Định kiến giới trong ngôn ngữ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vấn đề quan trọng
Báo chí, với tư cách nhân tố tạo dư luận, đồng thời dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội, có vai trò to lớn trong việc góp phần ổn định, tăng cường đồng thuận xã hội, từ đó nâng cao ý thức và cải thiện nhận thức về định kiến giới. Trong các loại hình báo chí, báo mạng điện tử, với những ưu điểm nổi bật như phi tuyến tính, khả năng truy cập thông tin không giới hạn và sức lan tỏa mạnh mẽ giúp thay đổi định kiến giới trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Song song với những nỗ lực không ngừng nghỉ, định kiến giới vẫn tồn tại âm thầm trong báo chí dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp. Định kiến giới càng trở nên nguy hại khi chúng “ăn sâu” vào những người làm báo và nhà quản lý cơ quan báo chí, tác động lệch lạc đến tư duy tác nghiệp và thể hiện qua nội dung, chi tiết hay ngôn ngữ báo chí, từ đó, truyền tải thông tin hàm chứa định kiến giới đến công chúng. Trong đó, báo mạng điện tử là “môi trường” lý tưởng cho những sản phẩm, tác phẩm báo chí mang định kiến giới sinh sôi, phát triển.
Để có đánh giá khoa học, khách quan về định kiến giới trong ngôn ngữ báo mạng điện tử, một khảo sát được thực hiện trong thời gian từ 01.06.2019 đến 31.12.2019 trên bốn (04) tờ báo, tạp chí điện tử bao gồm: VnExpress, Zing News, Vietnamplus và Phụ nữ Việt Nam. Những tác phẩm được khảo sát thuộc hai chuyên mục:
(1) Pháp luật– thông tin chính xác, rõ ràng, khách quan và góp phần hình thành nhận thức đầy đủ của công chúng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
(2) một chuyên mục có hàm lượng thông tin về giới cao thuộc từng báo (chuyên mục Đời sống của VnExpress; Zing News Vietnamplus; và chuyên mục Yêu của Phụ nữ Việt Nam) – thông tin xoay quanh mối quan hệ giữa các cá nhân trên cơ sở giới trong đời sống thường nhật, đây cũng là loại thông tin phổ biến, nhiều tính giải trí, thường được sản xuất và đón nhận một cách cảm tính, ít chịu sự ràng buộc bởi tính chính xác, khách quan.

Nội dung định kiến giới trong ngôn ngữ báo mạng điện tử thuộc những sản phẩm báo chí nói trên được định vị và phân loại như sau:
1. Ngôn từ hàm chứa thiên kiến giới - là những ngôn từ có xu hướng áp đặt một số cách nhìn và cách hiểu nhất định về phẩm chất, điều kiện, vai trò của cá nhân trong xã hội dựa trên giới tính.
Bài viết “Các lãnh đạo nữ ‘trị’ Covid-19 tốt hơn?” trên một tờ báo điện tử đã “hé lộ” những đặc điểm khiến các nhà lãnh đạo nữ thành công trong việc “chế ngự” Covid-19: “Các nữ lãnh đạo trên rõ ràng rất khác với các vị tổng thống, thủ tướng của nhiều nước đang thể hiện những cách phản ứng khác nhau với dịch bệnh: đổ lỗi cho người khác, tranh thủ kiếm phiếu bầu…” Dù với thiện ý, bằng cách quy chiếu những đặc điểm lãnh đạo tiêu cực, tham vọng cho nam giới, bài viết đã ngầm “gán ghép” các phẩm chất tích cực cho nữ giới, từ đó hình thành tiêu chuẩn kép mà với những bối cảnh và hình thức triển khai khác, chính những phẩm chất này sẽ trở thành gánh nặng cho người phụ nữ.
2. Ngôn từ hàm ý mặc định, duy trì khuôn mẫu giới - là những ngôn từ có xu hướng mặc định hay duy trì những khuôn mẫu về ngoại hình, hành vi, ứng xử, phẩm chất của cá nhân dựa trên giới tính.
Bài viết với tiêu đề “Tìm ra lý do Hoàng tử William hẹn hò với Kate nhiều năm mãi không chịu kết hôn” trên tờ báo của Phụ nữ, ngay từ tiêu đề, với những từ ngữ: “Hoàng tử William… không chịu kết hôn”, “hẹn hò nhiều năm”, “chịu kết hôn”, “tìm ra lý do”…, bài viết đã khẳng định tư tưởng chủ đạo: cuộc hôn nhân “đến muộn” của Hoàng tử William và Công tước phu nhân Catherine (Kate) và một điều lạ, đáng tò mò và bài viết sẽ “tiết lộ” lý do đằng sau “sự lạ” đó. Tư tưởng trên được tiếp diễn và tái khẳng định qua những câu từ như: “Hoàng tử Anh chần chừ khá lâu mới quyết định kết hôn với Kate dù đã yêu nhau một thời gian khá lâu và gia đình Hoàng gia cũng khá ưng cô gái như Kate.”
Thông qua tiết lộ về chuyện tình cảm của cặp đôi Hoàng gia, bài viết đã sử dụng một loạt ngôn từ với hàm ý mặc định, duy trì một số khuôn mẫu giới rất phổ biến: yêu là phải cưới; yêu lâu chưa cưới là bất thường; người đàn ông luôn nắm vai trò chủ động khi quyết định tiến đến hôn nhân; ngược lại, trước hôn nhân, phụ nữ luôn mong cầu và bị động.

3. Ngôn từ mang ý nghĩa thiên vị hoặc hạ thấp giá trị giới là những ngôn từ có xu hướng thiên vị hoặc hạ thấp đối tượng được đề cập dựa trên một số định kiến hoặc khuôn mẫu giới. Trong bài viết “Hoàng Lê Vi sắp sinh con gái thứ hai” trên một tạp chí điện tử có chi tiết: “Hoàng Lê Vi cho biết, hai lần đầu đi siêu âm, bác sĩ bảo có khả năng là bé trai khiến vợ chồng cô không vui lắm bởi cả hai rất thích con gái”. Dù khó nhận biết, nhưng những chi tiết “khả năng là bé trai… vợ chồng cô không vui”, “cả hai rất thích con gái” đều mang ý nghĩa thiên vị giới. Xuất hiện trên đầu của một tác phẩm báo điện tử (vị trí nổi bật), chi tiết này được xem như điểm nhấn, có hàm ý tán dương sở thích “khác người” của vợ chồng Hoàng Lê Vi – thích sinh con gái. Qua đó, bài viết vô tình chuyển tải sự thiên vị và hạ thấp giới: thích sinh con trai là lẽ thường, trái với thích con gái là điều “bất thường” cần đề cập, nhấn mạnh; những kỳ vọng, phân biệt về giới tính của cha mẹ với con cái “con trai… không vui lắm”, “thích con gái”.
4. Ngôn ngữ hàm ý đổ lỗi cho người bị bạo lực giới là những ngôn từ có xu hướng đổ lỗi cho người bị bạo lực giới thông qua việc đưa ra những phán xét “ngầm” về ngoại hình, phẩm chất, hành vi của họ theo khuôn mẫu giới. Bài viết “17 năm tù cho người chồng đâm vợ tử vong tại bữa nhậu” trên một tờ báo có số người đọc lớn, mở đầu với một khái quát ngắn gọn “Người chồng 44 tuổi khai đâm một nhát để “cảnh cáo” việc vợ bỏ nhà đi chứ không cố ý giết người.” Tiếp đó, người viết tường thuật về hành vi của nạn nhân – yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gây án: “Theo cáo buộc, do mâu thuẫn, vợ Tân hay đi khỏi nhà mỗi khi cãi vã… Tân gọi điện cho vợ để khuyên quay về nhưng bất thành nên tới chỗ chị này đang ngồi nhậu với nhóm bạn làm nghề trộn bê tông”. Tuy những nội dung trên nằm trong cáo buộc, tức một phần của phiên xét xử, nhưng việc tường thuật cũng như bối cảnh tường thuật dễ hình thành ấn tượng sai lầm: hành vi của nạn nhân – người vợ là không phù hợp, từ đó, phần nào “hợp lý hóa” cảm xúc, hành động của phạm nhân.
5. Tục ngữ, quán ngữ dễ bị vận dụng sai trong đời sống hiện nay. Ví như tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” thường được sử dụng để nhấn mạnh về thiên hướng của hai giới, rất có thể bị hiểu như sự giới hạn và quy định về vai trò của đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Hay như quán ngữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” tùy thuộc vào cách sử dụng, tránh áp lực dồn nén, thúc ép người phụ nữ mang vác một gánh nặng gấp đôi – “hai giỏi”.
Ngôn từ đổ lỗi cho nạn nhân bị bạo lực giới, theo kết quả khảo sát, chiếm đa số ở tin bài thuộc chuyên mục Pháp luật. Về nội dung, ngôn từ đổ lỗi cho nạn nhân được biển hiện qua nhiều hình thức, trong đó, phổ biến nhất là tập trung diễn giải lý do dẫn đến bạo lực giới là hành vi được coi là không phù hợp của nạn nhân. Điều này xuất hiện cả ở tít, sapo và trong câu từ của tác phẩm báo chí, như “Châm xăng đốt vợ vì đòi ly dị”, “Sát hại bạn gái vì không chịu bỏ nghề massage”, “Người đàn bà đa tình bị sát hại vì thất hứa”… hay“vì thấy ảnh vợ tình tứ trên mạng xã hội”, “vì tin nhắn tình cảm”, “vì thân thiện với người đàn ông lạ mặt”…
Ngôn từ hàm chứa thiên kiến giới và mặc định, duy trì khuôn mẫu giới trong ngôn ngữ của các tờ báo, tạp chí điện tử biểu hiện khác nhau thông qua tuyến nội dung đặc thù của từng chuyên mục và đối tượng trọng tâm của mỗi tờ báo, tạp chí điện tử.
Ngôn từ hạ thấp giá trị giới thường xuất hiện trong những tin bài có sự xuất hiện của nhiều hơn một giới và có sự so sánh trực tiếp, hay gián tiếp giữa các giới. Kiểu hình ngôn từ hạ thấp giá trị giới có xu hướng xuất hiện khi người viết thể hiện thái độ tích cực đối với một giới trên nền tảng tư tưởng, còn cực đoan, thiên kiến và có phần phiến diện với giới còn lại. Ở chuyên mục Pháp luật, phần lớn ngôn từ hạ thấp giá trị giới đi đôi với ngôn từ đổ lỗi cho nạn nhân bị bạo lực giới, trong một số trường hợp, có hàm chứa thiên kiến và khuôn mẫu giới.

Cần thay đổi tư duy
Định kiến giới trong ngôn ngữ báo mạng điện tử nói riêng và báo chí nói chung, trước tiên, có thể bắt đầu bằng việc xây dựng tư duy truyền thông có nhạy cảm giới. Với mỗi người làm báo, tư duy truyền thông có nhạy cảm giới cần được bồi dưỡng thông qua nhận thức rõ ràng và cụ thể về định kiến giới trong một số nội dung và chủ đề báo chí phổ biến như tin bài về bạo lực giới và xâm hại tình dục, về đời sống của người nổi tiếng, hoặc liên quan đến những hình tượng giới phổ biến trong văn hóa đại chúng.
Theo “Bộ chỉ số về giới trong Truyền thông” của Bộ Thông tin và Truyền thông, trang 73, “nhận thức về bình đẳng giới và giáo dục đào tạo những vấn đề liên quan đến giới cần được nâng cao”. Các chương trình đào tạo bắt buộc, định kỳ về giới và bình đẳng giới, nhạy cảm giới trong truyền thông cần được xây dựng và tổ chức cho tất cả người làm báo kể cả cấp lãnh đạo. Song song, tất cả các khóa đào tạo về kỹ năng báo chí, hay lĩnh vực chuyên môn đều cần lồng ghép nội dung bình đẳng giới và nhạy cảm giới.
Các phóng viên, biên tập viên cần được khuyến khích, chỉ định tham gia vào những khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng nâng cao về hoặc có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới và nhạy cảm giới. Sau mỗi khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng, các báo cáo và đánh giá về hiệu quả tham gia của phóng viên, tỷ lệ cân bằng giữa nam và nữ phóng viên tham gia cần được thực hiện chi tiết và định kỳ. Trên phương diện đạo đức nghề nghiệp, trước tiên, hệ thống văn bản, chính sách về giới, bình đẳng giới và nhạy cảm giới trong tác nghiệp báo chí cần được tổng hợp và phổ cập trong các cơ quan, các hội nhóm, cộng đồng báo chí. Tương tự, các nguồn tài liệu về giới như tài liệu chuyên khảo, cẩm nang, sổ tay nghiệp vụ hay các chương trình, hội thảo phổ biến các chính sách, quy định đạo đức về giới nhằm hỗ trợ người làm báo cần được phổ biến rộng rãi.
Bên cạnh đó, cơ chế tiếp nhận khiếu nại, hoặc phản ánh về những sai phạm liên quan đến giới và bình đẳng giới trên báo chí cần được xây dựng và vận hành, cũng như đảm bảo công chúng biết đến cơ chế này.
Ở các cơ quan báo chí, trong những cấp ra quyết định (Trưởng, Phó ban, Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập), cân bằng giới cũng cần được thiết lập để đảm bảo luồng tư tưởng chủ đạo trong việc phát triển tờ báo, tạp chí điện tử. Tỷ lệ nam nữ tham gia các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan truyền thông cần cân bằng, tương tự với tỷ lệ đưa ra quyết định ở các cấp trong cơ quan truyền thông.
Trước tiên, tư duy bình đẳng giới của người làm báo cần được phân tích dưới góc độ quan điểm về công việc. Một bộ phận phóng viên không chỉ thiếu kiến thức về giới, mà sự thiếu sót đó còn bắt nguồn từ nhận thức: kiến thức về giới và bình đẳng giới không thực sự cần thiết và phục vụ cho công việc chuyên môn của họ, hoặc nhìn nhận bình đẳng giới như một phạm trù nội dung riêng, do những chuyên mục chuyên biệt đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, khối lượng và cường độ công việc của một phóng viên cũng là yếu tố cần cân nhắc. Trong bối cảnh môi trường báo chí liên tục biến đổi, kỹ năng của mỗi phóng viên đòi hỏi được cải thiện và bồi dưỡng mỗi ngày để bắt kịp, đi trước, đón đầu những thay đổi trong đời sống xã hội. Vì vậy, phần lớn các chương trình đào tạo triển khai chuyên nghiệp, có tính bắt buộc ở các tòa soạn, cơ quan báo chí đều xoay quanh kỹ năng tác nghiệp. Vì vậy, sự hình thành và phát triển nhạy cảm giới trong truyền thông ở mỗi phóng viên, biên tập viên không chỉ dừng lại ở nỗ lực cá nhân mà còn phụ thuộc vào sự khuyến khích, tạo điều kiện của các cơ quan báo chí trong công tác bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về giới và bình đẳng giới.
Có thể một số tờ báo, tạp chí điện tử quan ngại nhạy cảm giới trong truyền thông, với hệ quy tắc nghiêm ngặt trong việc tiếp cận, trình bày và duyệt thông tin sẽ làm giảm sức hút của tin, bài. Tuy nhiên, người làm báo không nên đánh giá quá thấp thị hiếu và khả năng kiến giải thông tin của độc giả. Sẽ có những cách tiếp cận khác, những giải pháp truyền thông khác bền vững và nhạy cảm giới hơn để thu hút sự quan tâm của công chúng, chỉ cần các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên nghiêm túc đào sâu khai thác trên cơ sở ý thức được tầm quan trọng của truyền thông có nhạy cảm giới nói riêng và bình đẳng giới nói chung trong đời sống xã hội./.
_____________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 8.3.2021
PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang - Phạm Lê Linh Trang
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ Trung tâm Thông tin khoa học nhiệm kỳ 2025 - 2027
Sáng 13/03/2025, tại phòng 1101, Nhà A1, tầng 11, Đại hội Chi bộ Trung tâm Thông tin khoa học nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Vũ Thanh Vân, Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học được Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027. Đại hội cũng đã bầu 2 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận