Khai mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài bốn chương trình đào tạo trình độ đại học
Tham dự buổi lễ, về phía Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Vinh và Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có PGS,TS Mai Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh; PGS,TS Bùi Duy Cam, Trưởng Đoàn; các chuyên gia trong Đoàn đánh giá ngoài.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên Ban Giám đốc Học viện; các đồng chí trong BCH Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trưởng, Phó các đơn vị; cán bộ, giảng viên của 04 khoa có chương trình đánh giá.
Đợt khảo sát đánh giá ngoài diễn ra từ ngày 15 đến 19.10.2021, do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Vinh thực hiện. Chương trình kiểm định chất lượng đánh giá ngoài đối với 4 chương trình đào tạo trình độ đại học của Học viện bao gồm các ngành: Triết học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học. Trước đó, ngày 01.10, đoàn chuyên gia Đánh giá ngoài đã đến khảo sát sơ bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Phát biểu Khai mạc đợt đánh giá ngoài chính thức, PGS,TS Mai Văn Chung cho biết, trong đợt khảo sát chính thức 04 Chương trình đào tạo của Học viện đợt này, Đoàn sẽ tập trung nghiên cứu hồ sơ minh chứng đã có, phỏng vấn các bên liên quan trong và ngoài Học viện, quan sát hệ thống cơ sở vật chất, vận hành hoạt động một số trang thiết bị, quan sát các hoạt động chính khóa, ngoại khóa... để có những căn cứ thực tế nhất cho những đánh giá chính xác, khách quan; từ đó Đoàn sẽ đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho việc nâng cao chất lượng mọi mặt của Học viện.
Để đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo được đầy đủ, toàn diện PGS,TS Mai Văn Chung đề nghị, đối với các chuyên gia đánh giá ngoài thực hiện các hoạt động đánh giá ngoài theo nguyên tắc của Kiểm định chất lượng giáo dục: Chính xác - trung thực - khách quan và dựa trên minh chứng để có những kết quả đánh giá xác đáng, những khuyến nghị phù hợp giúp cho Học viện có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về các khoa, ngành đào tạo, từ đó xây dựng được những chính sách chất lượng phù hợp, những giải pháp cải tiến mang tính đột phá, khả thi trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động. Các giám sát và quan sát viên thực hiện nhiệm vụ đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trung tâm.
Bên cạnh đó, tập thể lãnh đạo và các cán bộ, giảng viên, sinh viên của Học viện phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trong quá trình triển khai các hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn triển khai hiệu quả các hoạt động khảo sát chính thức tại Học viện trong những ngày tới.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá 04 chương trình đào tạo bày tỏ tin tưởng khi Học viện đã lựa chọn Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Vinh là đơn vị tổ chức đánh giá ngoài đối với 04 chương trình đào tạo của Nhà trường. Với sự lựa chọn đó, tập thể lãnh đạo và các cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Đoàn triển khai hiệu quả, hoàn thành tốt các hoạt động đánh giá tại Học viện trong những ngày tới.
Năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tròn 60 năm xây dựng và phát triển. Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Với nỗ lực phấn đấu để trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động.
Việc thực hiện đánh giá ngoài các chương trình đào tạo lần này là sự khẳng định trong việc phát triển, nâng cao chất lượng đó, đúng như Sứ mệnh mà Nhà trường đã xác định “nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác”, phát huy các giá trị cốt lõi “Đoàn kết, Dân chủ, Đổi mới, Chất lượng và Cống hiến”.
Với tinh thần đó, Học viện tin tưởng Đoàn đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Vinh sẽ có những đánh giá công tâm và chính xác về thực trạng hoạt động đào tạo của Học viện, từ đó đưa ra những khuyến nghị để Học viện nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động quản trị của nhà trường.
Tại buổi lễ, đại diện 4 khoa đào tạo có chương trình đánh giá ngoài đã có bài giới thiệu tổng quát về Khoa và Chương trình đào tạo được đánh giá ngoài để Đoàn đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh có thể nắm bắt một cách cơ bản, phục vụ cho việc đánh giá ngoài một cách chính xác.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo, nhà lý luận, nhà văn hóa và là nhà báo lý luận chính trị. Đồng chí có nhiều năm gắn bó với Tạp chí Cộng sản - cơ quan tạp chí lý luận chính trị của Trung ương Đảng. Trong bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng”, đồng chí đã chia sẻ những điều giản dị mà vô cùng sâu sắc về trọng trách và những yêu cầu, đòi hỏi từ công việc tạp chí. Đó là những chỉ dẫn vô cùng quý báu đối với mỗi cán bộ làm công tác tạp chí lý luận chính trị.
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận