Hội nghị Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ Sáu, nhiệm kỳ 2021-2026
Tham dự Hội nghị có: PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Hoàng Anh, Thường vụ Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng trường; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, thành viên Hội đồng trường; cùng các thành viên khác trong Hội đồng trường.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường nhấn mạnh, kỳ họp Hội đồng trường lần thứ Sáu, nhiệm kỳ 2021 - 2026 có ý nghĩa rất quan trọng, vừa triển khai các mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của năm 2023 với phương châm “Trọng tâm, trách nhiệm, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo”, vừa sơ kết công tác quý I, triển khai công tác quý II và các quý tiếp theo năm 2023. Trên tinh thần đó, Hội nghị sẽ đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản với các nội dung quan trọng, nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường năm 2023.
Tại Hội nghị, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã báo cáo tóm tắt các mặt hoạt động quý I năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2023. Đồng chí cho biết, trong quý I năm 2023, về công tác đào tạo, bồi dưỡng, Ban lãnh đạo Học viện đã chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo tập trung, hệ vừa học vừa làm, hệ bồi dưỡng được giao và đạt được những kết quả như: Ban hành Thông báo về phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2023; Đề án Tuyển sinh đại học và Quy chế tuyển sinh đại học năm 2023; Rà soát các chương trình bồi dưỡng theo Đề án 587, 979 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Hoàn thiện Đề án phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương mở các lớp bồi dưỡng lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông;…
Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng trường đã thảo luận, trao đổi và biểu quyết nhất trí thông qua Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, nhân sự các ban chuyên môn của Hội đồng trường; Đề án Xác định vị trí việc làm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; bản Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng trường;…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, PGS,TS. Hoàng Anh, Thường vụ Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Về Đề án xác định vị trí việc làm, Học viện cần căn cứ vào tình hình thực tiễn để xác định từng vị trí việc làm cụ thể, nếu thiếu cán bộ thì không cần tuyển dụng thêm mà có thể biệt phái hoặc luân chuyển tạm thời ở những nơi có chuyên môn gần như luân chuyển từ khoa này sang khoa khác, hay luân chuyển từ chính trong hệ thống Học viện.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường khẳng định, sau 3 tiếng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, khoa học, Hội nghị Hội đồng trường lần thứ Sáu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Các thành viên Hội đồng trường đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận sôi nổi, tham gia đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng vào các dự thảo văn bản và nhất trí biểu quyết thông qua các văn bản với sự đồng thuận cao./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
- Lễ Bế giảng trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
Năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm Ấn Độ điều chỉnh từ chính sách Hướng Đông sang Chính sách Hành động hướng Đông (AEP) kể từ lần đầu tiên Thủ tướng N. Modi đề cập trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2014 ở Myanmar. Đối với Trung Quốc, trong quá trình Ấn Độ triển khai AEP, mặc dù chính phủ nước này không đưa ra các tuyên bố chính thức nhưng từ thực tế quan hệ Ấn - Trung, có thể thấy Trung Quốc có các động thái kiềm chế sự điều chỉnh, mở rộng về phạm vi địa lý, lĩnh vực hợp tác và đối tác của Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc đã triển khai chính sách vừa hợp tác, vừa phòng ngừa rủi ro với Ấn Độ để phân tán sự triển khai và hiệu quả của AEP. Thông qua việc phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của Trung Quốc đối với AEP là một phần trong chuỗi chiến lược toàn cầu nhằm kiềm toả sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Ấn Độ không những ở Đông Nam Á, Đông Á mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các động thái này của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt - Ấn nói chung.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Sáng 22/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Bình luận