Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn lại
1. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1.1.1998) đến ngày 20.9.2004, cả nước đã thu hút 5.959 dự án FDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 47.380 triệu USD và vốn pháp định là 23.018 triệu USD. Nhìn lại 17 năm qua bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hoạt động thu hút vốn FDI ở nước ta cũng đã phải trải qua những bước thăng trầm.
Trong 3 năm đầu triển khai luật (1988 – 1990) được coi là thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều: 214 dự án; vốn đăng ký 1.582,3 triệu USD và vốn pháp định 1.007,4 triệu USD. Bình quân một dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng. Đối tác đầu tư chủ yếu là các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu á như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và một số nước khác…
Thời kỳ 1991 - 1996: Làn sóng đầu tư nước ngoài trở nên sôi động tại Việt Nam và kết quả đạt được cũng là mức cao nhất trong 17 năm qua. Trong 6 năm (1991- 1996) cả nước đã thu hút 1.784 dự án với số vốn đăng ký lên tới 25.464 triệu USD, vốn pháp định đạt 11.886 triệu USD. Bình quân 1 năm thu hút được trên 4,2 tỷ USD vốn đăng ký và gần 2 tỷ USD vốn pháp định. Bình quân 1 dự án có 14,27 triệu USD vốn đăng ký và 6,7 triệu USD vốn pháp định. Năm 1996 có số vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất: 8.979 triệu USD, vốn pháp định 3.280 triệu USD với 380 dự án; quy mô bình quân 1 dự án lên tới 25,5 triệu USD vốn đăng ký và 8,47 triệu USD vốn pháp định, là mức cao nhất trong các năm qua. Bên cạnh các dự án đầu tư mới, trong thời gian này còn có 222 dự án bổ sung thêm vốn đầu tư với số vốn đăng ký là 2.099 triệu USD. Nếu loại trừ 237 dự án rút giấy phép với số vốn đăng ký 1.269 triệu USD và 16 dự án đã kết thúc với số vốn 310 triệu USD thì tính từ năm 1988 đến hết năm 1996 cả nước còn 1.998 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký 27.406 triệu USD, vốn pháp định 12.893 triệu USD. Các dự án tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp với 1.077 dự án và 11.546,3 triệu USD vốn đăng ký, kế đến là khách sạn du lịch 189 dự án và 3.880,5 triệu USD, thứ ba là ngành xây dựng 351 dự án và 3.677,1 triệu USD vốn đăng ký, thứ 4 là giao thông vận tải và bưu điện 120 dự án và 2.785 triệu USD vốn đăng ký. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy có 316 dự án nhưng chỉ có 1.527 triệu USD vốn đăng ký. Hoạt động thu hút vốn FDI sôi động khắp các vùng và nhiều địa phương trong đó tập trung vào các vùng: Đông Nam Bộ có 1.262 dự án và 15,986 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 50,8% tổng số vốn đăng ký cả nước; vùng Đồng bằng Sông Hồng có 514 dự án và 9.503 triệu USD; thứ 3 là vùng Đông Bắc 97 dự án và 1.442 triệu USD, thứ 4 là vùng duyên hải miền Trung 120 dự án và 1.302 triệu USD, thứ 5 là vùng ĐBSCL có 128 dự án và 763 triệu USD. Địa phương thu hút nhiều dự án và vốn FDI đến năm 1997 là TP. Hồ Chí Minh với 697 dự án và 8.857 triệu USD vốn đăng ký và 3.993 triệu USD vốn pháp định. Hà Nội có 345 dự án và 6.885 triệu USD vốn pháp định. Đồng Nai có 249 dự án và 3.259 triệu USD vốn đăng ký và 1249 triệu USD vốn pháp định. Bà Rịa – Vũng Tàu có 83 dự án và 2.249 triệu USD vốn đăng ký và 1.042 triệu USD vốn pháp định. Số lượng đối tác đầu tư đã lên tới 63 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khắp các châu lục. Các quốc gia và lãnh thổ dẫn đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời kỳ này là: Singapore 185 dự án và 4.846 triệu USD; Đài Loan 354 dự án và 4.168 triệu USD, Hồng Kông 264 dự án và 364 triệu USD; Nhật Bản 256 dự án và 3.037 triệu USD và Hàn Quốc 223 dự án và 2.961 triệu USD vốn đăng ký.
Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu GDP từ 6,30% năm 1995 lên 7,27% năm 1996. Tỷ trọng công nghiệp FDI năm 1996 chiếm 26,49% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Nhờ có sự tham gia của khu vực FDI nên diện mạo kinh tế đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ nhất là trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới xuất hiện như khai thác dầu thô, lắp ráp ôtô, xe gắn máy, điện tử, tin học, chế biến nông lâm thuỷ sản chất lượng cao, da giày, may mặc xuất khẩu, hoá chất… Khu vực FDI đã tạo việc làm cho trên 200 ngàn lao động xã hội và góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội.
Nguyên nhân của những khởi sắc về thu hút nguồn vốn FDI trong thời kỳ 1991 – 1996 là: Luật đầu tư nước ngoài sau khi thử nghiệm (trong 3 năm 1998 - 1990) đã được bổ sung hoàn thiện nên có sức hấp dẫn các đối tác đầu tư. Thêm vào đó các bộ luật khác có liên quan như Luật Đất đai năm 1993; Luật Thuế, Luật Lao động, và nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước, của chính quyền các địa phương đã thông thoáng hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình kinh tế khu vực tăng trưởng ổn định nên các công ty mẹ có đủ các yếu tố cần thiết nhất là vốn, thị trường, công nghệ để mở rộng thị trường đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1997, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xuất hiện xu hướng chững lại và giảm sút. Vốn đăng ký bắt đầu giảm mạnh cuối năm 1997 với số vốn đăng ký cả năm 4.894,2 triệu USD bằng 54,5% năm 1996. Năm 1998 có 285 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký 4.138 triệu USD chỉ bằng 92,5% số dự án và 84,55 % số vốn đăng ký của năm 1997. Năm 1999 chỉ còn 1.568 triệu USD vốn đăng ký, bằng 38,7% vốn đăng ký năm 1998 và là mức thấp nhất kể từ năm 1991. Năm 2000 tuy có tăng lên 2.018 triệu USD nhưng cũng chỉ bằng 48,7% năm 1998. Tính chung 4 năm 1997 – 2000 cả nước chỉ thu hút 1.343 dự án với số vốn đăng ký 12.318 triệu USD và 6.698 triệu USD vốn pháp định. Số vốn đăng ký bình quân 1 dự án chỉ có 9,39 triệu USD so với 14,8 triệu USD của thời kỳ 1991 – 1996.
Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều. Về khách quan, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu á trong năm 1997–1998 đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ ở những nước này nên khả năng đầu tư mới cũng như đầu tư bổ sung của các dự án rất hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ thế giới bị thu hẹp nên đã tác động xấu đến khả năng xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của các dự án FDI. Một số lợi thế ban đầu của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá thuê nhân công thấp… đang giảm dần do sự cạnh tranh rất quyết liệt của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Về chủ quan, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam tuy đã bổ sung sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều cơ chế và chính sách kinh tế tài chính vẫn chưa làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó giá thuê đất cao; chính sách 2 giá trong nhiều lĩnh vực vừa cao so với các nước trong khu vực vừa mang nặng tính chất phân biệt đối xử nhưng chậm khắc phục (giá điện, cước điện thoại, vé máy bay,…). Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là đường giao thông, bến cảng, sân bay. Thủ tục hành chính rườm rà nhưng khắc phục chậm làm nản lòng các nhà đầu tư.
Thời kỳ 2001–2004. Trước tình trạng giảm sút đầu tư nước ngoài trong 4 năm 1997–2000, Nhà nước đã có nhiều chủ trương và giải pháp khắc phục các nguyên nhân về cơ chế chính sách mới nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn lâu dài. Tuy chưa phải là hoàn hảo song những chuyển động tích cực của Chính phủ và sự quan tâm của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã và đang tạo thêm sức hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả là từ năm 2001, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu hồi phục dù còn chậm. Năm 2001 có 550 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký 550 triệu USD; vốn pháp định 1.044 triệu USD; tăng 41% về số dự án và 28,4% về vốn đăng ký so với năm 2000. Năm 2002 có 802 dự án, 1.621 triệu USD vốn đăng ký, năm 2003 có 748 dự án, 1.899,6 triệu USD vốn đăng ký và 9 tháng đầu năm 2004 có 518 dự án, 1.603,2 triệu USD vốn đăng ký và 727 triệu USD vốn pháp định tăng 8,8% số dự án, tăng 34% vốn đăng ký và 45,1% vốn pháp định so với cùng kỳ năm 2003. Vốn đăng ký bình quân 1 dự án là 3,1 triệu USD tăng 24%. Ngành công nghiệp chiếm 64,9% số dự án, 58,7% vốn đăng ký, ngành nông lâm nghiệp chiếm 12,5% số dự án, 17,2% vốn đăng ký. Bên cạnh các dự án đầu tư mới đang tăng chậm, nhiều dự án đã đầu tư bổ sung để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh lâu dài ở Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2003 có 266 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư 623,4 triệu USD.
Nét mới trong thời kỳ này là các dự án không còn tập trung vào vùng Đông Nam bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh như trước đó mà đã chuyển dần đến các vùng khác như các tỉnh phía Bắc, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Trong số 747 dự án đầu tư mới trong năm 2003 với số vốn đăng ký 1.884 triệu USD có 215 dự án với 688 triệu USD ở các tỉnh phía Bắc; 76 dự án với 236 triệu USD ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; 456 dự án với dự án với 961 triệu USD ở vùng Đông Nam bộ. 9 tháng đầu năm 2004, các tỉnh phía Bắc có 159 dự án (chiếm 28,8%) vốn đăng ký 567,7 triệu USD chiếm (chiếm 35,4%) cao hơn các năm trước. Đã xuất hiện một số địa bàn thu hút đầu tư mới với quy mô lớn như Long An, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Lĩnh vực đầu tư cũng đã chuyển mạnh sang các ngành sản xuất thay cho dịch vụ. Ngành công nghiệp có 566 dự án với 1.438 triệu USD vốn đăng ký chiếm 74,3% số dự án và 75,7% về vốn đăng ký; ngành nông lâm nghiệp có 29 dự án, 47,3 triệu USD vốn đăng ký chiếm 3,8% số dự án và 2,5% vốn đăng ký; các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có 88 dự án với 184 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 11,7% số dự án và 9,7% vốn đăng ký. Khu vực khách sạn nhà hàng chỉ có 20 dự án với 140 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 2,6% số dự án và 7,4 vốn đăng ký, thấp hơn nhiều so với các thời kỳ trước đây.
Tuy số dự án cấp mới trong những năm 2001-2004 không nhiều nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực này vẫn tăng trưởng khá do nhiều dự án đã đi vào sản xuất ổn định. Vì vậy đóng góp của khu vực kinh tế FDI cho nền kinh tế tiếp tục tăng lên. Tỷ trọng kinh tế FDI trong GDP năm 2000 là 13,28%, năm 2001 là 13,28%, năm 2001 là 13,7%; năm 2002 là 13,76% và năm 2003 là 14,7%. Tỷ trọng công nghiệp FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 41,3%; năm 2001 là 41,5%; năm 2002 là 41,6%, năm 2003 ước 42,1% và năm 2004 ước 42,6% (theo giá trị thực tế). Tỷ trọng kinh tế FDI trong kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: năm 1995: chiếm 27%; năm 2000: chiếm 47%; năm 2001: chiếm 45,2%; năm 2002: chiếm 47,1%; năm 2003: chiếm 34,1% và năm 2004 ước đạt trên 33% (9 tháng đầu năm chiếm 33,4% chưa kể dầu thô, nếu kể cả dầu thô trên 54%).
Đóng góp của khu vực FDI cho nguồn thu ngân sách Nhà nước ngày càng lớn và năm nào cũng vượt kế hoạch. Thu từ các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2002 đạt 116,4% dự toán năm và tăng 28,2% so với năm 2001; năm 2003 đạt 109,5% và tăng 30% so với năm 2002; 9 tháng đầu năm 2004 thu từ doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) đạt 81,2% dự toán năm, thu về dầu thô đạt 84,2% dự toán năm và ước cả năm tăng trên 30% so với năm 2003. Một số tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu là thuần nông trước đây, thì ngày nay nhờ thu hút nhiều dự án FDI đã trở thành tỉnh khá và giàu, cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách tăng nhanh. Điển hình như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Hưng Yên; Thành phố Đà Nẵng; Quảng Ninh.
2. Những vấn đề đặt ra hiện nay
Bên cạnh những kết quả khởi sắc đang ghi nhận, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, cần có các giải pháp tích cực và đồng bộ.
Một là: Tính bền vững không cao: Trong 17 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài chỉ có 6 năm 1991-1996 hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, 11 năm còn lại phát triển không ổn định hoặc giảm sút. Xu hướng này xuất hiện trước hết ở các trung tâm công nghiệp và thương mại như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mà nguyên nhân chủ quan là do thủ tục hành chính nhiêu khê nhưng chậm sửa đổi. Một thực tế đáng suy nghĩ là không ít nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển dự án từ 2 thành phố này ra các tỉnh chung quanh trong những năm gần đây dù cơ sở hạ tầng yếu kém hơn.
Hai là: Cơ cấu đầu tư không hợp lý. Tỷ lệ vốn đầu tư cho khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, cho các vùng nghèo nhưng có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động còn quá ít. Tính chung 17 năm trong số gần 46 tỷ USD vốn đăng ký chỉ có 2.836 triệu USD đầu tư cho khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, chiếm tỷ lệ 6,2%. Trong khi đó vốn đầu tư cho hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn là 4.637 triệu USD, chiếm tỷ lệ 10,12%; khách sạn nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc là 7.470 triệu USD, chiếm 16,3%. Hầu hết các dự án vẫn tập trung ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung, ven các đô thị lớn, gần các trục đường giao thông, còn các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng nghèo vẫn vắng bóng các nhà đầu tư nước ngoài hoặc nếu có cũng chỉ là những dự án nhỏ. Đến năm 2004 vẫn còn 6 tỉnh chỉ có từ 1 đến 3 dự án nhỏ là: Kon Tum, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Sóc Trăng.
Ba là: Quy mô các dự án giảm dần. Vốn đăng ký bình quân 1 dự án thời kỳ 1991-1996 là 14,8 triệu USD; thời kỳ 1997-2000 là 9,39 triệu USD; thời kỳ 2001-2004 là 2,9 triệu USD. Những năm gần đây có rất ít dự án quy mô lớn đầu tư vào Việt Nam nên tình trạng phổ biến ở tất cả các địa phương là số vốn đăng ký lại giảm.
Bốn là: Hiệu quả đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam tăng chậm. Điều đó đã được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế FDI có xu hướng chậm lại so với trước và so với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước. Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI năm 1995 là 14,98%; năm 2000 là 11,44%; năm 2001 còn 7,21%; năm 2002 là 7,16%; năm 2003 là 10,44% và ước năm 2004 là 10,5%. Do vậy tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu GDP cả nước tăng rất chậm: năm 2000 là 13,28%, năm 2001 là 13,75% và năm 2002 là 13,76% và năm 2003 có tăng lên nhưng cũng chỉ 14,47%.
Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, trong đó đáng chú ý là các yếu tố chủ quan chưa tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn. Theo điều tra của tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) năm 2002 thì 42% các nhà doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi cho rằng, khó khăn nhất của họ tại Việt Nam là thủ tục hành chính, trong khi đó con số này ở Thái Lan là 13%; ở Philippines là 18% còn ở Indonesia là 22%.
Yếu tố thứ 2 là Việt Nam chưa có hoạt động xúc tiến đầu tư theo đúng nghĩa. Từ trước đến nay phần lớn các nhà đầu tư tự tìm đến Việt Nam, còn số doanh nghiệp được mời đến chưa có, đặc biệt là các dự án lớn có tác động làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước và tạo đột biến trong thu hút vốn FDI. Theo các nhà chức trách thì nguyên nhân của tình trạng lên xuống, không ổn định của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam những năm qua một phần rất quan trọng là do hoạt động xúc tiến đầu tư của chúng ta còn quá chung chung, không biết đối tác muốn gì và cần gì nên không thể lôi kéo được họ. Trong khi đó các nước xung quanh đã thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư rất bài bản nên thu hút được nhiều dự án lớn.
Yếu tố thứ 3 là khâu chuẩn bị danh mục, địa bàn, mặt bằng, nhân lực kêu gọi đầu tư của các ngành và các địa phương chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập. Những năm gần đây, nhiều địa phương đua nhau trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài với cơ chế và chính sách hấp dẫn, song kết quả chưa được bao nhiêu. 9 tháng đầu năm 2004 cả nước có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc TW có dự án FDI, chỉ tăng 1 tỉnh so với cùng kỳ năm 2003. Cái thiếu của các địa phương vẫn là quy hoạch dài hạn và danh mục các dự án mời gọi chưa rõ ràng, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, nguồn lực tại chỗ nhất là lao động có kỹ thuật cao còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tác đầu tư. Nếu không thay đổi cách làm này thì triển vọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài những năm tới của các địa phương vùng xa, vùng thuần nông và miền núi vẫn còn khó khăn.
3. Định hướng và giải pháp cho những năm tới
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và đầu tư, hiện nay và các năm tới, đầu tư nước ngoài ở khu vực châu á sẽ diễn biến theo 2 chiều hướng trái ngược nhau. Chiều hướng thứ nhất: các công ty đa quốc gia cấu trúc lại các nhà máy của họ tại khu vực ASEAN và có thể một phần tại Việt Nam để chuyển sang các nước khác có lợi thế cạnh tranh về thị trường xuất khẩu hơn như Trung Quốc. Xu hướng thứ 2 là: các công ty đa quốc gia sẽ chọn Việt Nam là điểm đầu tư để tránh tập trung quá nhiều vào Trung Quốc. Để thực hiện định hướng đó có nhiều việc phải làm, trong đó các giải pháp trước mắt là:
- Tiếp tục hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài, các bộ luật khác có liên quan và bổ sung các chính sách kinh tế – tài chính theo hướng xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế và chính sách phải ổn định, thông thoáng và minh bạch nhất là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu.
- Cải cách mạnh các thủ tục hành chính nhất là cấp địa phương và cơ sở. Mạnh dạn cắt giảm các loại chi phí đầu vào như điện, nước, viễn thông, giao thông và các chi phí thuê đất… nhằm giảm chi phí sản xuất của các nhà đầu tư.
- Hoàn thiện quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vốn FDI nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa TW và các địa phương trong hoạt động quảng bá đầu tư nước ngoài.
___________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4)/2005
Bùi Hoài Nam
Nguồn: Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 4 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 5 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận