Mô hình và tương lai của báo chí trực tuyến trả tiền
Mô hình trả tiền đọc báo điện tử
Ở thuở ban đầu của báo điện tử, các nội dung trực tuyến được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Các báo điện tử cung cấp nội dung miễn phí trên mạng Internet dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút độc giả và giữ độc giả gắn kết với họ.
Nguồn thu của báo chí bao gồm tài trợ của Nhà nước, tiền quyên góp ủng hộ, tiền quảng cáo và tiền phát hành. Xu thế chung của báo chí thế giới là nguồn tài trợ và quảng cáo ngày càng khó khăn, tiền thu về từ phát hành ngày càng giảm.
Vì thế, càng ngày càng có thêm nhiều báo chí trực tuyến áp dụng biện pháp buộc độc giả phải trả tiền để truy cập nội dung, xu hướng này đang dần nổi trội và thắng thế. Do đó, việc trả tiền đọc báo chí trực tuyến là xu thế tất yếu trong tương lai của báo chí hiện đại
Một số mô hình tiêu biểu
Mô hình miễn phí vẫn tồn tại, nhưng đều ở những cơ quan không phải là thương hiệu báo chí lớn có tầm ảnh hưởng rộng, tức là chỉ với số lượng độc giả không cao. Đối nghịch với mô hình này là mô hình chỉ trả tiền mới có thể truy cập được vào nội dung của báo điện tử.
Ở mô hình này, các báo sử dụng nhiều hình thức khác nhau như kết hợp đặt mua báo in với quyền được truy cập nội dung trực tuyến, chỉ trả tiền cho việc truy cập các nội dung trực tuyến hay mua quyền truy cập nội dung trực tuyến cho thời gian nhất định như một ngày, một tuần, một tháng, một năm...
Kết quả các cuộc điều tra và khảo sát cho thấy, mô hình này hiện không phổ biến và chỉ được áp dụng ở rất ít báo điện tử. Đại đa số độc giả không mặn mà với mô hình này và không sử dụng nó.
Freemium, ghép từ Free và Premium, là mô hình kết hợp giữa cho sử dụng miễn phí những nội dung nhất định và bắt phải trả tiền mới có thể truy cập được những nội dung nhất định. Các báo điện tử thường dùng dấu “Premium” hay “plus” hoặc “+” để thể hiện sự khác biệt giữa những nội dung được truy cập miễn phí và những nội dung phải trả tiền thì mới được quyền truy cập.
Hình thức trả tiền ở đây là trả giá cho thời gian sử dụng nhất định. Ở mô hình này thường chỉ thấy có tin tức chung chung không có chiều sâu của phân tích, bình luận hay hệ thống hóa mà có thể đọc được ở mọi nơi khác được cung ứng miễn phí trong khi những nội dung có chất lượng cao hơn về thông tin và định hướng nhận thức thì phải trả tiền mới có thể truy cập vào được.
Mô hình tiếp theo có tên gọi là Metered Model, tạm dịch là mô hình hỗn hợp. Trong mô hình này, về nguyên tắc phải trả tiền thì mới được quyền truy cập các nội dung. Tuy nhiên, độc giả được sử dụng miễn phí một số lượng lần truy cập nhất định mà khi vượt quá thì bị yêu cầu đăng ký trả tiền định kỳ hoặc chỉ truy cập trong ngày. Hybrid Model là kết quả của sự kết hợp giữa Freemium Model và Metered Model. Cuối cùng là mô hình tự nguyện đóng góp tài chính cho báo chí điện tử trực tuyến.
Nhìn nhận báo chí thế giới thời điểm hiện tại có thể thấy, mỗi nơi có những cách làm khác nhau nhưng mô hình Freemium xem ra được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả.
Cuộc “hôn nhân” giữa báo điện tử và công chúng
Cách thức vận dụng cùng một mô hình cũng khác nhau chứ không thống nhất. Có những báo phân loại ngay từ đầu nội dung có thể được truy cập miễn phí và phải trả tiền. Nhưng cũng có những báo cho sử dụng một số nội dung miễn phí trong thời gian nhất định, chẳng hạn như 1 hoặc 2 ngày, sau đó chuyển sang diện phải trả tiền mới có thể truy cập được.
Cách làm, mức độ và mô hình có khác nhau, nhưng tất cả đều hàm chứa xu thế là báo chí điện tử trực tuyến dần rời bỏ tình trạng miễn phí để chuyển sang tình trạng phải trả tiền mới có quyền truy cập. Xu thế này không còn có thể tránh khỏi được nữa và quyết định tương lai của báo chí điện tử trực tuyến. Báo in càng thất thế thì xu thế này càng thêm mạnh mẽ.
Có hai hệ luỵ trực tiếp hình thành từ xu hướng này.
Thứ nhất, báo chí điện tử trực tuyến bị thách thức rất quyết liệt về chất lượng để độc giả cảm nhận thấy xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra. Chất lượng báo chí trên mọi phương diện của nó quyết định báo chí điện tử trực tuyến có tồn tại và tiếp tục phát triển được hay không ở thời phải đặt giá cho quyền truy cập nội dung trực tuyến. Cuộc cạnh tranh giữa các báo chí điện tử trực tuyến vì thế rất quyết liệt trong khuôn khổ quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như trên bình diện thế giới.
Thứ hai, độc giả dần cũng phải hình thành văn hóa đọc mới là phải trả tiền thì mới được đáp ứng nhu cầu thông tin từ các báo chí điện tử trực tuyến và không có quyền đòi hỏi báo chí điện tử trực tuyến cung ứng dịch vụ miễn phí. Cái gì cũng đều có giá của nó trong cuộc sống của con người, hoạt động của quốc gia và trong thế giới báo chí điện tử trực tuyến.
Đi cùng với xu thế phải trả tiền cho quyền truy cập các báo chí điện tử trực tuyến còn có cuộc sàng lọc không thương tiếc các báo chí điện tử trực tuyến, một cuộc chơi “tồn tại hay không tồn tại” và cuộc ganh đua không khoan nhượng giành độc giả, đồng thời với cuộc sàng lọc độc giả.
Báo chí điện tử trực tuyến phải chất lượng hơn thì độc giả cũng phải nghiêm túc hơn và trí tuệ hơn. Xót tiền tiếc của, độc giả sẽ phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định bỏ tiền ra mua quyền truy cập báo chí điện tử trực tuyến nào trong thời gian bao lâu. Mối quan hệ tương tác giữa độc giả và báo chí điện tử trực tuyến vì thế chuyển biến rất cơ bản. Báo chí và độc giả buộc phải xích lại gần nhau hơn./.
_______________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 26.8.2020
Lư Phổ Ân
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
- Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
- Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
- Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
- Phát huy vai trò quản lý thông tin đối ngoại ở các cơ quan báo chí chủ lực
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự ra đời, phát triển của rất nhiều thương hiệu, có những thương hiệu thành công và trường tồn, cũng có những thương hiệu nhanh chóng ra đời hoặc biến mất. Ngày nay, sự quan tâm và hiểu biết về thương hiệu đã ngày càng rõ nét vì sức ảnh hưởng của thương hiệu tới sự tồn tại và phát triển của một công ty, tổ chức. Vậy điều gì quyết định sức mạnh của thương hiệu và sự sống còn của thương hiệu? Trên thực tế có rất nhiều chỉ số ảnh hưởng đến thương hiệu, từ chiến lược kinh doanh đến chiến lược quản trị, chiến lược truyền thông quảng cáo của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Bài báo sẽ tập trung làm các mô hình, yếu tố đo lường giá trị thương hiệu cũng như các giải pháp truyền thông thương hiệu thông qua chiến lược kênh truyền thông và nội dung truyền thông hiệu quả.
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo, nhà lý luận, nhà văn hóa và là nhà báo lý luận chính trị. Đồng chí có nhiều năm gắn bó với Tạp chí Cộng sản - cơ quan tạp chí lý luận chính trị của Trung ương Đảng. Trong bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng”, đồng chí đã chia sẻ những điều giản dị mà vô cùng sâu sắc về trọng trách và những yêu cầu, đòi hỏi từ công việc tạp chí. Đó là những chỉ dẫn vô cùng quý báu đối với mỗi cán bộ làm công tác tạp chí lý luận chính trị.
Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
Quyền lực trong công tác cán bộ là một khía cạnh đặc biệt quan trọng của quyền lực chính trị. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là yêu cầu khách quan nhằm bảo đảm cho quyền lực được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Bài viết đề cập chủ trương của Đảng và thực trạng báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Kiểm soát và giám sát quyền lực trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: Cơ chế và giải pháp đột phá để thực hiện kiểm soát, giám sát quyền lực có hiệu quả” (Mã số KX.04.09/21-25).
Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một người làm báo mẫu mực, một nhà báo chân chính với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Từ mục đích rõ ràng “làm báo để làm cách mạng”, với quyết tâm không mệt mỏi, sự thông minh, sáng tạo của bản thân, cộng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của những người bạn Pháp tiến bộ, Bác đã không ngừng rèn luyện để trở thành một nhà báo dày dạn kinh nghiệm, một nhà tổ chức, lãnh đạo báo chí xuất sắc. Những kinh nghiệm làm báo của Người, đặc biệt về cách viết: “Viết cho ai”, “Viết để làm gì”, “Viết như thế nào”... là bài học quý giá với các thế hệ nhà báo sau này.
Bình luận