Từ khoá : Việt Nam

208 bài viết

Cơ sở hình thành văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay

Cơ sở hình thành văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay

Văn hoá từ chức là những ứng xử dựa trên lương tri, lòng tự trọng khi những người lãnh đạo thấy mình mắc khuyết điểm, lỗi lầm, thấy không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ hiện tại; là hành vi của cá nhân tự nguyện rời bỏ vị trí lãnh đạo, cầm quyền của mình cho người khác có khả năng hơn (năng lực, trình độ, phẩm chất, sức khỏe…) nhằm đảm bảo lợi ích chung của tập thể, cộng đồng và sự phát triển của đất nước.

Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng và đảng viên trong xây dựng đảng về đạo đức ở Việt Nam hiện nay

Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng và đảng viên trong xây dựng đảng về đạo đức ở Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đây là một trong những nhân tố quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, chúng ta phải nghiêm khắc thừa nhận, một số cán bộ đảng viên và tổ chức đảng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, yếu kém. Bài viết nêu ra thực trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, từ đó chỉ ra một số phương pháp cơ bản để nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng và đảng viên trong xây dựng Đảng về đạo đức ở Việt Nam hiện nay.

Những thành tựu lý luận lớn của Đảng qua gần 40 năm đổi mới

Những thành tựu lý luận lớn của Đảng qua gần 40 năm đổi mới

Những thành tựu lý luận lớn của Đảng qua gần 40 năm đổi mới thể hiện sự kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Theo đó, một trong những yêu cầu quan trọng hiện nay là cần tăng cường tổng kết những thành tựu lý luận của Đảng, nhằm góp phần phát triển, hoàn thiện, nâng tầm lý luận của Đảng, nhất là những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đặc thù, riêng có ở Việt Nam, hướng đến thực hiện thắng lợi những mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sự phát triển lý luận của Đảng về phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới

Sự phát triển lý luận của Đảng về phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới

Sau gần 40 năm đổi mới, lý luận của Đảng ta về phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ nghĩa có sự phát triển vượt bậc. Trong đó, mối quan hệ giữa con đường và các phương hướng thể hiện những đặc trưng cụ thể về xã hội xã hội chủ nghĩa qua mỗi kỳ Đại hội càng được làm rõ hơn. Đi liền với việc giải quyết mối quan hệ là việc định hình rõ các biện pháp lớn để từng bước hiện thực hóa giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Bài viết là kết quả nghiên cứu tham gia đề tài KX.04.01/20-25.

Hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị ở Việt Nam trong tình hình hiện nay

Hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị ở Việt Nam trong tình hình hiện nay

Xây dựng mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam là một quá trình phức tạp, lâu dài, phản ánh sự phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và chính trị của đất nước. Trong điều kiện mới, với việc Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi mô hình tổng thể của hệ thống chính trị tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế.

Hiệp định Paris mở đường thống nhất đất nước và bài học cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay

Hiệp định Paris mở đường thống nhất đất nước và bài học cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay

Hiệp định Paris năm 1973 là sự kiện mở ra thời cơ chiến lược để thúc đẩy công cuộc thống nhất đất nước thành công. Hiệp định không chỉ thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá của một dân tộc, sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng ta, mà còn cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh cho độc lập dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, tinh thần linh hoạt, sáng tạo nhưng kiên định, can trường trước mọi khó khăn, thử thách vì độc lập dân tộc trong quá trình đi tới ký kết Hiệp định Paris cần tiếp tục được phát huy, làm giàu thêm phẩm chất của nền ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” ngày nay.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, có nội dung rộng lớn, phong phú, phức tạp. Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng ta luôn bổ sung, phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề này một lần nữa được làm sâu sắc hơn trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện thực đến giữa thế kỷ XXI và thời cơ, thách thức đối với Việt Nam

Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện thực đến giữa thế kỷ XXI và thời cơ, thách thức đối với Việt Nam

Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời cách đây hơn một thế kỷ và đã từng bước xác lập chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị hiện đại. Bài viết dự báo xu thế phát triển, chỉ ra đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện thực đến giữa thế kỷ XXI và những thời cơ, thách thức với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bài 3: Phát huy di sản văn hóa vì hòa bình của Hồ Chí Minh là “giải pháp tương lai cho nhân loại”

Bài 3: Phát huy di sản văn hóa vì hòa bình của Hồ Chí Minh là “giải pháp tương lai cho nhân loại”

“Mỗi quốc gia trên thế giới đều có biểu tượng niềm tin của mình. Đụng chạm đến biểu tượng niềm tin của một quốc gia là đụng chạm đến tình cảm thiêng liêng của hàng triệu con người. Thế nên, một vài tiếng nói lạc lõng, cố ý xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch nhất định sẽ bị bác bỏ. Bởi vì, di sản Hồ Chí Minh ngày càng chiếm vị trí quan trọng của “nền văn hóa tương lai”, được nhân loại tiến bộ trân trọng, tôn vinh”. Đó là nhận định của ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Bài 1: Biểu tượng niềm tin của dân tộc Việt Nam và lương tri thời đại

Bài 1: Biểu tượng niềm tin của dân tộc Việt Nam và lương tri thời đại

Cách đây tròn 100 năm, trên báo Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ) của Liên Xô số 39 xuất bản ngày 23/12/1923 đã đăng bài báo mang tên “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản-Nguyễn Ái Quốc” của nhà thơ, nhà báo người Nga Osip Emilyevich Mandelstam. Bài báo có đoạn: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”.Sau một thế kỷ nhìn lại nhận định sâu sắc này của O.Mandelstam, các học giả, chuyên gia uy tín trong nước và nước ngoài thêm một lần khẳng định những giá trị nổi bật trong di sản Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển tiến bộ xã hội và văn hóa nhân loại, qua đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu sai trái, xuyên tạc về Hồ Chí Minh.

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và sự vận dụng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và sự vận dụng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở lý luận và phương pháp luận để Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trước tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn.

Sinh viên Việt Nam cùng cả dân tộc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Sinh viên Việt Nam cùng cả dân tộc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Sáng 19/12/2023, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra phiên trọng thể với gần 700 đại biểu về dự. Tại Đại hội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có bài phát biểu quan trọng, gợi mở nhiều nội dung để Đại hội và Hội Sinh viên Việt Nam cùng nghiên cứu, tham khảo thực hiện trong thời gian tới. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.

Hội thảo khoa học quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”

Hội thảo khoa học quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”

Bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng và công tác chuyên môn ở các trường đại học. Trường đại học là “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, bồi dưỡng phẩm chất, kỹ năng, tri thức, thái độ cho thế hệ tương lai của nước nhà - những con người sẽ tiếp nối sứ mệnh và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Trong 15 năm qua kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008 - 2023), quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển theo hướng thực chất, hiệu quả với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội. Trung Quốc là nước đầu tiên mà Việt Nam xây dựng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, còn Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập khuôn khổ quan hệ này. Đây là những động lực thúc đẩy quan hệ hai nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, hướng tới tương lai.

XEM THÊM TIN