Lịch sử phát triển Tạp chí LLCT&TT
Ngày 26/8/1993, Bộ Văn hóa thông tin đã ký công văn số 2554/BC cho phép HV BC&TT ra tờ thông tin lấy tên là “Báo chí và Tuyên truyền – Thông tin lý luận và nghiệp vụ”. Đây là tờ thông tin ra hàng quý mang tính chất nội bộ có nội dung “thông báo và trao đổi thông tin về các lĩnh vực thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện, công bố tóm tắt những kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực trên, góp phần cung cấp và truyền bá những nội dung tuyên truyền giáo dục của Đảng và Nhà nước, trao đổi nội dung và kinh nghiệm nghiệp vụ trong ngành.
Tờ thông tin Báo chí và Tuyên truyền đã ra được 3 số vào cuối năm 1993 và đầu năm 1994. Đây là thời kỳ đầu mang tính chất thử nghiệm để tạo ra những sản phẩm xuất bản về sau. Từ đây, Học viện đã hình thành cấu trúc các chuyên mục và măng séc tờ tạp chí, xây dựng quy trình, quy chế làm việc của Ban biên tập, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên và những cơ sở vật chất ban đầu cho tạp chí. Những số đầu tiên tuy nội dung còn nghèo, hình thức trình bày và in còn chưa đẹp, song đã mang đến khí thế mới trong hoạt động nghiên cứu, học tập của Học viện. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị đã được chọn lọc và công bố. công tác giáo dục đào tạo của Nhà trường, các tấm gương sáng trong giảng dạy và học tập đã được phản ánh trên tờ thông tin.
Đến tháng 9 năm 1994, khi hội đủ những điều kiện cần thiết, Nhà trường được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép cho xuất bản, chuyển tờ thông tin “Báo chí và Tuyên truyền” thành tờ tạp chí chính thức của Học viện có tên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc cuối năm 1994, định kỳ 2 tháng/1số với 48 trang in, phát hành 1.200 bản/kỳ. PGS, TS. Tô Huy Rứa là Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí. Năm 2007, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền được đổi tên thành Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và Tạp chí xuất bản 1 tháng/1 kỳ.
Ngày 13/4/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép số: 213/GP-BTTTT, theo đó Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền được phép xuất bản Tạp chí in tiếng Việt thường kỳ 12 số/năm; Tạp chí in tiếng Việt số Chuyên đề 02 số/năm; Tạp chí in tiếng Anh 02 số/năm và được phép xuất bản thêm Tạp chí điện tử. Đây là những dấu ấn quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của Tạp chí qua hơn 26 năm hoạt động và phát triển.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
- Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024
- Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
- Thành tích đạt được của Tạp chí LLCT&TT
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
Ban Biên tập (BBT) Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia, nhà khoa học, CTV đã nhiệt tình đóng góp về nhiều phương diện để Tạp chí không ngừng phát triển. Hiện nay, Tạp chí xuất bản 05 sản phầm: Tạp chí in tiếng Việt thường kỳ (12 số/năm), Tạp chí in tiếng Việt – Chuyên đề (2 kỳ/năm), Tạp chí in tiếng Anh (2 kỳ/năm), Tạp chí điện tử tiếng Việt, Tạp chí điện tử tiếng Anh. Tất cả các sản phẩm đều đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN và được Hội đồng GSNN đưa vào danh mục tạp chí khoa học được tính điểm cho công trình, bài báo đăng trên tạp chí thuộc chuyên ngành Báo chí - Truyền thông, ngành Ngôn ngữ và Liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học. Do nhu cầu công bố bài báo nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, học viên Cao học, NCS hiện nay là rất lớn nên ngoài các nhiệm vụ chính trị của Tạp chí được Ban Giám đốc (BGĐ) giao hàng năm, Thường trực Ban Biên tập đã báo cáo BGĐ Học viện cho phép áp dụng thực hiện cơ chế tác giả ký hợp đồng tự nguyện đóng góp kinh phí thẩm định, biên tập, xuất bản bài báo trên Tạp chí điện tử như đối với Tạp chí in số Chuyên đề. (Xin liên hệ trực tiếp đến bộ phận Tạp chí điện tử của Tòa soạn để biết thêm chi tiết).
Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
Mã số chuẩn Quốc tế các sản phẩm Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và khung điểm năm 2024
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về quy trình xuất bản đối với một tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó bao gồm: Xuất bản đều kỳ, đúng kỳ hạn (tạp chí in) và cập nhật thường xuyên, ổn định (tạp chí điện tử); công tác thẩm định, phản biện được thực hiện bởi các chuyên gia khoa học có uy tín; chất lượng nội dung được đảm bảo, thường xuyên có tên trong danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm và được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt và tính khung điểm cao cho một số ngành, chuyên ngành. Tạp chí cũng đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN (International Standard Serial Number), theo Văn bản số 22/TTKHCN-ISSN, V/v cấp Mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024
Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông kính gửi các nhà nghiên cứu, CTV trong và ngoài Học viện Thông báo về việc gửi bài tham gia Tạp chí Chuyên đề kỳ I và II năm 2024.
Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông Thông báo tới quý độc giả về yêu cầu Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Theo đó, các bài viết gửi về Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Chúng tôi đề nghị tác giả gửi bài viết cần theo đúng Quy định về cấu trúc, thể thức dưới đây.
Bình luận