Mấy ý kiến về việc khai thác, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập phục vụ đổi mới đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tài liệu học tập là một khái niệm rộng, có thể gồm: Sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, các tạp chí chuyên ngành, báo các loại, tài liệu nội bộ, các thông tin trên mạng Internet...
Do đó, việc khai thác biên soạn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBC-TT) cũng vô cùng đa dạng và là trách nhiệm của nhiều đơn vị và cá nhân như: Các khoa giảng dạy, Trung tâm thông tin - thư viện, các thầy, cô giáo trong Học viện.
Giáo trình là công cụ thiết yếu của thầy và trò trong đào tạo. Giáo trình được biên soạn dựa sát theo chương trình chi tiết các môn khoa học chuyên ngành, giúp sinh viên nắm được một cách cơ bản, có hệ thống tri thức môn khoa học đó, giúp giáo viên có cơ sở để biên soạn bài giảng đáp ứng các yêu cầu sư phạm nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đào tạo.
Giáo trình phải bảo đảm các tiêu chí như : Tính chuẩn mực, tính hệ thống, tính sư phạm. Khi xem xét các tiêu chí này cũng cần phân biệt giữa giáo trình, giáo khoa và giáo án (bài soạn giảng). Bởi lẽ, chúng ta chưa thể có những giáo trình lý luận chính trị và nghiệp vụ đạt tính chuẩn mực chung cho cả nước được dùng như sách giáo khoa chính thống. Mặt khác, ngoài việc hỗ trợ cho giáo viên soạn giáo án, giáo trình còn có tác dụng giúp sinh viên nghiên cứu độc lập, tự học để tiếp nhận tri thức môn học một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
Đối với mỗi ngành và chuyên ngành đào tạo, mỗi môn học khác nhau thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành đều cần có giáo trình riêng của mình. ở các trường đại học khác nhau, giáo trình cho các môn học cũng có thể khác nhau do mục tiêu đào tạo cụ thể chi phối.
HVBC - TT thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng ở các “binh chủng” khác nhau: Cán bộ giảng dạy lý luận chính trị, cán bộ tuyên truyền, cán bộ báo chí, xuất bản... Mục tiêu đào tạo đó cho phép trong chương trình các ngành đào tạo của Học viện có nhiều môn học chung về lý luận, chính trị, về cơ sở chuyên ngành với chung một giáo trình.
Những giáo trình này do các khoa thuộc khối lý luận của Học viện biên soạn để phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo của HVBC-TT. Mảng giáo trình này, việc biên soạn có nhiều thuận lợi bởi tri thức các môn học đã được khẳng định, được nghiên cứu khá sâu sắc và tương đối ổn định ở nước ta. Hơn nữa, chúng ta lại có chỗ dựa vững chắc ở lực lượng cán bộ khoa học lý luận mạnh của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện nay, giáo trình các môn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Học viện biên soạn khá đầy đủ và được xuất bản thường xuyên đáp ứng đủ nhu cầu học tập của người học. Vấn đề hiện nay là, chúng ta tổ chức khai thác mảng giáo trình lý luận chính trị đã có ở Học viện như thế nào cho phù hợp với chương trình giảng dạy ở HVBC-TT, có kế hoạch bổ sung từng loại sách, tên sách cho phù hợp với từng môn ở từng loại lớp trong trường. Mặt khác, chúng ta cần biên soạn những bộ giáo trình mới của HVBC-TT về các môn học lý luận mới, hoặc biên soạn lại giáo trình lý luận chính trị đã có nhưng chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo của HVBC-TT.
Đối với các môn thuộc khoa học chuyên ngành nghiệp vụ công tác tư tưởng-văn hóa- “mảnh đất” riêng của HVBC-TT như nghiệp vụ báo chí, xuất bản, tuyên truyền... bắt buộc các khoa đào tạo của Học viện phải tự nghiên cứu và biên soạn giáo trình. Trong đó, có những môn học rất mới mà có lẽ cả nước chỉ có Học viện ta nghiên cứu và giảng dạy như: Lý luận nghiệp vụ xuất bản, kỹ năng biên tập sách-báo, kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí phát thanh, truyền hình v.v...Cũng như hàng loạt môn học trong chương trình các chuyên ngành đào tạo mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa cho phép Học viện thực hiện.
Biên soạn loại giáo trình này, là diện được ưu tiên số một của HVBC-TT và có lẽ cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất của các khoa đào tạo nghiệp vụ ở Học viện ta hiện nay.
Ngày nay, do việc cập nhật thông tin khoa học hiện đại, chúng ta có thể tổ chức biên soạn và xuất bản những bộ giáo trình mới nhanh hơn. Có khoa mỗi năm có thể cho xuất bản một vài tập giáo trình mới. Tuy nhiên, mảng giáo trình này hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo. Có thể bởi rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, do sự đòi hỏi phải đổi mới và sâu sắc hóa nội dung môn học. Trong cơ chế thị trường, xã hội thông tin, các môn khoa học nghiệp vụ báo chí, xuất bản có thêm nhiều nội dung mới và phải giải đáp những đòi hỏi mới của thực tiễn. Do hội nhập với thế giới và khu vực trong điều kiện toàn cầu hóa, chúng ta du nhập thêm những môn khoa học chuyên ngành mới về nghiệp vụ, đòi hỏi phải có giáo trình mới. Lực lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường nói riêng và của đất nước nói chung về mảng này còn mỏng, còn ít công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng. Do đó, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng, biên soạn và xuất bản được các bộ giáo trình mới đang là vấn đề nổi cộm và nan giải đối với HVBC-TT hiện nay.
Trong khi đó, việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới cũng đòi hỏi phải có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo để sinh viên chủ động nghiên cứu. Hầu hết các môn thiếu giáo trình, thiếu tài liệu tham khảo đều khó có thể áp dụng phương pháp giảng dạy mới.
Để đáp ứng nhu cầu về giáo trình và tài liệu học tập cho sinh viên hiện nay, theo chúng tôi, HVBC-TT cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học, nhất là ở các khoa đào tạo nghiệp vụ công tác tư tưởng. Học viện ta không thể làm được điều này nếu không có nguồn lực mới được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước, đồng thời sớm hình thành được các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ báo chí, xuất bản và tuyên truyền. Trước mắt, để thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết vấn đề tài liệu đọc cho các môn nghiệp vụ, theo chúng tôi, có thể áp dụng các biện pháp sau :
- Tích cực tìm, lựa chọn và dịch giáo trình các môn học nghiệp vụ ở các nước tiên tiến có các ngành truyền thông phát triển, của các trường đào tạo mà chúng ta có quan hệ... Sau khi nghiệm thu có thể nhân bản nội bộ các giáo trình này cho giáo viên và học viên tham khảo.
- Triệt để khai thác các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HVBC-TT, của ngành (các báo cáo tổng kết chung của ngành, của cơ sở thực tiễn). Kết quả tóm tắt các công trình này có thể giới thiệu rộng rãi cho sinh viên tham khảo.
- Có kế hoạch chọn lọc, khai thác các luận văn, luận án khoa học của học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên có kết quả tốt nghiệp loại giỏi để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên. Tìm mọi cách khai thác và đầu tư để tăng số đầu báo, tạp chí phục vụ ở phòng đọc thư viện.
- Sửa chữa, bổ sung và tái bản kịp thời các tập giáo trình cơ bản có hệ thống mà nội dung còn có giá trị.
- Tập trung đầu tư lực lượng biên soạn giáo trình mới cho những môn học mới hoặc nâng cấp, phát triển thành các bộ giáo trình chuyên ngành mới có quy mô lớn và chất lượng cao hơn.
Trong biên soạn và xuất bản giáo trình cần quán triệt phương châm không nóng vội chạy theo số lượng, song cũng không nên cầu toàn, đợi cho việc nghiên cứu thật sâu sắc, tri thức thật hoàn thiện mới xuất bản giáo trình, bởi nếu như vậy thì chúng ta sẽ rất khó có được giáo trình cho các môn học mới, khó có thể áp dụng phương pháp giảng dạy mới trong đào tạo./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận