Khai giảng lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Ngày 18.8.2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban Tuyên giáo cấp ủy cấp huyện và tương đương năm 2020 tại Học viện.
Lớp Bồi dưỡng có 75 học viên đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Nam... Đa số các học viên là cán bộ đang giữ chức Trưởng ban, Phó trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy và tương đương hoặc được quy hoạch các chức danh trên.
Phát biểu khai giảng lớp học, PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện cho biết: "Lớp Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên giáo là nhiệm vụ mà Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tin tưởng giao cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, thông tin mới và kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Ban Tuyên giáo cấp ủy, nâng cao khả năng tham mưu cho Thường trực cấp ủy và Ban Thường vụ cấp ủy, cấp huyện và tương đương. Học viện sẽ bố trí các giảng viên, báo cáo viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm giảng dạy cho lớp Bồi dưỡng, đồng thời Nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để phục vụ cho lớp học".
Để lớp học diễn ra đúng quy chế và đạt hiệu quả cao nhất, PGS.TS.Phạm Minh Sơn đề nghị, các giảng viên, báo cáo viên, cần tận dụng tối đa thời gian, chọn lọc những nội dung thiết thực nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện để các học viên vừa học, vừa trao đổi kinh nghiệm và tập trung tháo gỡ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở cấp huyện hiện nay.
Đối với Ban Tổ chức lớp học, chủ nhiệm lớp cần quan tâm, sâu sát, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, tài liệu và các yếu tố phục vụ học tập, đồng thời theo dõi, kiểm tra chặt chẽ duy trì nghiêm kỷ luật lớp học.
Đối với học viên, cần tập trung cao độ vào việc học tập trên lớp, chấp hành nghiêm các quy chế của lớp học, tham gia học tập đầy đủ và đúng giờ; phát huy tính tích cực, tự giác, mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm, góp ý cho các đồng chí giảng viên những vấn đề chưa thiết thực, chưa phù hợp với thực tế ở địa phương để bài giảng gắn với thực tế; cần tranh thủ thời gian ngoài giờ lên thư viện, gặp gỡ trao đổi với giảng viên những vấn đề quan tâm mà thời gian lên lớp chưa giải quyết được. Ngoài ra, các học viên cần tranh thủ giao lưu, trao đổi về các mô hình hay, cách làm tốt ở địa phương mình với các đồng nghiệp ở các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau./.
Nguồn: Cỏng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Điều đặc biệt nguy hiểm là các thế lực thù địch sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Với chiêu bài “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng âm mưu và thúc đẩy phi chính trị hóa báo chí cách mạng Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng, chúng ta phải vạch trần âm mưu thâm hiểm, bẻ gãy thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của chúng.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận