Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm tới
Nhìn tổng thể, cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2004 chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của những nước trong khu vực vào những năm 80 của thế kỷ trước và hiện vẫn lạc hậu hơn so với cơ cấu kinh tế năm 2001 của những nước này. Tỷ trọng trong GDP của khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản của Malaysia còn 8%, của Thái Lan còn 10%, của Philippines 15%, của Indonesia còn 16%; ngay của Trung Quốc cũng chỉ còn 15%, còn Hàn Quốc chỉ có 4%. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng của Malaysia đã đạt 49,6%, Indonesia đạt 46,5%; ấn Độ đạt 48,4%, Philippines đạt 53,6%, ngay Trung Quốc cũng đã đạt 52,2%.
Khu vực dịch vụ đang được các nước rất coi trọng và tìm mọi cách để nâng cao tỷ trọng của khu vực này trong GDP. Lý giải tình hình này, các chuyên gia kinh tế cho rằng:
Thứ nhất, khu vực dịch vụ thường có năng suất, hiệu quả cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn, lâm nghiệp - thủy sản và cũng cao hơn khu vực công nghiệp - xây dựng. Chẳng hạn: du lịch, vừa không mất chi phí vận chuyển ra nước ngoài, không phải chịu thuế nhập khẩu của nước ngoài, không phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, vừa khai thác được thế mạnh của điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động; hoạt động khoa học - công nghệ vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, vừa tạo điều kiện để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian của nước đi sau; dịch vụ tài chính - tín dụng là hình thức mang lại nhiều lợi nhuận bởi sức mạnh vốn có của công cụ tiền tệ; xuất khẩu lao động vừa giải quyết được công ăn việc làm, vừa thu được ngoại tệ, vừa có thể nâng cao tay nghề, học tập tác phong công nghiệp...
Thứ hai, thị trường của sản phẩm dịch vụ còn rất rộng lớn, do nhu cầu gần như không có giới hạn của nó.
Thứ ba, ít phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu, phương tiện vận chuyển, tỷ giá đồng tiền, ít tác động xấu đến tài nguyên, môi trường sinh thái như hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP theo mục tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đề ra đến năm 2005 phải đạt 42 - 42%. Đây là mục tiêu không phải là cao, nếu không nói là thấp, nhưng lại có dấu hiệu không đạt được. Bởi các nguyên nhân dưới đây:
Một là, tỷ trọng khu vực này trong GDP sau khi đạt mức cao nhất (đạt 44,6% vào năm 1995) đã liên tục bị sụt giảm: năm 1996 còn 42,51%, năm 1998 còn 41,73%, năm 1999 còn 40,08%, năm 2000 còn 38,74%, năm 2001 còn 38,63%, năm 2002 còn 38,46% và năm 2003 chỉ còn 38%, năm 2004 nhích lên 38,15%.
Hai là, tốc độ tăng GDP do khu vực dịch vụ tạo ra cũng liên tục bị sút giảm và thường xuyên thấp hơn tốc độ tăng chung: năm 1996 là 8,8% so với 9,34%; năm 1997 là 7,14% so với 8,15%; năm 1998 là 5,08% so với 5,76%; năm 2002 là 6,54% so với 7,08%; năm 2003 là 6,57% so với 7,26%; năm 2004 là 7,47% so với 7,69%.
Ba là, ngay tại trung tâm kinh tế và dịch vụ lớn như Hà Nội, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP cũng bị sút giảm.
Bốn là, một số ngành dịch vụ quan trọng còn chiếm tỉ trọng thấp và lại đang giảm dần: tài chính - ngân hàng năm 1995 chiếm 2,01% thì đến năm 2003 lại chỉ còn 1,79%; khoa học - công nghệ năm 1995 chiếm 0,16% nhưng đến năm 2004 cũng đạt 0,16% - bằng mức cách đây 10 năm.
Năm là, còn nhiều loại dịch vụ như nhà khách, bảo vệ, vệ sinh tạp vụ, kế toán, y tế, hội trường, đội xe... hiện còn đang được các cơ quan, đơn vị kiêm nhiệm, chưa được tách ra để các đơn vị chuyên nghiệp khác kinh doanh tập trung, nên một mặt đã hạn chế đến việc tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính, mặt khác hiệu quả hoạt động của các loại dịch vụ kiêm nhiệm này còn rất thấp.
Sáu là, trong tòan bộ khu vực dịch vụ, kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55,4%), tiếp đến là kinh tế cá thể (29,6%), còn kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai chiếm tỷ trọng nhỏ (kinh tế tư nhân 11,1%, ĐTNN 2,3%).
Tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm xuống nhưng cũng chứa đựng một số vấn đề đáng lưu ý. Sự sút giảm đó một phần quan trọng do giá cả nông sản trong nhiều năm còn thấp, có năm còn bị giảm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp cung đã vượt cầu ở trong nước, xuất khẩu với khối lượng đứng thứ bậc cao trên thế giới nhưng phải bán qua nước khác nên không những không chi phối được giá cả mà còn phải bán với giá thấp hơn các nước khác.
Trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản, ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp, lại liên tục giảm xuống (năm 1990 còn chiếm 6,6%, đến năm 2004 chỉ còn chiếm 3,6%). Trong giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi năm 2003 cũng mới chỉ chiếm 17,6%. Đã vậy, việc chuyển dịch cơ cấu trong những năm qua còn mang tính chất tự phát; công tác quy hoạch cũng như cơ chế và công cụ để điều hành theo quy hoạch chưa rõ ràng, còn lúng túng.
Trong cơ cấu công nghiệp cũng còn một số hạn chế. Tỷ trọng trong năm 2004 mới đạt 20,3% nhưng tiến độ tăng rất chậm; nếu 16 năm tới vẫn giữ tiến độ này thì đến năm 2020 vẫn còn đạt dưới 30%, còn thấp hơn ranh giới 37% mà một số nước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp phải đạt được.
Ở một số địa phương, công nghiệp còn mang nặng tính gia công, thương mại còn mang nặng tính đại lý, sản phẩm công nghiệp lại khó tiêu thụ. Gia công, đại lý thực chất là làm thuê, thu nhập sẽ thấp, tích lũy sẽ ít.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực hơn nữa, cần tập trung làm tốt các công việc lớn sau đây:
Thứ nhất, là vấn đề quy hoạch, kế hoạch - một tiền đề quan trọng để cơ cấu đầu tư và cơ cấu lại kinh tế. Công tác này đã sớm được đề ra và thực hiện, nhưng hiện vẫn còn vừa yếu, vừa thiếu tầm nhìn xa trông rộng. Sự phối hợp giữa các địa phương và giữa địa phương với ngành trong quy hoạch chưa tốt; tập trung vào kinh tế nhà nước, chưa bao quát hết tòan bộ nền kinh tế; quy hoạch chỉ tập trung các vấn đề chúng ta có thể làm được, mà thiếu dự báo về thị trường, thiếu các giải pháp thực hiện khả thi và các cân đối lớn; thiếu những quy hoạch cụ thể chuyên ngành...
Thứ hai, phải làm nhiều việc để đầu tư tạo nên cơ cấu kinh tế có hiệu quả cao. Chuyển đổi cơ cấu phải xét trong trạng thái động. Muốn vậy, một mặt phải xác định được trọng tâm của các ngành, cơ cấu sản phẩm (sản phẩm có thế mạnh, sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm quốc gia); mặt khác phải xây dựng chính sách đầu tư hết sức linh hoạt, bắt đầu từ đầu tư sản phẩm, sau đó mới hình thành nên ngành và vùng... Hiện Nhà nước chỉ trực tiếp nắm 20% tổng vốn đầu tư phát triển tòan xã hội, còn 80% ngoài nhà nước, mà quy luật kinh tế là ở đâu có hiệu quả thì ở đó có đầu tư, nên Nhà nước cần có chính sách để thu hẹp khoảng cách giữa các ngành, các khu vực.
Thứ ba, trong ba khu vực cần dịch chuyển cơ cấu theo hướng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Phát triển nông nghiệp chỉ tạo nên yếu tố quan trọng đầu tiên là nguyên liệu và cái ăn, chứ không thể làm giàu. Tuy không tăng mạnh cho đầu tư cho nông, lâm nghiệp - thủy sản sẽ không thể khai thác được tiềm năng, lợi thế, không rút được lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, nhưng chỉ có công nghiệp và dịch vụ mới làm giàu nhanh hơn cả.
Thứ tư, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động - một cơ cấu mà cho đến nay đã thấy rõ là khó thực hiện được mục tiêu đề ra năm 2005 và năm 2010. Năm 2001, 2002, 2003 đã có bước khởi động và đạt được kết quả bước đầu. Năm 2004 trở đi trọng tâm vẫn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với tầm cao hơn trong lộ trình thực hiện cam kết hội nhập: cơ cấu lại để có hiệu quả cao hơn, và không bị thua trên sân nhà...
Cơ cấu nền kinh tế luôn là trọng tâm trong các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch cũng như chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, đòi hỏi các nhà hoạch định kế hoạch, chiến lược, chính sách cần hết sức quan tâm./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí trong hành trình 100 năm đồng hành cùng dân tộc
Sáng 19-6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận