Học viện tiếp đoàn chuyên gia Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc đến thăm và hợp tác

Chủ trì buổi tiếp, về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện. Cùng dự có TS Vũ Thanh Vân, Trưởng ban Hợp tác quốc tế; PGS,TS Nguyễn Xuân Phong, Trưởng khoa Chính trị học và đại diện Khoa Quan hệ quốc tế.
Về phía Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc có ông Yoon Jongbin, Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Myeongji, Chủ tịch Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc và ông Han Euisuok, Giáo sư khoa Chính trị ngoại giao, Đại học Nữ sinh Sungshin, Thanh tra Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc.


Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi về các khả năng hợp tác về trao đổi đoàn, hợp tác nghiên cứu, đồng tổ chức hội thảo, tọa đàm... Hai bên đánh giá, việc Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện là điều kiện thuận lợi cho chương trình hợp tác giữa Học viện và Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc.
Hai bên thống nhất sẽ tiếp tục trao đổi thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền để tiến đến việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện cho biết, Học viện coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác Hàn Quốc nhằm tăng cường trao đổi học thuật và chia sẻ kinh nghiệm. Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc có nhiều hoạt động tương đồng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và xuất bản.
Ông Yoon Jongbin, Chủ tịch Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc bày tỏ sự vui mừng được đến thăm và làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong khuôn khổ chuyến làm việc của đoàn tại Việt Nam với Ủy ban Văn hóa và Giáo dục. Ông hi vọng, chuyến thăm sẽ đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc sẵn sàng đón tiếp và hỗ trợ các đoàn cán bộ và học viên Học viện sang nghiên cứu tại Hàn Quốc.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Bình luận