Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy giá trị Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng, GS,TS. Tô Lâm, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Thượng tướng, PGS,TS. Trần Quốc Tỏ, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài CAND. Tham dự Hội thảo về phía tỉnh Nam Định có các đồng chí: Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban TVTU, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố Nam Định.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc nhấn mạnh: Đề cương về Văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 2-/1943 là một văn kiện vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, thể hiện ý chí nguyện vọng của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, nhân văn và dân chủ. Hội thảo quốc gia “Phát huy giá trị Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong xây dựng lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” được tổ chức tại Nam Định - quê hương của Tổng Bí thư Trường Chinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những giá trị cốt lõi, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; góp phần nâng cao nhận thức trong xây dựng và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…
Thông qua Hội thảo, tiếp tục khẳng định xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) là một chủ trương lớn của Đảng ta hiện nay, tạo tiền đề, điều kiện cơ bản, quan trọng để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Nam Định với việc vận dụng sáng tạo tư tưởng của Đề cương về Văn hóa Việt Nam “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” để xây dựng một nền văn hóa “khoa học, dân tộc, đại chúng” và cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa đã tạo nên sức mạnh tổng hợp - nguồn lực nội sinh quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm gần đây trung bình đạt 7,5%/năm (năm 2022 đạt 9,07% cao nhất từ trước đến nay; 6 tháng đầu năm 2023 đạt 8,5%, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành trên toàn quốc). Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành xây dựng nông thôn mới; đến nay đã có 89% số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả nổi bật; chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mũi nhọn gần 30 năm qua luôn trong tốp dẫn đầu cả nước; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 1,32%. Nam Định là tỉnh có tỷ lệ đồng bào Công giáo khá cao (chiếm 25% dân số của tỉnh) với 665 nhà thờ; bên cạnh đó có 845 chùa, hơn 4.000 di tích đình, đền, miếu, phủ. Tuy nhiên, tỉnh đã phát huy đoàn kết toàn dân, nhất là đoàn kết lương - giáo, đồng bào có đạo ở tỉnh Nam Định luôn đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, của địa phương. Trong sự phát triển chung của tỉnh, lực lượng công an thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.
Đề dẫn Hội thảo do đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu nêu rõ: Hơn 80 năm qua, bản Đề cương về Văn hoá Việt Nam đã thấm sâu vào các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trên mỗi bước đi và trong suốt tiến trình cách mạng; đã hình thành những nhận thức mới, những thông điệp sâu sắc về sứ mệnh quan trọng của nền văn hoá Việt Nam…
Hội thảo là diễn đàn quan trọng để tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử, giá trị thời đại của bản Đề cương về Văn hoá Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, chấn hưng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đặc biệt, kế thừa, phát huy và lan toả những giá trị to lớn, bền vững của bản Đề cương, đẩy mạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kết luận của Hội nghị văn hoá toàn quốc và đặc biệt là Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá XIII) về "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới"… (Phát biểu đề dẫn Hội thảo của GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương).
Hội thảo đã nhận được hơn 100 bài viết đăng trong kỷ yếu, trong đó 18 tham luận trình bày trực tiếp tại Hội thảo như “Phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa CAND” của đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; “Vai trò của Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát triển văn hóa quân sự hiện nay” của Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; “Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Nền tảng định hình bản sắc ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh” của đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam; “Những kỷ niệm về đồng chí Trường Chinh” của TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; “Một số vấn đề đặt ra trong rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức và văn hóa trong tình hình hiện nay” của TS. Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương; “Những vấn đề đặt ra đối với Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển” của PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền…
Các tham luận đều tập trung khẳng định giá trị thiết thực của Đề cương về Văn hóa Việt Nam; tiếp tục khẳng định, làm rõ ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay. Khẳng định, làm rõ vai trò, trách nhiệm của lực lượng CAND trong xây dựng và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đề ra các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại…
Phát biểu tổng kết Hội thảo, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy giá trị Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” là hoạt động nghiên cứu, quán triệt đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng vào cuộc sống; đặc biệt đây là hoạt động rất có ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam, thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Đặc biệt, Hội thảo được tổ chức tại tỉnh Nam Định với ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là quê hương của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, người đã khởi thảo Đề cương về Văn hóa Việt Nam. Thông qua Hội thảo khoa học đã làm sáng tỏ nhiều nội dung; khẳng định Đề cương về Văn hóa Việt Nam có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ phát triển văn hóa CAND.
Thông qua Hội thảo đã làm nổi bật những kết quả đạt được trong việc phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam vào thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự của lực lượng CAND; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò “nòng cốt” của lực lượng CAND trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, đặc biệt trong công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam; phát huy vai trò của văn hóa trong việc xây dựng chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người chiến sĩ CAND.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
- Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
- Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
- Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
- Hội thảo khoa học quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sáng 8/8/2024, Đoàn đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh đã thực hiện khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng 04 chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm: ngành Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách; ngành Truyền thông quốc tế; ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế; ngành Quản lý công.
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự ra đời của nhiều phương thức xuất bản và phát hành mới, cùng với sự thay đổi về thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao trong trải nghiệm của công chúng đối với các xuất bản phẩm, đã tác động lớn đến hoạt động xuất bản, in và phát hành sách tại Việt Nam. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xuất bản tại Việt Nam cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế mới, vì chính sự tồn tại và phát triển của ngành.
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay”
Sáng 11/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 tổ chức Hội thảo khoa học: “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam hiện nay”. Hội thảo thuộc khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí, truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” (mã số KX.02.31/21-25), do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì và PGS,TS. Mai Đức Ngọc làm chủ nhiệm đề tài.
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
Chiều 27/3/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động các đơn vị chức năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”
Chiều 27/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn”. Các nhà khoa học đã thảo luận một cách sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận