Từ khoá : Nghề báo

29 bài viết

Nhà báo Nguyễn Phú Trọng: Nghề báo là nghề cao quý, nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn

Nhà báo Nguyễn Phú Trọng: Nghề báo là nghề cao quý, nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn

Tôi là một trong những người làm báo may mắn vì đã có nhiều năm là phóng viên chuyên trách tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng) đi công tác trong và ngoài nước. Trong những chuyến đi tác nghiệp đó, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện rất ấn tượng, đầy bất ngờ và học hỏi được nhiều điều bổ ích của một người đã từng 29 năm làm báo chuyên nghiệp, từ phóng viên tập sự phát triển thành tổng biên tập. Sau này khi đã ở cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục viết báo, quan tâm đặc biệt đến các nhà báo và chỉ đạo sát sao công tác báo chí…

Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí cách mạng

Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí cách mạng

Dấu hiệu cơ bản nhận biết một nền báo chí chuyên nghiệp là: “Có đội ngũ lao động chuyên nghiệp; có phương thức và chế tài hành nghề đặc thù; có chuyên ngành đào tạo bài bản; có vai trò, vị thế xã hội, được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ”(1). Tất cả những điều trên có mối quan hệ móc xích với nhau, ảnh hưởng tới mọi khâu trong hoạt động báo chí. Ví dụ, một sai sót xảy ra trên báo chí có thể bao gồm cả lỗi của phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, ban biên tập, tổng biên tập, nhà in... Một nền báo chí càng chuyên nghiệp thì những sai sót, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức càng được hạn chế.

Làm biên tập viên, dễ hay khó?

Làm biên tập viên, dễ hay khó?

Hai câu chuyện cách xa nhau gần 20 năm nhưng chung một bản chất và sẽ còn lâu thật lâu nữa mới cũ.

Tác nghiệp trong sự thức tỉnh!

Tác nghiệp trong sự thức tỉnh!

Trong suốt một năm qua, chúng tôi - những người con xa xứ - những sứ giả truyền thông, những nhà báo chuyên nghiệp đang sinh sống, làm việc, học tập, nghiên cứu ở những vùng tâm dịch Covid-19 trên khắp năm châu dù có “tinh thần thép” đến mấy cũng đã không ít lần bật khóc, trước những cảnh tượng: bệnh viện quá tải, nhà xác quá tải, các chính phủ phải đưa ra các kế hoạch ưu tiên cứu chữa và từ chối; những kiều bào xa xứ ra đi vì bệnh dịch mà cộng đồng không thể đưa tiễn; những kiều bào ung thư giai đoạn cuối với ước nguyện tìm được chuyến bay trở về quê nhà; những vụ đánh bom thảm khốc; những cuộc biểu tình, bạo động kéo dài… tất cả những cảnh tượng ấy như đang diễn ra trong một bộ phim, nhưng không, đó lại là sự thật!

Tác nghiệp dài ngày trên biển

Tác nghiệp dài ngày trên biển

Say sóng, ướt máy, hơi nước mặn, sức chịu đựng... đó là rất nhiều thử thách đối với nhà báo đi tác nghiệp trên biển. Đi với tàu tuần tra cao tốc để tác nghiệp thì đơn giản. Khó khăn nhất là khi đi trên tàu cá ngư dân lênh đênh giữa biển khơi với những ngày dài.

Sử dụng thông tin từ mạng xã hội để sáng tạo tác phẩm báo điện tử

Sử dụng thông tin từ mạng xã hội để sáng tạo tác phẩm báo điện tử

Ngày nay, mạng xã hội ngày càng quan trọng trong việc cung cấp nguồn tin cho báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt được thông tin chính xác và thông tin giả mạo trên mạng xã hội lại là một vấn đề vô cùng cấp thiết.

Viết phóng sự dễ hay khó

Viết phóng sự dễ hay khó

Viết phóng sự là một thử thách không nhỏ đối với đa số phóng viên mới vào nghề. Phóng sự là thể loại “đặc sản” của tờ báo, nghề báo. Muốn viết phóng sự thành công, nhà báo phải có tay nghề. Tay nghề càng được tôi luyện, viết phóng sự càng hay.

Viết báo Tết

Viết báo Tết

Tôi cứ nghĩ, viết báo Tết giống như làm bài thi cuối kì của một năm học. Cuối một năm làm báo, bài báo Tết của anh sẽ viết gì. Đó là một câu hỏi khó vì một bài viết khó. Bởi báo Tết là “giai phẩm” cuối năm của một tờ báo.

Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí - biểu hiện của suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí - biểu hiện của suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Đạo đức nghề nghiệp được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí. Để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Mô hình và tương lai của báo chí trực tuyến trả tiền

Mô hình và tương lai của báo chí trực tuyến trả tiền

Sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến là thách thức lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với báo in. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ số thiên lệch về một dạng văn hóa đọc khác biệt cơ bản với văn hóa đọc truyền thống. Họ đọc các nội dung trực tuyến nhiều hơn và thường xuyên hơn các nội dung được in ra thành sách, báo hay tạp chí. Báo in cứ bị đẩy lùi dần và báo chí điện tử ngày càng thêm thắng thế.

Bảo đảm tính chân thật của báo chí - Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo

Bảo đảm tính chân thật của báo chí - Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo

Chân thật là tính chất cơ bản của báo chí, nếu không muốn nói là cơ bản nhất. Vì thế cho đến nay, tính chất này vẫn tiếp tục được thảo luận một cách sâu rộng và cần phải được quán triệt sâu sắc trong mỗi người làm báo Việt Nam, nhất là làm báo trong thời kỳ biến động liên tục, đa chiều của truyền thông hiện đại như hiện nay.

Một vài nét về thực trạng phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh

Một vài nét về thực trạng phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh việc rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người làm báo. Quán triệt tư tưởng của Người, hơn 90 năm qua, đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam đã không ngừng rèn luyện, có được phẩm chất nghề nghiệp tốt, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, có “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”. Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ nhà báo hiện nay cũng bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém về phẩm chất nghề nghiệp. Do vậy, cần có sự khảo sát một cách toàn diện để nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng vấn đề này, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Ngoại giao công chúng qua phân tích hình ảnh của phóng viên chiến trường

Ngoại giao công chúng qua phân tích hình ảnh của phóng viên chiến trường

Là những người làm báo trong hoàn cảnh đặc biệt, phóng viên chiến trường luôn phải xông pha nơi tiền tuyến để gửi về tòa soạn các tin, bài phản ánh cấp thời những thông tin nóng hổi trên chiến trường, họ cũng đảm nhận nhiệm vụ khá quan trọng là “Nhà ngoại giao công chúng”. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của phóng viên chiến trường, từ đó đưa ra một số gợi ý, thảo luận làm thế nào có thể phát huy tốt vai trò của họ - với tư cách là chủ thể của ngoại giao công chúng trong thế kỷ XXI.

Giữ “lửa” cho nghề

Giữ “lửa” cho nghề

Đôi khi người làm báo sa vào tình trạng bị ỳ, thiếu cảm hứng làm việc, viết mãi không ra bài, hoặc nếu có thành bài thì đọc cũng không được như ý. Vậy, phải làm gì? Không có cách nào khác là... làm việc để giữ “lửa” cho nghề.

XEM THÊM TIN