Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA chúc mừng Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện
Về phía Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA Việt Nam có Ông Cho Han Deog, Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam; Bà Rah Mi Hye, Phó Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam; Bà Mỹ Thành, cán bộ chương trình.

Đôi bên trao đổi về những hoạt động hợp tác giữa KOICA và Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong năm 2022 và thể hiện tình hữu nghị, mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc nói chung, giữa Học viện và KOICA nói riêng.

Tại buổi làm việc, Ông Cho Han Deog, Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam cảm ơn phía Học viện đã dành thời gian tiếp đoàn và đánh giá cao sự hợp tác của Học viện trong thời gian qua. Trong những năm qua, KOICA và Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những hợp tác tốt đẹp, tiêu biểu là những khóa đào tạo dành cho cán bộ và giảng viên của Học viện tại Hàn Quốc. Ông hy vọng thời gian tới, những khóa đào tạo của KOICA sẽ được chuyển từ trực tuyến sang trực tiếp, để các học viên có thể sang Hàn Quốc học tập kinh nghiệm thực tiễn.
Ông Cho Han Deog rất mong nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của Học viện trong việc quảng bá nhiều hơn nữa những hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong năm tới. Hai bên có thể thảo luận các phương án để mở rộng hợp tác như tổ chức Hội thảo quy mô lớn nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của KOICA tại Việt Nam và Hàn Quốc.

Thay mặt Ban lãnh đạo Học viện phát biểu tại buổi làm việc, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác từ phía KOICA đối với Học viện thời gian qua. PGS,TS Phạm Minh Sơn bảy tỏ mong muốn sự hợp tác giữa Học viện với KOICA trong năm 2022 sẽ tạo một dấu ấn lớn trong hoạt động của Nhà trường nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện. Mong rằng sự hợp tác giữa Học viện và KOICA sẽ góp phần nhỏ bé vào sự hợp tác chung giữa hai quốc gia, hai dân tộc.
Nhân dịp này, PGS,TS Phạm Minh Sơn cũng gửi lời cảm ơn đến Bà Rah Mi Hye, Phó Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam và đánh giá cao những đóng góp của bà cho mối quan hệ giữa Học viện và KOICA trong nhiệm kỳ công tác của bà tại Việt Nam. PGS,TS Phạm Minh Sơn hy vọng trên cương vị mới Bà Rah Mi Hye sẽ tiếp tục có những đóng góp cho mối quan hệ giữa KOICA và Học viện.
Trao đổi tại buổi làm việc, Bà Rah Mi Hye, Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA cảm ơn sự hỗ trợ của phía Học viện và KOICA cùng tất cả các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để nhiệm kỳ của bà đã kết thúc tốt đẹp và đã đóng góp được phần nào cho mối quan hệ hợp tác giữa KOICA và Học viện. Bà Rah Mi Hye khẳng định sẽ bàn giao lại cho người kế nhiệm những công việc mà bà đã làm để họ có thể xây dựng mối quan hệ giữa KOICA và Học viện ngày càng bền chặt.





Kết thúc buổi làm việc, KOICA cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt của Học viện và tin tưởng quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ phát triển lên tầm cao mới trong thời gian tới, đóng góp vào sự hợp tác chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chất lượng báo chí
-
5
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
6
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nạn mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, truyền hình Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ phòng ngừa loại tội phạm này. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình hiện vẫn tồn tại những bất cập cả về nội dung, hình thức lẫn quy trình sản xuất và phối hợp giữa các bên liên quan. Bài viết khảo sát thực trạng tại ba kênh truyền hình tiêu biểu VTV1, QPVN và ANTV để đánh giá chất lượng quản lý thông tin và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về phòng, chống mua bán người và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn mới.
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina từ đầu năm 2022 đến nay là một biến cố địa - chính trị lớn có những tác động sâu rộng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Là một quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng, nền kinh tế hội nhập sâu rộng và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại. Bài viết phân tích làm rõ một số tác động của cuộc xung đột đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của Việt Nam, bao gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Bình luận