Một số dạng lỗi thường gặp về chính tả và cách khắc phục
(Tiếp theo kỳ trước)
III. S/X
1. Một số mẹo giúp phân biệt S/X
1.1. Mẹo về kết hợp âm đệm
S không kết hợp với 4 vần oa, oă, oe, uê (ngoa ngoắt khoe quê), do vậy chỉ có thể viết X với 4 vần này.
Ví dụ: xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xoè tay, xoen xoét, xuề xoà, chiếc xuyến, xuyên qua, v.v.
Ngoại lệ: soát trong rà soát, kiểm soát, v.v.; soạn trong soạn bài, toà soạn, v.v.; soán trong soán đoạt và những trường hợp do điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ soạng.
1.2. Mẹo láy âm
Chỉ có X mới láy âm với các phụ âm đầu khác, còn S hầu như không có khả năng này, vì vậy nếu gặp một tiếng không rõ viết với S hay X mà lại láy âm với âm đầu khác thì tiếng ấy sẽ được viết với X.
Chẳng hạn:
- X láy âm với B: bờm xơm, bờm xờm, bung xung, bớ xớ, xô bồ, búa xua, v.v.
- X láy âm với L: lao xao, loà xoà, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng xiểng, lào xào, lớ xớ, lộn xộn, xấc lấc, léo xéo, lịch xịch, lì xì, v.v.
- X láy âm với M: xoi mói, xích mích, méo xẹo, v.v.
- X láy âm với R: xớ rớ, xo ro, xó ró, v.v.
Ngoại lệ: cục súc, sáng láng, loạt soạt.
1.3. Mẹo từ vựng
a. Tên các loại thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc bếp núc thường được viết với X, ví dụ: xôi, xalat, lạp xường, xúc xích, phở xào, thịt xá xíu, xốt vang, nước xốt, cái xoong, cái xanh, cái xiên (nướng thịt), v.v.
b. Hầu hết các danh từ còn lại có xu hướng được viết với S:
- Danh từ chỉ người: ông sư, bà sãi, đại sứ, nguyên soái, ông sếp, v.v.
- Danh từ chỉ động, thực vật: con sư tử, con cá sấu, con sên, con sò, con sóc, con sáo, con sâu, con sứa, con sán, cây sen, cây sim, cây sắn, cây sồi, cây si, cây sung, cây sấu, hoa sứ, hoa sữa, cây hoa súng, v.v.
- Danh từ chỉ đồ vật: cái sọt, cái song cửa, sợi dây, súc vải, viên sỏi, tờ sớ, cái siêu đun nước, cái sàng gạo, v.v.
- Danh từ chỉ các hiện tượng, sự vật tự nhiên: sao, sương giá, sông, suối, sóng, sấm, sét, v.v.
Ngoại lệ: chiếc xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, cái túi xách, cái xắc, bà xơ, cái xô, cái xẻng, mùa xuân. Có thể nhớ phần lớn các ngoại lệ này bằng cách thuộc câu văn sau:
Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xắc xoài đến xã, đổi xẻng và xô ở xưởng đem về cho trạm xá chữa xương
2. Những cặp tiếng tiêu biểu viết với S/X
2.1. Sa/xa
Sa: sa mạc, sa thạch, sa thải, sa bàn, sa trường; phù sa; hằng hà sa số; sa cơ lỡ vận, sa lầy trong chiến tranh, sa lưới pháp luật, sa ngã, sa dạ dày; vẻ đẹp chim sa cá lặn, mặt sa sầm, cảnh nhà sa sút, lối sống sa đoạ; hạt sa nhân, cần sa; áo cà sa; điệu hát sa lệch; mắng sa sả.
Xa: xa kéo sợi; quay xa; xa lánh bạn bè, xa xôi, xa xưa; lo xa, nhảy xa, hành động xấu xa; xa xỉ phẩm, xa hoa; xa cảng, xa lộ, xa giá của vua; chiến xa, ngành hoả xa; bộ xalông, vải xatanh, quỷ xatăng.
2.2. Sà/xà
Sà: sà vào chiếu bạc; bay sà xuống; sà lan.
Xà: xà gồ, xà lệch, xà ngang; bẩy xà beng, tập xà; con mãng xà, dây xà tích, ngọn xà mâu, khẩu Phật tâm xà; khảm xà cừ; gỗ xà cừ; xà ích, xà phòng, xà cột, xà lách, xà lim, xà lỏn, xà rông; xì xà xì xụp; loạn xà ngầu.
2.3. Sả/xả
Sả: cây sả, tinh dầu sả; mắng sa sả.
Xả: xả nước khỏi bể, xả súng; ăn chơi xả láng, nghỉ xả hơi, ống xả xe máy, mưa xối xả; xả thịt; chém xả cánh tay, làm việc xả thân.
2.4. Sã/xã
Sã: chim sã cánh; bông đùa suồng sã.
Xã: làng xã, ông xã, thị xã; xã hội, xã viên; bài xã luận, phép xã giao, hợp tác xã, thông tấn xã.
2.5. Sá/xá
Sá: sá cày; bừa thắng sá; sá chi gian khổ; chơi bời quá sá; đường sá xa xôi.
Xá: xá chào; xá tội; lệnh ân xá; bệnh xá, kí túc xá, phố xá, trạm xá; thịt xá xíu; lục tào xá; bộ đồ xá xẩu.
2.6. Sài/xài
Sài: sài đẹn, sài kinh; trẻ bị sài; cây sài đất; đồ đạc sơ sài; quan sài lang.
Xài: xài phí, xài sang; tiêu xài.
2.7. Sái/ xái
Sái: sái gân; ngáp sái quai hàm; ăn nói phải giữ mồm giữ miệng kẻo sái.
Xái: xái thuốc phiện; nước xái; thua bái xái; vẻ xăng xái.
2.8. Sạm/xạm
Sạm: da sạm đen, mặt sạm nắng.
Xạm: da xạm đen, mặt xạm nắng.
2.9. Sao/xao
Sao: thuyền gỗ sao; sao đổi ngôi; hươu sao, ngôi sao; sao tẩm, sao thuốc; sao chụp tài liệu, sao y bản chính; bản sao, tam sao thất bản; sao lâu thế; vì sao, có sao không; kiểm tra sát sao; sao nhãng học hành.
Xao: rừng cây xao gió, mặt hồ xao động, tiếng lao xao ngoài đường, cười nói xôn xao, lòng xao xuyến, gà vịt xao xác; mặt mũi xanh xao.
2.10. Sào/xào
Sào: nhảy sào, thuyền nhổ sào; năm sào ruộng; sào huyệt; yến sào.
Xào: xào bài, xào xáo; rau xào; tiếng lá xào xạc, gió lào xào trong bụi lau, xì xào bàn tán; tiếng chân bước xào xạo.
2.11. Sảo/xảo
Sảo: một sảo đất; hài sảo; đầu óc sắc sảo.
Xảo: kỹ năng kỹ xảo, âm mưu xảo quyệt, hàng mỹ nghệ tinh xảo.
2.12. Sáo/xáo
Sáo: chim sáo, màu trứng sáo; huýt sáo, thổi sáo; khuôn sáo, khách sáo, bài văn sáo rỗng.
Xáo: xáo động tâm trí, xáo trộn quân bài; xáo măng; nước xáo, xáo xào ý kiến của người khác; làm hàng xáo.
2.13. Sạo/xạo
Sạo: sục sạo
Xạo: lạo xạo, xào xạo, xộn xạo; nói xạo.
2.14. Sáp/xáp
Sáp: sáp bôi tóc, sáp ong; phấn sáp; sáp nhập.
Xáp: xáp mặt, xáp tới; xáp lá cà.
2.15. Sát/xát
Sát: sát Tết; dịch sát từng chữ, đuổi sát nút, sâu sát, kề vai sát cánh; sát khí, sát trùng, sát cá, sát gái; tàn sát; sát hạch; cảnh sát, quan sát, trinh sát; mạt sát; san sát; sây sát.
Xát: chà xát, cọ xát, xay xát; vụ xô xát; xây xát.
2.16. Sảy/xảy
Sảy: rôm sảy; sàng sảy thóc gạo.
Xảy: chuyện xảy ra đã lâu.
2.17. Sắc/xắc
Sắc: sắc mặt; biến sắc, màu sắc, xuất sắc; sắc đẹp; nhan sắc, hiếu sắc; sắc tộc, sắc phục; sắc thuốc; sắc như nước, sắc nước cờ; dao sắc; lý lẽ sắc bén, mắt sắc như dao cau, đầu óc sắc sảo; sắc chỉ do vua ban; tính sắc mắc.
Xắc: chiếc xắc tay, vai đeo xắc cốt; con xúc xắc.
2.18. Săm/xăm
Săm: săm lốp; săm soi.
Xăm: thả xăm bắt tôm tép; xin xăm ở chùa; xăm hầm; tục xăm mình; xăm xúi, xăm xăm; xa xăm.
2.19. Sắn/xắn
Sắn: sắn dây, sắn lùi; bột sắn.
Xắn: xắn đất; xắn tay áo; quần xắn móng lợn; xinh xắn.
2.20. Sâm/xâm
Sâm: sâm nhung; chim sâm cầm, nhân sâm; trời sâm sẩm tối; rượu sâm banh.
Xâm: xâm lược, xâm chiếm, xâm phạm; ăm xâm vào vốn, ruộng xâm canh.
2.21. Sấp/xấp
Sấp: đánh sấp ngửa, lật sấp, nằm sấp, ngồi sấp bóng.
Xấp: xấp giấy, xấp vải; xấp xỉ.
2.22. Sây/xây
Sây: vườn táo sây quả; sây sát mặt mày.
Xây: xây lưng lại; xây dựng; thợ xây; xây xẩm mặt mày; xây xát.
2.23. Sẩy/xẩy
Sẩy: rôm sẩy; sẩy gạo; sẩy chân, sẩy thai, sẩy đàn tan nghé, sẩy tù; sa sẩy khi vận chuyển.
Xẩy: xẩy ra.
2.24. Sẻ/xẻ
Sẻ: san sẻ; sẻ đồng; chéo cánh sẻ; trả lời suôn sẻ; dáng người son sẻ.
Xẻ: áo xẻ tà, kéo cưa lừa xẻ, mổ xẻ, thợ xẻ.
2.25. Sì/xì
Sì: ẩm sì, hôi sì, trời sầm sì, thâm sì; sì sụp khấn vái.
Xì: ẩm xì; xì lốp, xì tiền, xì mũi, xì xào, xì xồ, xì xầm; xì xụp; đèn xì, hắt xì hơi, sơn xì; buôn bán xì xằng; xì xục suốt đêm; xì dầu, xì gà, xì ke; đánh bài xì.
2.26. Sỉ/xỉ
Sỉ: bán sỉ; sỉ nhục, sỉ vả; vô liêm sỉ.
Xỉ: xỉ than; gạch xỉ; xỉ mũi; xỉ vả; xa xỉ phẩm; xấp xỉ; cây dương xỉ, lộ xỉ.
2.27. Siết/xiết
Siết: siết thòng lọng; ôm siết, rên siết, tay siết chặt tay.
Xiết: xiết đỗ xanh, nước chảy xiết; xiết nợ; xiết bao sung sướng; mừng khôn xiết; rên xiết.
2.28. Siêu/xiêu
Siêu: siêu sắc thuốc; siêu âm, siêu cường, siêu phàm, siêu thoát; cao siêu, cầu siêu, nhập siêu.
Xiêu: xiêu lòng, xiêu vẹo; xiêu bạt, xiêu dạt; hồn xiêu phách lạc.
2.29. Sít/xít
Sít: chim sít; sít sao, sít sịt; răng sít; sống sít.
Xít: ngồi xít lại, xúm xít, bọ xít; chát xít; ít xít ra nhiều; xăng xít.
2.30. Sịt/xịt
Sịt: sịt mũi; sụt sịt; sít sìn sịt.
Xịt: xịt nước hoa; xịt lốp; pháo xịt; đặc xịt, thâm xịt, xám xịt.
2.31. Sỏ/xỏ
Sỏ: sỏ lợn; tên đầu sỏ, tay sừng sỏ.
Xỏ: xỏ kim, xỏ lá, xỏ mũi, xỏ xiên; chơi xỏ, con xỏ; xin xỏ.
2.32. Soa/xoa
Soa: vải soa; khăn mùi soa.
Xoa: xoa bóp, xoa dịu; xuê xoa; xuýt xoa; quỷ dạ xoa.
2.33. Soài/xoài
Soài: nằm sóng soài.
Xoài: quả xoài; xoài người; ngã xoài.
2.34. Sóc/xóc
Sóc: chăm sóc, coi sóc, săn sóc; con sóc; sóc vọng; ngày sóc; làng sóc.
Xóc: xóc đĩa, xóc rá gạo, xóc ốc, xóc thẻ; đường xóc, giảm xóc; xóc bó lúa; đòn xóc, một xóc cua.
2.35. Sót/xót
Sót: bỏ sót, còn sót lại, sai sót, sống sót, thiếu sót.
Xót: xót mắt, xót ruột, xót xa; chua xót, đau xót, thương xót.
2.36. Sổ/xổ
Sổ: sổ điểm, sổ sách, sổ tay; khoá sổ, tính sổ, vào sổ; sổ toẹt; nét sổ; sổ bụng, sổ lông, sổ lồng, sổ mũi; cửa sổ; sấn sổ.
Xổ: xổ khăn, xổ lạt, xổ một tràng tiếng Tây, xổ số; đâm xổ vào, nhảy xổ, thuốc xổ giun.
2.37. Sơ/xơ
Sơ: sơ bộ, sơ cấp, sơ đẳng, sơ kết, sơ khai, sơ sinh, sơ thẩm; cổ sơ, hoang sơ, nguyên sơ; sơ đồ, sơ hở, sơ lược, sơ sài, sơ ý; đơn sơ, thân sơ, thô sơ; sơ tán; áo sơ mi, hồ sơ.
Xơ: xơ cứng, xơ gan, xơ mít, xơ mướp; xơ múi; xơ xác.
2.38. Suất/xuất
Suất: suất đinh, suất họ, suất thuế; khinh suất, sơ suất; áp suất, công suất, hiệu suất, lãi suất, năng suất, tần suất, xác suất.
Xuất: xuất bản, xuất biên, xuất cảng, xuất cảnh, xuất chúng, xuất giá, xuất hành, xuất hiện, xuất khẩu, xuất kho, xuất kích, xuất ngũ, xuất sắc, xuất xứ, xuất đầu lộ diện; diễn xuất, đề xuất, đột xuất, sản xuất, trục xuất.
2.39. Súc/xúc
Súc: súc chai, súc miệng; súc giấy, súc gỗ, súc vải; súc vật; ăn nói cục súc, gia súc; súc tích; hàm súc; con súc sắc.
Xúc: xúc cát, xúc cơm, xúc tép; xúc cảm, xúc động, xúc tác, xúc tiến, xúc xiểm; bức xúc, tiếp xúc; con xúc xắc.
2.41. Sung/xung
Sung: cây sung; sung công, sung sức, sung sướng, sung túc; bổ sung.
Xung: xung quanh; xung đột, xung khắc; xung điện; tả xung hữu đột; nơi xung yếu; nổi xung; bung xung.
2.42. Suýt/xuýt
Suýt: suýt chết, suýt ngã, suýt nữa, suýt soát.
Xuýt: xuýt xoa, xoắn xuýt; nước xuýt.
2.43. Sử/xử
Sử: sử gia, sử học, sử sách, sử thi, sử xanh; chính sử, dã sử, lịch sử, quốc sử, ngự sử, thông sử, tiền sử, tiểu sử; sử dụng; giả sử.
Xử: xử lý, xử sự, xử thế, xử trí; cư xử, đối xử, ứng xử; xử giảo, xử kiện, xử phạt, xử tù, xử trảm; phán xử, phân xử, xét xử.
2.44. Sưng/xưng
Sưng: sưng húp, sưng phổi, sưng tấy, sưng vều; mặt sưng mày sỉa.
Xưng: xưng danh, xưng hô, xưng tên, xưng tội, xưng vương; danh xưng, mạo xưng, vô nhân xưng, thậm xưng, tôn xưng, tục xưng, tự xưng.
(Còn nữa)
Nguồn: Bài đăng số tháng Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5.2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận