Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
1. Thực trạng công tác dân vận chính quyền
Qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây, công tác dân vận chính quyền có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn, góp phần đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong phát triển đất nước và trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Định hướng xây dựng nền hành chính “hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả, lấy kết quả phục vụ và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá”(1) là một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác dân vận chính quyền.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết, đề ra nhiều chủ trương về công tác dân vận, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác dân vận, trong đó, công tác dân vận chính quyền có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp, góp phần giữ gìn, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”(2). Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03.6.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” nhấn mạnh: động lực để thúc đẩy người dân tham gia chính là quan tâm đến lợi ích hợp pháp, chính đáng cũng như phát huy quyền làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo, nguồn lực trong nhân dân. Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân”(3); quan tâm giải quyết những vấn đề thiết thực, những bức xúc trong nhân dân; tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tiếp theo Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25.02.2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, ngày 14.7.2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 114-KL/TW ngày 14.7.2015 “Về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp”; trên cơ sở đó, ngày 16.5.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg “Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”. Với trách nhiệm quản lý nhà nước trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật và quan trọng hơn là tổ chức thực hiện và đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống.
Từ Chương trình phối hợp công tác dân vận giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Dân vận Trung ương năm 2018, “Năm dân vận chính quyền” đã được đẩy mạnh với 06 nội dung trọng tâm:
Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng quyền, lợi ích, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ gắn với công tác dân vận và phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”; bảo đảm mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện hiệu quả.
Hai là, tập trung thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chăm lo cho các đối tượng chính sách, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khu vực đặc biệt khó khăn.
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng cường công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho nhân dân tiếp cận, giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp và cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở.
Bốn là, nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Tăng cường đánh giá sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân.
Năm là, tổ chức tốt công tác tiếp công dân, phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp chính quyền trong việc đối thoại với nhân dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị, bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”.
Sáu là, phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền vững mạnh. Đặc biệt, năm 2019, chính quyền các cấp đã tập trung vào công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, kéo dài.
Trên cơ sở đó, Chính phủ và chính quyền các cấp đã tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong quan hệ với nhân dân. Nhờ vậy, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua đã cơ bản đạt và vượt kế hoạch, nhất là các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội...; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống người dân tiếp tục được nâng cao, đời sống của người có công, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Đồng thời, Nhà nước tăng cường sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều đạo luật liên quan đến những vấn đề thiết thân trong cuộc sống của người dân, bức xúc xã hội được xây dựng, ban hành; triển khai các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia; các chính sách xã hội quan trọng, như ban hành Bộ luật lao động mới, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu...
Công tác đối thoại, tiếp dân, giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài được các cơ quan nhà nước luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm gắn với việc tổ chức thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Tiếp cận thông tin. Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương công khai địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng, lập hòm thư để tiếp nhận ý kiến của công dân, doanh nghiệp, đồng thời bố trí thời gian, xây dựng lịch cụ thể để người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tiếp công dân.
Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18.2.2019 của Bộ Chính trị “Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo một số bộ, ngành, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp đối thoại với người lao động, nông dân, thanh niên và doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, những khó khăn, bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp và xã hội, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, từ đó nêu cao trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi công vụ, kịp thời điều chỉnh, chấn chỉnh biện pháp quản lý, tạo môi trường thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực có nhiều khiếu kiện; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; chú trọng việc chủ động thông tin, truyền thông về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân để dư luận hiểu đúng bản chất sự việc, tạo đồng thuận trong xã hội. Sự phối hợp tích cực, thường xuyên giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thống kê, phân loại các vụ việc khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết và có kế hoạch giải quyết từng vụ việc cụ thể đã góp phần mang lại nhiều kết quả tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Qua rà soát, từ đầu năm 2019, cả nước còn 35 vụ việc phức tạp do Thường trực Chính phủ trực tiếp chỉ đạo xử lý và hơn 600 vụ việc giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm. Đến tháng 8.2019, Tổ công tác của Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết được 18/35 vụ việc; có 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài(4).
Công tác phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức hoạt động của các mô hình tự quản trong nhân dân (ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hòa giải...); tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng chính quyền vững mạnh, tiếp tục được quan tâm thực hiện đồng bộ ở các cấp chính quyền. Phong trào “Dân vận khéo” tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiêu biểu, như: “Ngày thứ sáu nghe dân nói” tại Đồng Tháp; phong trào “Xứ đạo bình yên - Gia đình văn hóa” tại Nam Định, Thanh Hóa, “Xây dựng khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp an toàn về an ninh trật tự”, “Xây dựng xã không có tội phạm và tệ nạn ma túy”... tại nhiều địa phương là những điểm sáng trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa chính quyền và nhân dân.
Từ năm 2020 đến nay, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống dịch Covid-19 để triển khai thực hiện và vận động nhân dân cả nước phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung tay, chung sức ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Công tác dân vận chính quyền trong bối cảnh dịch Covid-19 cho thấy, cùng với vắcxin y tế, đã huy động được từ nhân dân nguồn lực vật chất to lớn (tiền, vật tư trang thiết bị, lương thực, thực phẩm...) và nguồn lực tinh thần quý giá (những tấm gương tập thể và cá nhân “người tốt, việc tốt”, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài chung sức, chung lòng phòng, chống dịch Covid-19). Những kinh nghiệm rút ra từ thành công trong công tác dân vận nói chung, công tác dân vận chính quyền nói riêng và tinh thần đoàn kết, nghĩa cử cao đẹp của đồng bào ta trong bối cảnh muôn vàn khó khăn do dịch Covid-19 thêm một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của công tác dân vận.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác dân vận chính quyền còn có những hạn chế. Còn không ít cán bộ, công chức chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của công tác dân vận, xem nhẹ công tác dân vận, chưa coi trọng việc tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình thực thi công vụ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tổ chức thực thi chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực của chính quyền các cấp còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, quan hệ lao động... Tình trạng “lợi ích nhóm”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp.
Ở nhiều địa phương, công tác giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện chưa có nhiều chuyển biến, dễ bị các phần tử xấu, thế lực thù địch, phản động lợi dụng để xuyên tạc, kích động tụ tập đông người, gây bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đạo đức công vụ, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chính quyền còn hạn chế; vẫn còn tình trạng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với nhân dân; chưa thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng, triển khai các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội còn hình thức, có nơi còn áp đặt, không công khai, minh bạch dẫn đến bức xúc, khiếu kiện kéo dài. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện công tác dân vận ở một số địa phương chưa chặt chẽ; chưa phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia quản lý nhà nước.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
Đại hội XIII của Đảng xác định rõ các yêu cầu, nhiệm vụ: “Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng”(5); “xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch”(6).
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác vận động nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận, động viên, phát huy vai trò của người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trình độ dân trí ngày càng cao, ý thức và vai trò làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, các phương tiện thông tin, mạng xã hội ngày càng đa dạng, đa chiều; sự chống phá của các thế lực thù địch, phần tử xấu ngày càng tinh vi, quyết liệt... đòi hỏi công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp phải không ngừng đổi mới, đi vào thực chất, nâng cao hiệu quả và do vậy, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25.7.2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25.2.2010 của Bộ Chính trị, Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12.12.2013 của Bộ Chính trị, Kết luận số 114-KL/TW ngày 14.7.2015 của Ban Bí thư, Kết luận số 120-KL/TW ngày 07.01.2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Chỉ thị số 16-CT/TTg ngày 16-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 03-KL/TW ngày 13.5.2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X, Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30-7-2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị... nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, người đứng đầu, đảng viên, cán bộ, công chức trong mối quan hệ với nhân dân.
Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội đã ban hành; thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chính sách đối với người yếu thế, người thu nhập thấp, người nghèo đô thị...
Ba là, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, bảo đảm nguyên tắc mọi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; nâng cao hiệu quả của việc đánh giá tác động của chính sách, pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đổi mới nội dung, hình thức, quy trình lấy ý kiến nhân dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; lắng nghe, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Bốn là, thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách hành chính nhà nước, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4, liên thông từ Trung ương đến chính quyền các cấp và người dân; xây dựng Chính phủ, chính quyền điện tử gắn với cải cách chế độ công vụ, tiền lương. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, thường xuyên đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính các cấp, gắn với lấy phiếu tín nhiệm trong hoạt động của các cơ quan dân cử. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ, kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức, viên chức quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền và năng lực, phẩm chất kém, vi phạm pháp luật.
Năm là, tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật ngay tại cơ sở những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là những vấn đề bức xúc xã hội nổi cộm, các vụ việc phức tạp kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, tăng cường đối thoại, giải quyết thực chất, dứt điểm các vụ việc phức tạp.
Sáu là, thường xuyên phối hợp giữa ban dân vận cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội với các cấp chính quyền về công tác dân vận. Đưa công tác dân vận của chính quyền trở thành hoạt động thường xuyên, là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong thực thi công vụ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; coi trọng và thực hiện có hiệu quả công tác giám sát cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong thực thi công vụ.
Bảy là, khẩn trương nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ về phương hướng, giải pháp tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” thành những chính sách, pháp luật cụ thể, bảo đảm mọi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước phù hợp với lợi ích và nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phát huy được vai trò tích cực, chủ động của nhân dân trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân của nhân dân.
Tám là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ quan hành chính nhà nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên để vận động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng, trí tuệ cống hiến cho cộng đồng xã hội, cho đất nước; biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong hoạt động công vụ, cải cách hành chính, trong quan hệ với nhân dân, nhằm cổ vũ tinh thần phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước thật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong thời kỳ mới.
______________________________________
(1), (3) ĐCSVN (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H., tr.309, 210.
(2) ĐCSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, H., tr.65.
(4) Thanh tra Chính phủ, Báo cáo kết quả thực hiện “Năm dân vận chính quyền 2019”.
(5), (6) ĐCSVN (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG, H., T.1, tr.191, 176.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý Luận Chính trị điện tử ngày 3.5.2022
Bài liên quan
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
- Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
- Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
- Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hoạt động truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực du lịch, truyền thông càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để có thể cạnh tranh và thu hút khách hàng trên thị trường quốc tế.
Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 23-9-2024 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. Tạp chí trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Đầu năm 2022, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt công chúng cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Là cán bộ trường Đảng, chúng tôi may mắn sớm được nhận cuốn sách để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông. Đặc biệt, chúng tôi đã mang cuốn sách đó làm quà tặng Thư viện Karl Marx ở thủ đô London, Vương quốc Anh.
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong sức khỏe của Tổng Bí thư sẽ hồi phục. Nhưng phép màu nhiệm đã không đến... 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của đất nước, Nhân dân Việt Nam đã ngừng đập…
Bình luận