn mới.
Một số cách hiểu về chuyển đổi số trong báo chí - truyền thông
Theo Giáo sư Riaz Esmailzadeh, Đại học Carnegie Mellon, Australia, hiện có hai hướng triển khai chuyển đổi số. Thứ nhất là lấy công nghệ làm trung tâm, theo đó, chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật để thay đổi cách con người làm việc, giao thương, giao tiếp và các hoạt động khác trong cuộc sống. Xuất phát từ nền tảng công nghệ và kỹ thuật, những người tham gia chuyển đổi số chú trọng đầu tư vào lắp đặt các thiết bị, hệ thống máy tính, internet tốc độ cao, kết nối internet vạn vật, xử lý và lưu trữ dữ liệu trên đám mây, phát triển phần mềm và hệ thống tự động.
Ví dụ, nhiều cơ quan, công sở, tòa soạn báo chí đang làm việc qua mạng, từ xa, trên những nền tảng cho phép hội họp; dùng máy chấm công, nhận diện bằng gương mặt hay giọng nói ở những công sở, xí nghiệp; đều là những biểu hiện của chuyển đổi số bằng thay đổi công nghệ. Cách này có ưu điểm là dùng công nghệ để hỗ trợ nhiều loại hình hoạt động trước đây làm thủ công, giúp kết nối nhiều người; nhưng nhược điểm là thu về quá nhiều thông tin mà không xử lý hết, gây lãng phí tài nguyên. Từ đó, nảy sinh hướng chuyển đổi số thứ hai.
Thứ hai là lấy thông tin làm trung tâm, theo đó, chuyển đổi số là việc xử lý thông tin (dữ liệu lớn) thu được từ môi trường diễn ra các hoạt động để làm cơ sở đưa ra quyết định. Có thể quan sát thấy ngày càng nhiều những ví dụ của chuyển đổi số theo cách thứ hai, lấy thông tin làm trung tâm. Nhiều báo điện tử đưa ra câu hỏi cho bạn đọc “Có cho phép báo truy cập vào cookies của bạn hay không?”. Cookies là tệp tin lưu lại thông tin bạn đọc sử dụng thiết bị gì, truy cập trang web nào, tìm kiếm thông tin gì, sở thích đọc tin, vị trí của bạn đọc...
Khi bạn đọc chọn câu trả lời “có”, cho phép báo điện tử được sở hữu thông tin này, đồng nghĩa với việc tờ báo được khai thác mỏ dữ liệu lớn vào những mục đích mang lại lợi nhuận, ví dụ cho hiển thị quảng cáo phù hợp với bạn đọc. Người sử dụng mạng xã hội Facebook đã nhiều lần bất ngờ khi Facebook cho xuất hiện quảng cáo đúng mặt hàng, đúng thời điểm họ cần. Khi được khai thác đúng đắn, hợp lý, phù hợp với luật pháp và quy ước đạo đức, dữ liệu lớn là một loại tài sản mới của các cơ quan báo chí-truyền thông, bên cạnh những tài sản truyền thống, hữu hình như trụ sở, trang thiết bị, vốn tài chính, vốn nhân lực.
Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi số trong báo chí - truyền thông
Chính phủ ta đã và đang quyết tâm kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân số, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Như vậy, chúng ta đã có các cam kết chính trị tạo tiền đề rất rõ ràng và thuận lợi cho công cuộc chuyển đổi số, cả về mặt hạ tầng công nghệ và xử lý thông tin dữ liệu lớn.
Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn thách thức trên con đường cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong lĩnh vực báo chí -truyền thông. Thách thức đầu tiên đến từ mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. Không phải cơ quan báo chí -truyền thông nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Thách thức thứ hai là nguồn nhân lực cho chuyển đổi số. Nhiều quốc gia, trong đó có Singapore đã có thời gian dài cả thập kỷ để đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích dữ liệu, thì các trường đại học của Việt Nam mới đang ở bước đầu tìm hiểu khái niệm CMCN 4.0. Có chiến lược đào tạo và trọng dụng nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông, kèm theo chiến lược bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, là cách các quốc gia chuẩn bị sẵn sàng cho chuyển đổi số.
Thách thức thứ ba, được đánh giá là thử thách cốt lõi trong ngành báo chí, đó là năng lực chuyển đổi số trong sáng tạo nội dung báo chí. Tác giả phải nhấn mạnh tầm quan trọng của những thay đổi số trong việc sản xuất ra nội dung sản phẩm báo chí. Kể từ khi thế giới có bài báo đầu tiên do chương trình máy tính tự động viết ra, về một trận động đất ở Mỹ năm 2014, đến nay, nhân loại đã sử dụng nhiều bài báo tự động. Bài báo tự động là sản phẩm của việc nhà báo lập trình sẵn các mẫu câu, văn phong, bố cục bài viết, sau đó kết nối với những dữ liệu có kiểm chứng. Báo chí tự động phù hợp với những thông tin nhiều số lặp lại (chứng khoán, thời tiết), những thông tin cần xuất bản nhanh theo thời gian thực (đua xe công thức 1). Yêu cầu của báo chí tự động là phải có nguồn dữ liệu lớn được kiểm chứng, do vậy, cần tạo cơ chế để các cơ quan báo chí được kết nối với kho dữ liệu quốc gia.
Nội dung báo chí cũng có thể tận dụng kho dữ liệu vô cùng phong phú, mở, và sẵn có trên Internet mà ai cũng có thể truy cập được, ví dụ ảnh vệ tinh, hình ảnh bản đồ Google. Tuy nhiên, loại hình báo chí 4.0 này đòi hỏi phá vỡ cách làm việc cũ, nhà báo phải kiểm soát chặt chẽ đầu vào số liệu, biết cách lập trình, "dạy máy", biết hợp tác liên ngành. Tất cả những điều này hiện đang là thách thức lớn đối với người làm báo, người quản lý báo chí, cũng như giáo dục và đào tạo báo chí. Báo chí Việt Nam có thực sự chuyển đổi số hay không phụ thuộc vào mức độ thay đổi cách thức sản xuất nội dung báo chí, chứ không phải chỉ dừng lại ở một số thử nghiệm về kênh phân phối (paywall, chatbot) không ảnh hưởng nhiều đến nội dung báo chí như hiện nay.
Nhận diện ba thách thức trong quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, từ đó có những giải pháp tháo gỡ là điều hết sức cần thiết. Tất nhiên, không thể một sớm một chiều giải quyết hết tất cả các khó khăn, vướng mắc; và cũng không có giải pháp nào có thể phù hợp cho mọi cơ quan báo chí - truyền thông ở nước ta. Thiết nghĩ, bên cạnh những chính sách kiến tạo của cơ quan chỉ đạo, quản lý; các cơ quan chủ quản của tờ báo, đơn vị truyền thông cũng cần quan tâm, hỗ trợ cụ thể. Quan trọng hơn, từng cơ quan báo chí - truyền thông, từng cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền thông cần có nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số, đề ra lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân online ngày 21.6.2021
Bài liên quan
- Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
- Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
- Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
- Ứng dụng truyền thông sáng tạo trong quảng bá di sản văn hóa tại Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất chương trình truyền hình đang trở nên ngày càng được quan tâm. Công nghệ AI tăng khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành báo chí, truyền hình. Các đơn vị sản xuất truyền hình hiện nay đang phải nhanh chóng thích ứng với môi trường số, chuyển từ sản xuất truyền thống sang các quy trình hiện đại và hiệu quả hơn. Công nghệ AI không chỉ mang lại tốc độ và hiệu quả trong sản xuất chương trình truyền hình mà còn mở ra cơ hội sáng tạo và thách thức, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ người làm báo chí.
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản điện tử và đào tạo nhân lực xuất bản điện tử trong giai đoạn hiện nay
Xuất bản là một ngành đặc thù khi tính chính trị, văn hóa tư tưởng, truyền thông đại chúng đan xen với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Người làm xuất bản vừa phải đáp ứng mục tiêu chính trị, vừa giải quyết các bài toán về kinh tế. Trong giai đoạn phát triển cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự thay đổi nhu cầu của thị trường cũng khiến cho ngành xuất bản xuất hiện những xu thế mới mà người dạy và học ngành xuất bản cần nhìn nhận và có những thay đổi thích hợp trong hoạt động đào tạo.
Bình luận