Hôn nhân bất hạnh trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
Đêm năm canh năm vợ ngồi hầu
Vợ cả pha nước têm trầu chàng xơi
Vợ hai trải chiếu, chia bài
Vợ ba coi sóc nhà ngoài nhà trong
Vợ tư trải chiếu quạt mùng
Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa
Chè thang, cháo đậu bưng ra
Chàng xơi một bát kẻo mà công lênh
Thân em làm lẽ chẳng hề
Có như chính thất mà lê giữa giường
Sáng sáng chị gọi: ớ hai!
Bấy giờ trở dậy, thái khoai băm bèo
Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai (1)
Đấy là những bài ca dao nói về một người đàn ông đa thê. Bản thân người chồng và cửa nhà anh ta được các người vợ mỗi người một việc, chăm sóc và trông coi chu đáo. Duy có người vợ cả được nhàn hạ hơn, đỡ vất vả hơn, còn những người vợ lẽ, nhất là người thứ tư và năm, thì không khác mấy kẻ hầu, làm thuê không công. Như vậy, tuy là được quyền làm vợ, là gái có chồng, có cuộc sống hôn nhân, nhưng những người vợ lẽ ở đây không biết đến hạnh phúc là gì. Với họ, chỉ có công việc, nỗi đau khổ và sự sợ hãi. Chế độ đa thê đã tước bỏ mất nhiều quyền lợi chính đáng của phụ nữ, cho nên khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã xoá bỏ chế độ hôn nhân vô đạo, phản con người đó để sớm thực thi chính sách hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng.
Hôn nhân trong xã hội cũ là phản tiến bộ, là sự áp đặt, ép uổng của bố mẹ và gia đình. Vì thế mà nhiều chị em phụ nữ buộc phải lấy người già yếu, hom hem, ra ngoài xã hội thì xấu hổ với bạn bè, chúng bạn, về nhà thì âm thầm nuốt tủi, tức là phải sống một cuộc sống đầy bất hạnh. Đọc những bài ca dao sau đây nói về nỗi khổ vô cùng của nhiều phụ nữ Việt Nam do chế độ đa thê gây ra, tin rằng mọi người có lương tâm sẽ thông cảm, yêu thương những người phụ nữ ấy và góp phần tích cực hơn vào việc xây dựng, khẳng định chế độ hôn nhân tiến bộ, tự do tìm hiểu, quyết định, nghiêm cấm mọi hành vi áp đặt mà nhà nước ta chủ trương, đề xuất và đang được thực hiện trong xã hội mới:
Vô duyên, vô phúc
Múc phải anh chồng già
Ra đường người hỏi rằng: cha hay chồng?
Nói ra đau đớn trong lòng
ấy cái nợ truyền kiếp, có phải chồng em đâu
Ngày ngày vác cối giã trầu
Tay thời rót nước, tay hầu cái tăm
Đêm đêm đưa lão đi nằm
Thiếp đặt lão xuống, lão nằm trơ trơ
Hỡi ông lão ơi! Ông trở dậy cho thiếp tôi nhờ
Để thiếp tôi kiếm chút con thơ bế bồng(2)
Hôn nhân, tác thành vợ chồng với người già như vậy, người phụ nữ, về mặt tâm lý, quan hệ xã hội, rất khổ sở; về mặt tình cảm, không có yêu thương giữa vợ và chồng; hy vọng có chút con thơ, cũng rất khó trở thành hiện thực. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ lấy phải người chồng già như vậy, thiết tưởng là đến cùng rồi, không còn có khổ đau nào hơn thế!
Lấy chồng già, bất hạnh! Lấy phải chồng trẻ ranh, chị em phụ nữ của chúng ta cũng cảm thấy khổ đau do gặp điều không may mắn.Tác giả bài ca dao ngắn này:
Răng em đen nhưng nhức
Má em đỏ hồng hồng
Phải vâng lời cha mẹ lấy thằng tiu tiu (trẻ con)(3)
đã cho độc giả biết một người con gái xinh đẹp (theo khuôn mẫu, thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân ta thời phong kiến) và hiếu thảo, vâng lời cha mẹ, đành phải chấp nhận lấy thằng bé còn quá nhỏ tuổi làm chồng. Sự chệnh lệch về tuổi tác: người phụ nữ, người vợ đã trưởng thành (đã biết trang điểm) má đã đỏ hồng, người nam còn thơ dại (tiu tiu). Như thế, làm sao có cuộc sống vợ chồng hoà hợp, đồng cảm được với nhau? và ở đây còn nói về sự lầm lỡ của người con gái:
Tham giàu em lấy thằng bé tì ti
Làng trên xóm dưới thiếu gì trai to
Em đem thân cho thằng bé nó dày vò
Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng
Bốn câu đầu này là lời thắc mắc, vặn hỏi, phê phán nhẹ nhàng đượm một nỗi thông cảm, thương mến, xót xa của bạn bè đối với người con gái vì tham giàu mà phải chịu bất hạnh. Những câu tiếp theo của bài ca dao là lời người con gái phải chịu nỗi khổ vì sai lầm đã lấy thằng trẻ ranh:
Cũng đa mang là gái có chồng
Chín đêm chực tiết nằm không cả mười
Em cũng liều mình về thằng bé trẻ ranh
Đêm nằm rờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn
Buồn mình em lại bế thằng bé nó lên
Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì
Nó ngủ nó ngáy tì tì
Một giấc đến sáng còn gì là xuân
Chị em ơi! Hoa nở mấy lần (4)
ở đoạn cuối bài ca dao này, người con gái bất hạnh - nhân vật trữ tình chứ không phải là chính diện - đã tự bộc bạch, giãi bày nỗi khổ đau của mình: có chồng còn quá nhỏ bé cũng vô nghĩa, như không có; thời gian với chồng cô thì trôi đi chậm chạp, chưa đủ để lớn khôn, còn với cô, sao lại trôi nhanh, đến mức làm cho cô sợ tuổi hoa của mình đã đến lúc báo động, sắp lụi tàn. Câu cô hỏi bạn bè “Chị em ơi! Hoa nở mấy lần” đã thể hiện nỗi lo sợ đó của cô.
Chị em phụ nữ của chúng ta còn có nhiều nỗi khổ đau, bất hạnh khác nữa, chẳng hạn, lấy phải người chồng thất đức. Có không ít câu triết luận trong kho tàng ca dao Việt Nam triết lý về điều đó. Hai câu ca dao sau nói về người con gái có nỗi khổ, bất hạnh vì lấy phải anh chồng không có đạo đức, được người bạn trai xúc động, cảm thông và chia sẻ:
Qụa đen lông kêu bằng ô thước
Thấy em có chồng vô phước anh thương(5)
Còn đây là bài ca dao, những lời của một người con gái trách cha mẹ, trách ông trời đã ép uổng, sắp đặt cho cô phải lấy một ông chồng không có đạo đức để cô phải buồn đau và làm cho cô cảm thâý tổn thất, mất mát đi cái đẹp
Hoa sói mà gói xương rồng
Thầy mẹ gả phải người chồng bất nhân
Trách trời ăn ở không cân
Để cho hoa sói đứng sân chịu sầu
Trách trời soi xét nơi đâu
Chả soi cảnh thảm, cảnh sầu này cho(6)
Qua đây, cũng như qua nhiều tác phẩm tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam khác, chúng ta thấy phẩm chất đạo đức của con người là một giá trị được nhân dân ta coi trọng, cho đấy là phẩm chất thuộc về con người, không thể thiếu trong con người.
Lấy phải chồng ngu đần, bất tài, theo tác giả nhiều tác phẩm ca dao Việt Nam, cùng là một sự đau khổ, một nỗi bất hạnh của chị em phụ nữ chúng ta. Những câu triết luận này trong kho tàng ca dao của dân tộc đã nói lên rằng, nhân dân ta, trong đó bao gồm giới nữ, rất coi trọng trí tuệ, vì thế, đã đau khổ, coi như là bất hạnh, khi có người chồng ngu đần, từ đó, dẫn đến những hành động tương tự:
Tiếc thay con người da trắng tóc dài
Bác mẹ gả bán cho người đần ngu
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình(7)
Những câu ca dao sau nói về nỗi khổ, bất hạnh của những người phụ nữ Việt Nam có chồng bất tài không làm nên việc gì cho ra hồn, chỉ làm được những việc đớn hèn, vô vị:
“Chồng người vác giáo săn beo
Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm”;
“Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng tôi ngồi bếp sờ đuôi con mèo”(8)
Nhận thức, trí tuệ của con người bao giờ cũng có quan hệ biện chứng với hành động của anh ta. Ai đó có nhận thức chính xác, trí tuệ thông minh thì thường có hành động đúng, sáng tạo, hiệu quả cao. Ngược lại, nhận thức sai lầm, trí tuệ tăm tối thì dễ dẫn đến những hành động bất cập, hiệu quả thấp, thậm chí tạo ra những kết quả, sản phẩm không mong muốn.
Chị em phụ nữ Việt Nam còn có nỗi đau, bất hạnh khác nữa, như tác phẩm ca dao của dân tộc đã mô tả, đó là trường hợp lấy phải chồng nghiện ngập, hút hít, cờ bạc. Về vấn đề này, người làm ca dao Việt Nam triết lý:
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say
Khi nay thuốc phiện, khi nay tài bàn(9)
Gần như tuyệt đại bộ phận phụ nữ Việt Nam là những con người lao động chăm chỉ, cần mẫn để tạo ra tiền của và biết chi tiêu đúng mức tiền của do mình làm ra. Cũng chính vì vậy mà chị em phụ nữ nếu chẳng may lấy phải chồng rượu chè say sưa, hút xách, bài bạc suốt ngày, thì đau khổ vô cùng nỗi bất hạnh, lo lắng không yên.
Không chỉ có những cô gái, thiếu nữ, người vợ, mà còn có những chàng trai, nam thanh niên, người chồng phải chịu nỗi đau, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Nội dung kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam bao gồm nhiều câu triết luận về nỗi buồn chán, khổ đau của những người chồng lấy phải vợ quá thấp kém về giá trị.
Theo sự mô tả của tác giả nguồn văn học nói trên thì người chồng lấy phải vợ chênh lệch về tuổi tác, điều đó làm cho anh ta rất phiền muộn “Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu”(10). Đấy là câu tục ngữ nói về một chàng trai trẻ lần đầu lập gia đình riêng, nhưng không may, lấy phải một người phụ nữ tuổi đã cao, lại đã từng có chồng, có con rồi, vì thế, anh cũng như người triết lý, cảm thấy cuộc sống vợ chồng không có hạnh phúc, trở nên vô nghĩa. Dẫu sao thì nỗi buồn chán, khổ đau, bất hạnh này còn được người chồng chịu đựng một cách âm thầm. Nhưng, có nhiều trường hợp khác, người chồng phải lấy người vợ già, hơn mình quá nhiều về tuổi đời, anh ta đã không giấu được nỗi đau khổ, thất vọng, đã có lời ta thán. Hai câu ca dao phản ánh thực tế đó:
Vô duyên lấy phải vợ già
ăn cơm phải đút: “bẩm bà nuốt đi”(11)
Còn lấy vợ chênh lệch về tuổi tác, cụ thể là quá trẻ thì sao? Ca dao, dân ca triết lý, giải đáp điều đó:
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Nó ăn nó bỏ tung hoành nó đi(12)
Tóm lại, theo tác giả tục ngữ, ca dao Việt Nam thì lấy phải vợ hoặc chồng không hoà hợp là nỗi bất hạnh của mỗi con người. Thực tế ấy là hệ quả không tốt lành gì nhưng lại là tất yếu trong chế độ xã hội cũ không cho phép con người được tự do yêu thương, tìm hiểu để đi đến quyết định việc hôn nhân của mình, mà thay vào đó là sự áp đặt vô lối của cha mẹ, gia đình, họ mạc.
Ngày nay, sống và làm việc trong chế độ xã hội mới mang tính ưu việt, tiến bộ nhất trong lịch sử, có nhiều chàng trai trẻ lấy vợ là người lớn tuổi hơn, đã có chồng, có con, và cũng có không ít người đàn ông tìm kiếm những người phụ nữ đáng tuổi cháu con mình để làm bạn trăm năm. Họ vượt qua những mặc cảm về tuổi tác, tự giác, tự nguyện đến với nhau và được chính quyền công nhận. Vì thế, tin và mong rằng những mối tình này sẽ thật sự là những thiên tình sử như báo chí từng viết, chứ không chứa đựng khả năng nảy sinh, phát triển nỗi khổ đau, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân như dưới chế độ xã hội cũ mà người làm tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam đã mô tả./.
______________________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 1+2.2005
(1) Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (2001), T.IV, Q1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội ,tr.406, tr.730.
(2), (3), (4), (5), (6), (7) Sđd, tr.767, tr.771; tr.635; tr.744; tr.662; tr.470; tr.596
(8), (10) Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân gian Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr.377, tr.393.
(9) Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (2001), T.IV, Q1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.383.
(11) Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (2001), T.IV, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.155
(12), (13). Sđd, tr.760; tr.760.
Lê Huy Thực
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận