Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên hiện nay”
Tham dự Hội thảo, có PGS, TS. Trần Thanh Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền; đồng chí Bùi Hoàng Tùng, Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Khối các Cơ quan Trung ương; đồng chí Đào Anh Tuấn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Chung Hải Bằng, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Cụm Trưởng Cụm đoàn trường học; đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn thuộc Đoàn Khối các Cơ quan trung ương; các cơ sở đoàn trường học trực thuộc đoàn Khối.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS. Trần Thanh Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra cho giáo dục đại học những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới nội dung và phương thức tổ chức đào tạo. Trong đó, tăng cường nghiên cứu khoa học là tất yếu để sinh viên được mở rộng vốn kiến thức, đồng thời là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Nghiên cứu khoa học không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội học tập mà còn hình thành những kỹ năng, kinh nghiệm, tư duy giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Đào Anh Tuấn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị, Hội thảo cần tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản như: sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên hiện nay; phân tích về thực trạng chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên hiện nay để thấy được những kết quả, hạn chế, thậm chí là những khó khăn, thách thức và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên hiện nay; chia sẻ những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên trong thời gian tới.
Hội thảo là cầu nối giữa giữa các đoàn viên, thanh niên, cán bộ khoa học trẻ và sinh viên của Học viện và một số trường đại học thuộc Khối Cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; là một diễn đàn khoa học quan trọng để đoàn viên, sinh viên trao đổi tri thức, chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên trong bối cảnh mới.
Tham luận tại Hội thảo, TS. Trần Thị Hợi, giảng viên chính, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên hiện nay, trước hết phải nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò của hoạt nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ sở đào tạo, vì sẽ giúp nâng cao chất lương các cơ sở đào tạo, các cơ sở đào tạo cũng là cái nôi đào tào ra rất nhiều nhà khoa học lớn không chỉ trong nước và cả trên thế giới.
Tham luận tại Hội thảo, Đồng chí Chung Hải Bằng, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Cụm Trưởng Cụm đoàn trường học cho biết, trong thời đại ngày nay, hoạt động nghiên cứu khoa học đã trở thành một phần không thể tách rời của quá trình học tập và phát triển cá nhân của đoàn viên sinh viên. Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Tham luận tại Hội thảo, đồng chí Lê Thạch Anh, Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là một nội dung mang lại nhiều lợi ích cho đoàn viên sinh viên như: phát triển tư duy sáng tạo và khả năng nghiên cứu; Xây dựng kiến thức chuyên sâu; Thúc đẩy sự học hỏi tích cực; Đóng góp cho sự phát triển khoa học và xã hội…
Tham luận tại Hội thảo, đồng chí Lê Văn Hiếu, Bí thư Đoàn Thanh niên Đại học Thái Nguyên chia sẻ, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động khởi nghiệp có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nghiên cứu khoa học không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập mà còn hướng tới mục đích khởi nghiệp, khởi nghiệp dựa trên hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Các trường đại học mạnh phải là các chủ thể nghiên cứu mạnh, là nguồn sản xuất tri thức và công nghệ cho xã hội, cung cấp ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, đóng góp cho sự gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ của các doanh nghiệp.
Các biểu tham dự Hội thảo đã tập trung phân tích các nội dung chủ yếu như: thực trạng nghiên cứu khoa học của đoàn viên, sinh viên và vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên; Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đoàn viên sinh viên trong bối cảnh mới.
Tổng kết Hội thảo, đồng chí Bùi Hoàng Tùng, Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Khối các Cơ quan Trung ương khẳng định, với tinh thần khoa học, dân chủ, nghiêm túc, Hội đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra. Các tham luận đều đảm bảo đúng định hướng của Hội thảo, nội dung các tham luận phản ánh khá toàn diện, sâu sắc về chủ đề Hội thảo./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
- Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
- Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
- Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
- Hội thảo khoa học quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
Năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm Ấn Độ điều chỉnh từ chính sách Hướng Đông sang Chính sách Hành động hướng Đông (AEP) kể từ lần đầu tiên Thủ tướng N. Modi đề cập trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2014 ở Myanmar. Đối với Trung Quốc, trong quá trình Ấn Độ triển khai AEP, mặc dù chính phủ nước này không đưa ra các tuyên bố chính thức nhưng từ thực tế quan hệ Ấn - Trung, có thể thấy Trung Quốc có các động thái kiềm chế sự điều chỉnh, mở rộng về phạm vi địa lý, lĩnh vực hợp tác và đối tác của Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc đã triển khai chính sách vừa hợp tác, vừa phòng ngừa rủi ro với Ấn Độ để phân tán sự triển khai và hiệu quả của AEP. Thông qua việc phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của Trung Quốc đối với AEP là một phần trong chuỗi chiến lược toàn cầu nhằm kiềm toả sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Ấn Độ không những ở Đông Nam Á, Đông Á mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các động thái này của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt - Ấn nói chung.
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự ra đời của nhiều phương thức xuất bản và phát hành mới, cùng với sự thay đổi về thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao trong trải nghiệm của công chúng đối với các xuất bản phẩm, đã tác động lớn đến hoạt động xuất bản, in và phát hành sách tại Việt Nam. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xuất bản tại Việt Nam cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế mới, vì chính sự tồn tại và phát triển của ngành.
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Sáng 11/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 tổ chức Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam hiện nay”. Hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” (mã số KX.02.31/21-25), do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì và PGS,TS. Mai Đức Ngọc làm chủ nhiệm đề tài.
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Chiều 27/3/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Chiều 27/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”. Các nhà khoa học đã thảo luận một cách sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận