Duy trì thành quả mức sinh thay thế ở Bình Định
Bình Định sau hơn 10 năm thực hiện chính sách DS/KHHGĐ phấn đấu giảm sinh, đến nay đang tiến gần ngưỡng của mức sinh thay thế. Tỷ suất sinh ở Bình Định đạt 16,3 phần ngàn; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,06%; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 49 đạt gần 2,1 con, sớm hơn mục tiêu đề ra của chiến lược DS/KHHGĐ.
Duy trì được mức sinh như hiện nay là cố gắng rất lớn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các hội quần chúng và nhân dân các dân tộc toàn tỉnh, có sự đóng góp không nhỏ của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em và các cộng tác viên của ngành.
Tuy nhiên, ở Bình Định vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn sự gia tăng dân số trở lại. Đó là, cơ cấu dân số trẻ, số người bước vào tuổi sinh đẻ nhiều, nhận thức của nhân dân về thực hiện chương trình DS/SKSS còn nhiều hạn chế nên năm 2003 - 2004 tốc độ gia tăng dân số nhanh, số người sinh con thứ 3 trở lên nhiều, nhất là khu vực nông thôn.
Hiện tại Bình Định là tỉnh có dân số đông nhất khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Mật độ dân cư năm 2003 đã lên đến 250 người/1km2. Trong đó dân số vùng đô thị chỉ chiếm khoảng 24% (kết quả điều tra năm 2003) ở khu vực nông thôn chiếm 76%. Hiện nay tổng tỷ suất sinh trung bình của khu vực thành thị toàn tỉnh đạt 2,17 con (gần với mức sinh thay thế), nhưng ở khu vực nông thôn, nơi chiếm 76% dân số có số con trung bình vẫn xấp xỉ 2,5 con/phụ nữ trong tuổi sinh sản. Như vậy, vẫn chưa đạt mức sinh thay thế trong phạm vi toàn tỉnh và còn có nguy cơ tái bùng nổ dân số nếu không tiếp tục không chế mức sinh, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa và các khu vực dân cư đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên hiện tại vẫn ở mức khá cao. Theo số liệu điều tra năm 2003, bình quân cả tỉnh đang có 18% tổng số phụ nữ sinh con thứ ba trở lên. Chỉ có ở Thành phố Quy Nhơn và một số thị trấn khác đạt tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên từ 15 - 16%. Nếu muốn dân số đạt mức thay thế thì số phụ nữ sinh con thứ ba trở lên phải đạt dưới 10%. Gần đây, trong các năm 2003 - 2004, ở một số vùng dân cư trong tỉnh mức sinh đang có xu hướng tăng lên bất thường. Vì vậy mục tiêu vận động giảm sinh phải được tiếp tục duy trì tích cực mới có thể bảo vệ tính ổn định dân số một cách bền vững.
Điều đáng quan tâm là Bình Định hiện đang có một cơ cấu dân số trẻ, số vị thành niên nhiều. Theo điều tra của cơ quan chức năng năm 2003, toàn tỉnh có 1.530.000 người, trong đó lực lượng vị thành niên hơn 400.000 người, chiếm khoảng 25% dân số. Những vị thành niên hôm nay sẽ tham gia vào quá trình sinh sản trong tương lai không xa, nhưng họ lại chưa được quan tâm đúng mức chưa được chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng về SKSS và tư duy cần thiết cho việc làm cha, làm mẹ sau này. Đây là vấn đề không những liên quan tới sự phát triển dân số mà còn là những khó khăn về chất lượng dân số mà nước ta đang thực hiện trong chiến lược dân số giai đoạn 2001 - 2010.
Pháp lệnh dân số quy định quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hành vi sinh sản, mục đích là nhằm tạo điều kiện để duy trì mức giảm sinh vững chắc trong giai đoạn chuyển tiếp đi lên của chất lượng dân số. Tuy vậy, đến nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân chưa nhận thức đúng về KHHGĐ, cho rằng việc sinh con không còn bị hạn chế và mong muốn sinh thêm con thứ ba, thứ tư, đặc biệt là con trai. Điều này cho thấy sự thiếu bền vững ngay trong nhận thức của mọi người - kể cả đội ngũ trí thức và cán bộ đang công tác trong các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp. Đấy chính là nguy cơ tiềm ẩn thúc đẩy tái gia tăng dân số, dẫn đến bùng nổ dân số cục bộ ở một số vùng và địa phương.
Theo mối quan hệ biện chứng và quy luật của Nhân khẩu học, khi mức sinh tiếp cận với mức sinh thay thế hoặc chỉ mới bắt đầu đạt mức sinh thay thế thì phải tiến hành nâng cao chất lượng dân số. Chất lượng dân số cao sẽ có tác dụng duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Thực tế hiện nay ở Bình Định, gần như đã đạt mức sinh thay thế trong điều kiện chất lượng dân số thấp cả về thể lực lẫn trí lực. Tuy chỉ số phát triển con người HDI của nước ta hiện đã được nâng lên đáng kể, xếp thứ 109 trong tổng số 175 quốc gia, nhưng các chỉ tiêu khác như tuổi thọ, số năm học, thể lực... còn rất thấp so với các nước phát triển.
Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở Bình Định trong các năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực. Song tình hình trẻ em lang thang, lao động sớm để kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị xâm hại tình dục... đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Nếu vấn đề này không được sớm cải thiện thì coi như chúng ta đã thiếu đi sự chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, cũng như mục tiêu nâng cao chất lượng dân số mà chiến lược dân số 2001 - 2010 đã đề ra.
Có thể nói, tỉnh Bình Định hiện đã phấn đấu gần đạt đến mức sinh thay thế, tuy vậy để duy trì được tính bền vững của mức sinh như hiện nay, không đơn giản chỉ là công việc của một vài ngành, đơn vị chuyên môn, mà là của toàn đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận