Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
Vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay trở thành những yêu cầu hết sức cấp thiết. Trong đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị có ý nghĩa quyết định.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(1), “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(2). Nhận thức rõ điều này, Đảng ta đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức cách mạng, vừa có năng lực chuyên môn. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Ngày 18/01/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030. Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”(3). Đây chính là những căn cứ, cơ sở tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để các trường tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị.
Thực tế thời gian qua, "đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị tại các trường Đại học được bố trí, sắp xếp phù hợp với yêu cầu thực tiễn; có phẩm chất, năng lực đáp ứng cơ bản tốt những yêu cầu, nhiệm vụ chung trong công tác đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên từng bước được chuẩn hóa. Phần lớn đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn tương đối sâu, rộng, có kinh nghiệm và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Giảng viên cũng thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, các giảng viên đều có trình độ trung cấp lý luận trở lên góp phần nâng cao chất lượng, uy tín khi đứng lớp giảng dạy cho mỗi giảng viên. Đa số giảng viên có trách nhiệm, nhiệt huyết với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị… Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề chất lượng của đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần khắc phục như: số lượng, tỉ lệ giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ, tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư còn chưa cao, chưa đồng đều giữa các trường"(4). Một bộ phận giảng viên còn chưa tích cực, yếu và thiếu chủ động trong công tác nghiên cứu, vận dụng lý luận vào thực tiễn; còn xuất hiện tình trạng giảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa sút ý chí, nhạt phai lý tưởng. Cụ thể là: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”(5).
Xuất phát từ thực tế trên, để có thể phát huy ngày càng hiệu quả vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong tình hình mới, điều kiện đặt ra là đội ngũ này cần phải đáp ứng được những yêu cầu như sau: Một là, giảng viên lý luận chính trị cần có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống giản dị, trong sáng. Điều này được thể hiện ở sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ động, tích cực, luôn đi đầu trên mặt trận tư tưởng, kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hai là, giảng viên lý luận chính trị cần phải có năng lực, trình độ chuyên môn về lý luận chính trị. Đặc biệt, mỗi giảng viên cần tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi chuyên môn thêm sâu và rộng, thường xuyên cập nhật và đưa vào giảng dạy các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là các nghị quyết tại các đại hội Đảng. Ba là, có lòng yêu nghề, say mê, nhiệt huyết với nghề. Đây chính là cơ sở, động lực để mỗi giảng viên luôn cố gắng nỗ lực, tích cực sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để đưa đến những bài giảng hấp dẫn, thu hút, tạo hứng thú cho người học. Bốn là, giảng viên lý luận chính trị phải có năng lực thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bởi nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giảng viên, cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo. Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho đội ngũ giảng viên tích lũy thêm kiến thức, mở rộng, nâng cao hơn hiểu biết của bản thân về lĩnh vực chuyên môn đang giảng dạy từ đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo. Năm là, cần có sự nhanh nhạy, thường xuyên nắm bắt các vấn đề thực tế, cập nhật thông tin xã hội có liên quan áp dụng vào bài giảng để làm sáng tỏ hơn lý luận, đồng thời đưa lý luận gắn với thực tiễn, từ đó tạo hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền lý luận chính trị.
Trước yêu cầu đổi mới, để có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong bối cảnh hiện nay các trường đại học cần thực hiện một số giải pháp sau. Thứ nhất, cần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng làm tốt công tác quy hoạch, nhằm tạo nguồn đội ngũ giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Muốn làm được điều này, cần xây dựng và thực hiện đề án, chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên một cách dân chủ, khách quan, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Do đó, hơn ai hết, Đảng ủy, Ban Giám hiệu mỗi cơ sở đào tạo cần nhận thức sâu sắc về điều này từ đó chủ động, tích cực trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể để xây dựng một đội ngũ giảng viên không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn đảm bảo cả về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Trên cơ sở đó có thể phân công, bố trí cán bộ đảm bảo đúng người, đúng chuyên môn, phát huy được sở trường của từng cá nhân.
Thứ hai, tăng cường chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức, phát huy ngày càng hiệu quả vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ là giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên lý luận chính trị có trình độ cao.
Thứ ba, nâng cao phẩm chất chính trị, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Để làm tốt được giải pháp này, ngoài những quy định chung, cơ chế xử lý khen thưởng nghiêm minh rất cần đến tinh thần, sự phấn đấu nỗ lực tự tu dưỡng, tự rèn luyện của mỗi giảng viên. Đồng thời, cần đẩy mạnh tinh thần tự phê bình và phê bình để tăng cường bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị.
Thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên trẻ. Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giảng viên lý luận chính trị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa là hết sức cần thiết để chúng ta có một đội ngũ giảng viên lý luận chính trị giỏi vừa “hồng” vừa “chuyên”. Do đó, mỗi giảng viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong quá trình tự học, tự đào tạo, phát triển bản thân, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, truyền cảm hứng này đến người học.
Thứ năm, kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ngoài công tác giảng dạy chuyên môn cần tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần luận giải những vấn đề lý luận mới, đang đặt ra. Tích cực tham gia công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, những biểu hiện sai trái trong đời sống, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội, nơi hiện nay được xem là một trong những phương thức tấn công mới của các thế lực phản động, thù địch.
Như vậy có thể thấy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị nói riêng là một yêu cầu mang tính thiết thực nảy sinh trong đời sống thực tiễn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch vẫn đang tăng cường các hoạt động chống phá, đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” thì việc nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ là giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học lại càng là vấn đề quan trọng và cần thiết hơn nữa trong việc trang bị cho học viên những kiến thức chính trị để chống lại quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch một cách chính xác, khoa học, có luận cứ, luận điểm rõ ràng./.
____________________________________
(1), (2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, T.5, tr.309.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, T.1, tr.156.
(4) Phụ lục số 15: Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường chính trị, trường bộ, ngành năm 2022 (ban hành kèm theo Báo cáo số: 1747 - BC/HVCTQG ngày 15/02/2023.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chất lượng báo chí
-
5
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
6
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền gặp mặt Đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 24/6/2025, tại Hội trường số 9, tầng 10 Nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức gặp mặt Đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La. Dự và chỉ đạo buổi gặp mặt có PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện cùng 43 thành viên trong Đoàn kiểm tra.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận