Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khai giảng năm học mới 2022-2023
Về phía khách quốc tế có ngài Ô Lăm Chăn Tha Vi Lay, Bí thư thứ hai Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc các thời kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Công đoàn Học viện, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh Học viện; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các đơn vị; đại diện sinh viên các K39, 40, 41 và hơn 2.000 tân sinh viên K42.
Phát biểu tại buổi Lễ, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao những thành tích mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nỗ lực đạt được trong năm học vừa qua.
Trong đó, có một số mặt nổi bật như: tổ chức thành công Lễ kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện, khẳng định một mốc son chói lọi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ chất lượng cao của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, truyền thông và các lĩnh vực trọng yếu khác; chủ động tổ chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; thích ứng linh hoạt và an toàn với đại dịch Covid-19; chủ động, sáng tạo, quyết liệt đổi mới công tác điều hành, đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng và nhiệm vụ được giao… Nhờ những nỗ lực như vậy, Học viện đã hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả các nội dung, chương trình, kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng của năm học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đồng chí đánh giá cao việc Học viện đã hoàn thành 8 Đề án mở mới các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị; tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra ngày càng cụ thể, nhất là về ngoại ngữ và tin học; công tác kiểm định chất lượng đào tạo được tăng cường thêm một bước; hoàn thiện một bước quan trọng về cơ sở vật chất của Nhà trường; chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy và học. Nhà trường đã khẳng định được tầm vóc, vị thế của mình trong hợp tác quốc tế, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong hợp tác và hội nhập quốc tế thời kì mới.
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cũng nhiệt liệt chúc mừng hơn 2.000 tân sinh viên K42, trong đó có 2 sinh viên đến từ nước bạn CHDCND Lào. Các em đã vượt qua một kỳ thi đầy thử thách và đã vinh dự trở thành tân sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế và vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần bám sát và thực hiện thật tốt chủ đề năm học này của hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Chủ động - Đồng bộ - Đột phá - Kỷ cương - Chất lượng - Hiệu quả”.
Tại buổi Lễ, PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường thay mặt lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đọc Thư chúc mừng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2022 - 2023.
Trong thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có đoạn: "Một năm học bắt đầu, khởi nguồn cho những hy vọng mới. Tôi đánh giá cao ý nghĩa của chủ đề mà ngành Giáo dục lựa chọn năm nay, đó là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Tôi đề nghị toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục hãy nỗ lực tận tụy, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người vĩ đại. Tôi mong muốn các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến sự học của con cái, làm gương tốt, vì tương lai con trẻ, vì sự vẻ vang của gia đình, dòng tộc, quê hương, đất nước. Toàn xã hội hãy cùng chung tay với ngành Giáo dục, kiến tạo một xã hội văn minh, trật tự và mẫu mực, hình thành văn hóa, chuẩn mực xã hội tốt cho con em học tập và noi gương; xây dựng xã hội học tập, dễ tiếp cận đối với mọi trẻ em, trong đó có trẻ em yếu thế. Đối với các em học sinh, sinh viên, hãy phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, có khát vọng cống hiến và tự cường, góp phần xây dựng đất nước ta thêm giàu mạnh và phồn vinh”.
Phát biểu Khai giảng năm học mới, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện nhấn mạnh: Năm học 2021-2022 vừa qua là năm học có nhiều hoạt động quan trọng sau một thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Với nỗ lực và quyết tâm chính trị của toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên, sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, góp phần chào mừng Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện (1962-2022).
Trong năm học vừa qua, Học viện đã có những bước đổi mới quan trọng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến; kết hợp lý thuyết với thực hành, thực tế kinh tế - chính trị - xã hội. Toàn bộ chương trình công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện được hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra và đảm bảo chất lượng, hiệu quả tốt.
Nhà trường đã thực hiện những giải pháp đột phá nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Năm học 2021 – 2022, Học viện đã rà soát cập nhật, đổi mới, hoàn thiện các chương trình đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ; xây dựng chuẩn đầu ra về tri thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, trong năm học 2022-2023, Học viện sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023 để thực hiện cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền; giữ vững và tăng cường khối đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Nhà trường, tạo tiền đề để tiến hành đổi mới một cách năng động, sáng tạo và có hiệu quả.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo và bồi dưỡng, gắn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. Chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, coi đây là một trong những khâu đột phá của Nhà trường, giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn; lý thuyết đi đôi với thực hành, trải nghiệm thực tế; tăng cường vai trò của sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu; coi trọng rèn kỹ năng, năng lực và giáo dục chính trị, đạo đức cho sinh viên; đặc biệt, chú trọng rà soát, cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Thứ ba, quyết tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo trên cơ sở ứng dụng hệ thống quản lí thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư phần mềm làm nền tảng cho quản lí dạy và học; đồng thời, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về đào tạo và bồi dưỡng; thực hiện kiểm định chặt chẽ chất lượng đầu vào, đầu ra theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đảm bảo chất lượng các đề tài, phát triển đội ngũ các nhà khoa học, thu hút nhiều nguồn lực để tăng cường tiềm lực khoa học. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế phục vụ thiết thực nhiệm vụ đào tạo chương trình quốc tế, nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ năm, kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức và đội ngũ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ đi đôi với đổi mới phương thức quản lý hành chính.
Thứ sáu, tiếp cận các nguồn đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và các hoạt động của Nhà trường; ưu tiên hiện đại hóa phòng học, cơ sở thực hành, thư viện phục vụ học tập của sinh viên.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường các hoạt động về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch theo Nghị Quyết 35 của Bộ Chính trị trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên.
Đại diện cho hơn 2.000 tân sinh viên Việt Nam và Lào K42 đã có bài phát biểu và tặng bó hoa tươi thắm đến lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo Học viện cùng các thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường.
Tại Lễ khai giảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trao tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân sinh viên Việt Nam, sinh viên Lào có thành tích trong học tập, rèn luyện năm học 2021 – 2022 và sinh viên thủ khoa xét tuyển đại học năm 2022.
Nguồn: Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận