Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao bằng tốt nghiệp cho gần 200 học viên cao học, nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2023
Tham dự Lễ Bế giảng khóa học, về phía khách mời có: TS. Trần Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Quảng Ninh; TS. Hoàng Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Hải Dương.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS. Trần Thanh Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện; giảng viên chủ nhiệm, hướng dẫn luận văn, luận án các lớp cùng toàn thể học viên cao học và nghiên cứu sinh đã hoàn thành khóa học, đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2023.

Tại Lễ Bế giảng, 17 nghiên cứu sinh của 03 ngành/chuyên ngành được nhận bằng tiến sĩ, trong đó, ngành: Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng: 8 nghiên cứu sinh, Báo chí học: 7 nghiên cứu sinh, Triết học: 2 nghiên cứu sinh.
181 học viên cao học của 12 ngành được nhận bằng thạc sĩ, trong đó, ngành Báo chí học: 77 học viên, Quan hệ công chúng: 18 học viên, Quan hệ quốc tế: 6 học viên, Quản lý xuất bản: 4 học viên, Xã hội học: 1 học viên, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: 57 học viên, Chính trị học: 13 học viên, Triết học: 1 học viên, Kinh tế chính trị:1 học viên, Hồ Chí Minh học: 1 học viên, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 1 học viên, Chủ nghĩa xã hội khoa học: 1 học viên.
Kết quả bảo vệ luận văn đạt loại Xuất sắc có 21 học viên (chiếm tỉ lệ 11,7%); đạt loại Giỏi có 140 học viên (chiếm tỉ lệ 77,3%); đạt loại Khá có 14 học viên (chiếm tỉ lệ 7,7 %); đạt loại Trung bình có 6 học viên (chiếm tỉ lệ 3,3%), không có học viên nào bảo vệ không đạt hoặc phải bảo vệ lại.






Phát biểu bế giảng khóa học, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện chúc mừng các nghiên cứu sinh, học viên cao học; biểu dương sự cố gắng, miệt mài học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt chương trình đào tạo và chính thức trở thành tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hôm nay, các đồng chí nghiên cứu sinh và học viên cao học được nhận bằng tiến sĩ, thạc sĩ là sự khẳng định một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của mình, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi các đồng chí phải phát huy những gì tốt nhất có được, để xứng đáng với tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhận được”.
PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện.

PGS, TS. Phạm Minh Sơn cũng bày tỏ tin tưởng với những kiến thức, kỹ năng và sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị trong thời gian học tập tại Nhà trường sẽ giúp các nghiên cứu sinh, học viên cao học củng cố nhãn quan chính trị, tư duy khoa học, có khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện, lý giải, phân tích và giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, báo chí, truyền thông. Các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ sẽ tự tin khẳng định mình trước xã hội, vận dụng, sáng tạo làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

Đại diện cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học được nhận bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2023, nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Vinh, lớp NCS Triết học K26.1 đã trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các khoa, viện, ban, phòng, trung tâm trong Nhà trường cùng các thầy cô giáo đã luôn đồng hành, quan tâm giúp đỡ và không ngừng động viên khích lệ để cho các học viên và nghiên cứu sinh hoàn thành khóa đào tạo.
Chúng em, những tân tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp và được nhận tấm bằng danh giá của Học viện hôm nay xin hứa, luôn giữ vững tinh thần học hỏi, nghiên cứu và làm việc, để không ngừng nâng cao năng lực và trình độ, thái độ và trách nhiệm của mình. Song song với đó, sẽ tích cực kết nối, gắn bó với thực tiễn, với nhu cầu và mong muốn của xã hội, để có thể góp phần tạo ra những kết quả nghiên cứu, công tác có giá trị; để chứng minh và khẳng định với xã hội rằng: “Sản phẩm nguồn nhân lực mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền cung cấp cho xã hội là sản phẩm có chất lượng tốt: Tốt về nhân cách đạo đức - Tốt về tư duy kiến thức - Tốt về kỹ năng tác nghiệp chuyên môn, đặc biệt là những giá trị nhân văn”.
Tân Tiến sĩ Nguyễn Thế Vinh

Một số hình ảnh tại Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2023 các lớp cao học, nghiên cứu sinh:





Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về sản phẩm OCOP trên báo mạng điện tử địa phương vùng Trung du Bắc Bộ
Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, gắn với phát huy giá trị bản địa và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Trong quá trình đó, báo chí -truyền thông đặc biệt là báo mạng điện tử địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, khơi dậy niềm tin người tiêu dùng, đồng thời kết nối sản phẩm OCOP với thị trường. Tại các tỉnh vùng Trung du Bắc Bộ - nơi có tiềm năng phong phú về đặc sản nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hệ thống báo mạng địa phương đã có nhiều nỗ lực đưa thông tin về sản phẩm OCOP đến với công chúng. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông này vẫn còn phân tán, thiếu chiều sâu và chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh của báo điện tử trong tích hợp đa phương tiện, tương tác hai chiều. Bài viết phân tích thực trạng truyền thông về sản phẩm OCOP trên báo mạng điện tử địa phương các tỉnh vùng Trung du Bắc Bộ, chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần đưa sản phẩm OCOP thực sự trở thành thương hiệu nông thôn mới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận