Khai mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 03 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tham dự buổi Lễ, về phía Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài gồm có: PGS, TS Bùi Duy Cam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trưởng đoàn; TS Trần Đình Quang, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh, thành viên thường trực; cùng các thành viên tham gia đoàn đánh giá ngoài.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá; PGS, TS Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trưởng, phó các đơn vị, cán bộ, giảng viên của 3 Khoa có chương trình được đánh giá.
Mở đầu chương trình, ThS Nguyễn Thị Minh, chuyên viên Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh công bố Quyết định thành lập Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đối với 03 chương trình đào tạo tại Học viện.
Phát biểu Khai mạc, TS Trần Đình Quang, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện đã tin tưởng và tiếp tục lựa chọn Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh là đơn vị thực hiện đánh giá ngoài đối với 03 chương trình đào tạo của Học viện.
TS Trần Đình Quang cho biết, để có những đánh giá khách quan về hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh đã mời các chuyên gia đánh giá ngoài là những nhà khoa học, nhà quản trị có uy tín trong nước để tham gia Đoàn đánh giá ngoài 03 chương trình đào tạo của Học viện.
Theo đó, trong đợt khảo sát chính thức 03 chương trình đào tạo này, Đoàn sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu hồ sơ, minh chứng thực có của Nhà trường, phỏng vấn các bên liên quan trong và ngoài Học viện, khảo sát hệ thống cơ sở vật chất, vận hành thử một số trang thiết bị, quan sát các hoạt động chính khóa, ngoại khóa của Nhà trường... để có cơ sở thực tiễn đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan, từ đó, đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Phát biểu tại buổi Lễ Khai mạc PGS, TS Phạm Minh Sơn chào mừng Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đến Nhà trường thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đánh giá ngoài 03 chương trình đào tạo; đồng thời, ghi nhận những kết quả bước đầu trong công tác đánh giá kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại cơ sở giáo dục Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm trước và thời gian vừa qua thông qua các kết quả đánh giá của các ban, ngành chức năng.
PGS, TS Phạm Minh Sơn tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng vì truyền thống của Học viện, được thể hiện rất sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử trưởng thành phát triển của Nhà trường; đặc biệt, được thể hiện rõ nét trong thời gian vừa qua, hình ảnh của các cán bộ, viên chức, người lao động, các đơn vị không quản ngại khó khăn đã đoàn kết, nỗ lực tích cực cho công tác kiểm định chất lượng đào tạo. Khẳng định quyết tâm nỗ lực, phấn đấu để trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về lý luận chính trị và báo chí truyền thông đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động.
PGS, TS Phạm Minh Sơn bày tỏ hi vọng, kết quả của đợt khảo sát chính thức lần 2 của năm 2022 sẽ tiếp tục làm rõ và chỉ ra được một cách chính xác thực trạng hoạt động đào tạo hiện tại của Nhà trường. Đây cũng chính là cơ hội để Học viện có thể nhìn nhận lại mình và có hệ thống quản trị tốt hơn, chương trình đào tạo hiệu quả, linh hoạt hơn, phục vụ tốt để trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về lý luận chính trị và báo chí truyền thông đạt chuẩn quốc gia trong xu thế hội nhập hiện nay.
Năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hoàn thành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và nhận Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 95/QĐ-KĐCLGD ngày 29. 6. 2018 của Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cấp.
Tháng 01. 2022 vừa qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng 04 chương trình đào tạo gồm chương trình đào tạo ngành Triết học, ngành Quan hệ quốc tế, ngành Quan hệ công chúng và ngành Xã hội học của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh.
Từ ngày 7. 10 đến ngày 11. 10. 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra đợt khảo sát chính thức 04 chương trình đào tạo ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Kinh tế chính trị.
Từ ngày 21.10 đến ngày 25. 10. 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp tục khảo sát chính thức 03 chương trình đào tạo trình độ đại học ngành: Ngôn ngữ Anh, Biên tập xuất bản, Quảng cáo.
Trước đó, vào ngày 13.9.2022, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài do PGS, TS Bùi Duy Cam, trưởng đoàn đã đến tiến hành khảo sát sơ bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức.
Nguồn: Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 6 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; không ai có quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thế nhưng, thời gian qua, các báo cáo nhân quyền, tôn giáo của một số nước phương Tây thường xuyên có nội dung xuyên tạc, vu cáo “chính quyền Việt Nam giới hạn tự do tôn giáo”. Đây là sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc làm rõ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận