Học viện tổ chức chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho lưu học sinh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Tham dự sự kiện, có PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; đồng chí Văn Phêng Phay Nha Mat, Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quản Lào tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị đào tạo sinh viên Lào; các đồng chí lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý đào tạo, Phòng Quản trị và Quản lý ký túc xá, Văn phòng, đại diện Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cùng toàn thể lưu học sinh Lào đang nghiên cứu, học tập tại Học viện.
.jpg)
Thay mặt Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện, PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện tặng hoa, chúc Tết đoàn lưu học sinh Lào tại Học viện
.jpg)
Phát biểu chúc mừng nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024, thay mặt Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới các lưu học sinh Lào đang nghiên cứu và học tập tại Học viện, đồng thời chúc cho mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt.
.jpg)
Sinh viên Souksamlan Boutdakkang, Trưởng Đoàn lưu học sinh Lào bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện, lãnh đạo các đơn vị chức năng trong Học viện và các cán bộ, giảng viên, người lao động Nhà trường đã luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để các lưu học sinh Lào yên tâm học tập; đồng thời hứa sẽ đoàn kết, phấn đấu cùng các sinh viên Việt Nam tích cực thi đua học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao nhất trong năm học tới.
Tết Bunpimay hay còn gọi là Tết Té nước, được tổ chức từ ngày 13/4 đến ngày 16/4 dương lịch hằng năm. Ngày Tết, khách đến xông nhà được chủ nhà buộc chỉ vào cổ tay để cầu hạnh phúc và sức khỏe. Ai được buộc nhiều chỉ cổ tay sẽ được xem là gặp may mắn cả năm.
Nét độc đáo của Tết Bunpimay là tục té nước vào nhau. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Bạn bè té nước vào nhau. Trước khi té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành, cầu mong may mắn cho mọi người. Người được té nước cũng nói lời cảm ơn và chúc phúc. Họ không chỉ té nước vào người mà còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người dân Lào tin rằng, nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới mạnh khỏe, sạch sẽ, sống lâu. Ai bị ướt nhiều sẽ được nhiều may mắn.
Một số hình ảnh về Lễ buộc chỉ cổ tay tại Lễ chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay 2024:







Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
4
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
5
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 62: ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG - KÝ ỨC MÙA ĐÔNG RỰC LỬA
Nhân dịp 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhân dân ta lại tưởng nhớ về với những ký ức không thể quên của chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không". Vào cuối tháng 12 năm 1972, khi Mỹ ném bom ở miền Bắc mà trọng tâm là ở Hà Nội. Trong những ngày đêm rực lửa ấy, tinh thần kiên cường, đoàn kết của quân và dân miền Bắc đã tạo nên một chiến thắng vĩ đại, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp tri ân những anh hùng đã hy sinh, mà còn là dịp để chúng ta nhớ lại một mùa đông hào hùng, nơi lịch sử được viết lên bằng mồ hôi, máu xương và sự bất khuất. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 62 với chủ đề: Điện Biên Phủ trên không - Ký ức mùa đông rực lửa để cùng nhìn lại một phần ký ức đau thương nhưng cũng đầy tự hào ấy.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Bình luận