Từ khoá : kinh tế

29 bài viết

Khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế những thập kỷ tới, thể hiện khát vọng xây dựng đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới sâu sắc. Bài viết nhận diện những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế; chỉ ra các điểm nghẽn trong huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; phát hiện những động lực mới; qua đó đề ra phương hướng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước tiệm cận với sự phát triển kinh tế tiềm năng, sớm đạt mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam thịnh vượng mà Đại hội đã đề ra.

Bảo đảm an ninh môi trường để phát triển bền vững kinh tế Việt Nam

Bảo đảm an ninh môi trường để phát triển bền vững kinh tế Việt Nam

Tại Việt Nam, bên cạnh kết quả đạt được về phát triển kinh tế, tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu… tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là ở những nơi tập trung các hoạt động kinh tế. Tình trạng này đã và đang tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, cần có các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh môi trường để kinh tế nước ta phát triển bền vững trong thời gian tới.

Phê phán luận điệu cho rằng “Việt Nam đánh đổi môi trường lấy kinh tế”!

Phê phán luận điệu cho rằng “Việt Nam đánh đổi môi trường lấy kinh tế”!

Những kết quả cả về lý luận và thực tiễn trong công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam thời gian vừa qua đã làm sáng rõ quan điểm và quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ môi trường, đó là “lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu”. Đây cũng là bằng chứng thuyết phục nhất phản bác những luận điệu xuyên tạc cho rằng Việt Nam không quan tâm tới bảo vệ môi trường, không chú ý tới môi trường sống của người dân, “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”(?!).

Xây dựng liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ đổi mới

Xây dựng liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ đổi mới

Liên minh công - nông - trí thức là hạt nhân, cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, thu hút mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vào một mặt trận chung thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng liên minh công - nông - trí thức là đòi hỏi khách quan, có tính chiến lược của cách mạng. Bài viết làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng liên minh công - nông - trí thức ở nước ta hiện nay.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - luận điểm khoa học, nhân văn và cách mạng

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - luận điểm khoa học, nhân văn và cách mạng

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò của văn hóa, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng văn hóa, trong đó kiên định quan điểm “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Phát biểu ở Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lại luận điểm này trong điều kiện phát triển mới của đất nước. Bài viết phân tích tính khoa học, nhân văn và cách mạng của luận điểm.

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được Đảng ta xác định là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính khái quát cao, là kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn dân tộc, vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Sau gần 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 7.10. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Đại dịch Covid-19: Nhìn từ góc độ “cú sốc ngoại sinh”

Đại dịch Covid-19: Nhìn từ góc độ “cú sốc ngoại sinh”

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020, song đến nay vẫn chưa thể dự đoán được khả năng kiểm soát một cách hoàn toàn chủ động cũng như thời điểm kết thúc đại dịch này. Trong thời gian đầu, thế giới đã trải qua trạng thái bị động trong xử lý, ứng phó với đại dịch. Sự bị động này là do đại dịch Covid-19 là “cú sốc ngoại sinh” với mọi chủ thể. Vì vậy, nhận diện về “cú sốc ngoại sinh” và cách thức vận hành nền kinh tế trong bối cảnh thường xuyên phải đối diện với các “cú sốc ngoại sinh” là vấn đề đặt ra với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, lĩnh vực kinh tế được thể hiện chủ yếu ở ba báo cáo: Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Cả ba báo cáo có nhiều điểm mới, nổi bật cả về nội dung và cách trình bày, được khái quát trong các phần về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về hội nhập kinh tế quốc tế.

Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế

Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế

Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là do con người và vì con người. Thực tế phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua thể hiện rất rõ mối quan hệ đó. Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, hay con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (KTNN) là vấn đề căn cốt quy định bản chất chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là điều không thể xuyên tạc, phủ nhận.

XEM THÊM TIN