Hội thảo “Phê phán nội dung các quan điểm sai trái thù địch thông qua nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học”
Hội thảo do PGS,TS. Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa CNXHKH chủ trì. Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của đông đảo nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc phòng, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học Viện An ninh nhân dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…

Hội thảo nhận được gần 25 bài tham luận cùng nhiều ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các tham luận và ý kiến trao đổi đều khẳng định tầm quan trọng của việc phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong nghiên cứu và giảng dạy CNXHKH.
Các nhà khoa học cho rằng, để phê phán có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong nghiên cứu và giảng dạy CNXHKH, đòi hỏi cán bộ, giảng viên phải kiên định lập trường tư tưởng, nắm chắc các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn lý luận với thực tiễn.

Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng trong nghiên cứu và giảng dạy CNXHKH cũng được các nhà khoa học trao đổi, thảo luận sôi nổi tại Hội thảo. Theo các nhà khoa học, trong bối cảnh mới hiện nay, một số nội dung các thế lực thù địch thường tập trung bóp méo, xuyên tạc như: Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên minh giai cấp, về văn hóa, con người, về dân tộc, tôn giáo…

Nhiều ý kiến đưa ra đã có các luận cứ khoa học sắc bén và những minh chứng thực tiễn có tính thuyết phục cao, góp phần khẳng định giá trị các nguyên lý của CNXHKH trong thời đại ngày nay, đồng thời làm rõ những luận điểm vô căn cứ, phản khoa học của các thế lực thù địch.
Sau đây là một số hình ảnh về Hội thảo:







Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
- Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về chính sách Y Dược cổ truyền trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Y dược cổ truyền là một phần quan trọng trong nền y học Việt Nam, không chỉ góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà còn gắn liền với giá trị văn hóa, tri thức dân tộc. Trong bối cảnh chuyển đổi số, báo mạng điện tử trở thành kênh thông tin chủ đạo giúp truyền tải các chính sách về y dược cổ truyền đến công chúng một cách nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên, việc quản lý nội dung thông tin trên nền tảng này vẫn còn nhiều bất cập như tình trạng sai lệch, thiếu kiểm chứng hoặc bị thương mại hóa quá mức, gây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân và công tác quản lý nhà nước. Trước thực trạng đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm kiểm soát và định hướng thông điệp về chính sách y dược cổ truyền trên báo mạng điện tử là cần thiết, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Sau hơn 10 năm thực hiện, phương thức đào tạo tín chỉ đã khẳng định được sự ưu trội, hiệu quả và hiện đại của nó so với phương thức đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên vì là phương thức đào tạo mới được áp dụng cho nên không tránh khỏi những khó khăn, thách thức, hạn chế cần phải vượt qua. Bài viết của tác giả góp phần luận giải để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phương thức đào tạo tín chỉ trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay.
Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025
Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025
Chiều 26/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm học 2024-2025.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Bình luận