Ngăn chặn biểu hiện tiêu cực của "tư duy nhiệm kỳ"

Lâu nay, chúng ta nghe quen thuộc cụm từ "tân quan tân chính sách". Hiểu một cách đơn giản nhất, trong mỗi nhiệm kỳ của bất kỳ một vị lãnh đạo nào cũng đều muốn ghi dấu ấn của mình, với những chính sách mới. Thực tế, việc đổi mới trong chính sách là cần thiết, là sự chuyển động tích cực bởi đó chính là sự vận động, phát triển, là sự thay đổi trong tư duy và hành động. Có điều, chính sách mới ấy phải khoa học, hợp lý, phù hợp đòi hỏi của thực tiễn, vì lợi ích của đơn vị, tập thể chứ nhất quyết không chỉ là ý chí cá nhân, toan tính vụ lợi, mưu cầu không chính đáng cho một nhóm nhỏ. Do đó, nhìn ở khía cạnh tích cực thì cách tư duy, điều hành của lãnh đạo cho một nhiệm kỳ mới sẽ mang lại sự tươi mới trong sự vận hành của đơn vị, thể hiện thông qua việc ban hành chính sách mới tác động trực tiếp đến đơn vị, tập thể, thậm chí từng cá nhân.
Thông thường, chính sách mới bao giờ cũng mang đến sự hứng khởi, tạo bầu không khí háo hức, động lực tích cực trong quá trình tiếp nhận, quán triệt, triển khai và thực hiện từng nhiệm vụ, công việc cụ thể cũng như cả quá trình công tác. Chính sách mới giúp đẩy lùi sức ỳ, sự trì trệ, khiến mỗi người trong tập thể đều có sự chuyển động về tư duy và hành động, tránh những lối mòn quen thuộc, sự đơn điệu, nhàm chán, thiếu động lực trong công việc. Do đó, sự tươi mới, hiệu quả chính sách mới được ban hành trong nhiệm kỳ mới, nhất là của người đứng đầu là rất đáng khích lệ, trân trọng. Song bên cạnh đó, những mặt trái của tư duy nhiệm kỳ cần phải được nhận diện, ngăn chặn và loại bỏ.
Những mặt tiêu cực của "tư duy nhiệm kỳ", điển hình là tư duy ngắn hạn, thiếu tầm nhìn chiến lược, dài hơi; là "thời vụ" vun vén, vơ vét lợi ích cá nhân, nhóm nhỏ mà bỏ qua lợi ích của tập thể, số đông; là những sự thay đổi chính sách liên quan con người, công việc chung của tập thể; thậm chí đi ngược lại, hủy hoại, phá bỏ các thành tích của người tiền nhiệm chỉ vì lý do cá nhân... Những khoảng tối, mặt tiêu cực của tư duy nhiệm kỳ thể hiện khá đa dạng và ngày càng tinh vi hơn. Nổi cộm hơn cả là liên quan công tác nhân sự và việc hoạch định chiến lược, đường hướng phát triển của đơn vị.
Liên quan công tác nhân sự, biểu hiện thường thấy là sự sắp xếp lại công tác cán bộ, điều chuyển vị trí công tác của những cán bộ tại cơ quan mới, nhiệm kỳ mới, "đem theo" những cán bộ thuộc ê-kíp của mình ở cơ quan cũ để dễ tạo vây cánh, lợi ích nhóm khi ban hành chủ trương, chính sách, triển khai công việc cụ thể. Việc điều chuyển, bố trí cán bộ luôn có mặt tích cực, nhưng sẽ là không tốt, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng nếu như không dựa vào năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn mà chỉ dựa vào ý thích, mối quan hệ, sự "biết điều"... Có không ít trường hợp lãnh đạo đã bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, thực hiện "chuyến tàu vét" trong giai đoạn "hoàng hôn nhiệm kỳ" gây nhiều hệ lụy cho đơn vị.
Những biểu hiện tiêu cực của tư duy nhiệm kỳ không chỉ làm trì trệ, đứt gãy mối quan hệ giữa các thành viên trong đơn vị, mà còn triệt tiêu, làm thui chột sự sáng tạo, đổi mới, cũng như sự phản biện, góp ý tích cực, vì tập thể, vì cái chung. Đó chính là "mảnh đất màu mỡ" để những tiêu cực, tệ nạn, vi phạm pháp luật nảy sinh gây mất đoàn kết nội bộ, kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển.
Liên quan việc hoạch định chiến lược, đường hướng phát triển của đơn vị, biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ là việc đặt lợi ích cá nhân, nhóm nhỏ lên hàng đầu, bất chấp lợi ích của tập thể bị ảnh hưởng ra sao, tác động đến giai đoạn trung hạn, dài hạn như thế nào. Đáng lưu tâm là những người thuộc diện "chuyến tàu vét", vì lợi ích cá nhân, lạm dụng quyền lực thì tư duy nhiệm kỳ sẽ hết sức nguy hại đến tập thể, bởi mọi chính sách, kế hoạch, chương trình hành động, các giải pháp đưa ra đều xem nhẹ lợi ích tập thể, không vì người lao động, mà chỉ chăm chăm thu vén, tư lợi cá nhân, làm xáo trộn bầu không khí làm việc tại đơn vị, gây những sự nghi kỵ, bất hòa, bất mãn, tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động của đơn vị... Khi ấy, những tiếng nói phản biện, những sự góp ý ngay thẳng thường khó được cất lên, hoặc khó được lãnh đạo lắng nghe, chấp nhận, điều chỉnh cho phù hợp, vì tập thể.
Những biểu hiện tiêu cực của tư duy nhiệm kỳ không chỉ làm trì trệ, đứt gãy mối quan hệ giữa các thành viên trong đơn vị, mà còn triệt tiêu, làm thui chột sự sáng tạo, đổi mới, cũng như sự phản biện, góp ý tích cực, vì tập thể, vì cái chung. Đó chính là "mảnh đất màu mỡ" để những tiêu cực, tệ nạn, vi phạm pháp luật nảy sinh gây mất đoàn kết nội bộ, kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển. Đó cũng chính là môi trường khiến nảy sinh tình trạng hối lộ, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kéo bè kéo cánh... Khi đã thao túng quyền lực trong nhiệm kỳ của mình, một số lãnh đạo có biểu hiện thiếu rèn luyện, tu dưỡng, không công tâm trong công việc, dễ sa vào những cạm bẫy để rồi phải trả giá.
Dù pháp luật được thực thi song hậu quả từ những việc làm sai trái của cấp lãnh đạo gây ra đối với đơn vị, tập thể thật khó để khắc phục. Sự phát triển của đơn vị phải mất thời gian dài mới có thể trở lại trạng thái cân bằng, ổn định… Như vậy, họ không chỉ đánh mất mình, mà còn làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Đảng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân. Đồng thời cũng cần nhấn mạnh rằng, lãnh đạo tư duy nhiệm kỳ thì đã rõ, đã nói nhiều, và cần liên tục, để nhằm nhận diện, ngăn chặn, triệt tiêu. Tuy nhiên hiện không ít nhân viên mắc căn bệnh tư duy nhiệm kỳ, chăm chăm toan tính lợi ích cá nhân, gây phương hại đến công tác cán bộ, đến chất lượng, hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị, tập thể cũng cần phải được ngăn chặn.
Mặt trái của tư duy nhiệm kỳ đã được nhận diện, đòi hỏi cần phòng chống, quyết liệt, đấu tranh loại bỏ. Những năm qua nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên, liên tục và ngày càng bài bản, quyết liệt hơn. Ngày 25/10/2021, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW, về 19 điều đảng viên không được làm, thay cho Quy định số 47-QĐ/TW (ban hành năm 2011). Tại Điều 3 quy định những điều đảng viên không được làm, đó là: "chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng".
Thực tế, dù có thể nhận diện các biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ, có nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, vướng vòng lao lý vì tư duy nhiệm kỳ, nhưng việc định lượng rõ ràng, cụ thể không phải khi nào, trường hợp nào cũng dễ dàng. Với những người mang tư duy nhiệm kỳ cốt chỉ để an toàn, giữ ghế thì làm trì trệ đơn vị, thiếu đổi mới, sáng tạo. Nhưng với những người tư duy nhiệm kỳ vì lợi ích cá nhân, nhóm nhỏ thì hậu quả gây ra là hết sức khó lường, và sự ngụy trang cũng hết sức tinh vi.
Xin lấy một thí dụ từ phiên họp sáng 11/5/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2022. Báo cáo của Chính phủ cho biết, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công vụ để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức. Từ năm 2020 đến tháng 6/2022, đã rà soát xử lý gần 100.000 trường hợp, trong đó thu hồi quyết định tuyển dụng hơn 1.200 trường hợp. Trong số đó có những trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm "thần tốc" gây bức xúc dư luận.
Từ thực tiễn cho thấy việc Đảng ta quy định rõ việc cấm tư duy nhiệm kỳ trong quy định về 19 điều đảng viên không được làm và thường xuyên nhắc nhở, kiểm điểm là hết sức đúng đắn, cần thiết, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đang được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và có những thành công đáng ghi nhận. Để duy trì được kết quả này, mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, cần đề cao tinh thần trách nhiệm của mình, trong việc nêu cao đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp để căn bệnh tư duy nhiệm kỳ không còn đất sống, không thể gây phương hại đến tập thể, xã hội, cũng như đất nước.
Ở cấp độ vĩ mô, cần xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp song song với việc tạo lập cơ chế, chế tài đồng bộ, đủ mạnh, đủ sức răn đe, xử lý nghiêm khi phát hiện những trường hợp thể hiện tư duy nhiệm kỳ gây tổn hại cả về vật chất lẫn tinh thần tới đơn vị, xã hội, cũng như đất nước. Đồng thời cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn, phòng ngừa những biểu hiện, hậu quả của tư duy nhiệm kỳ trong công tác cán bộ ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực./.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 26/09/2023
Bài liên quan
- Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
- Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
- Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
- Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam trong tình hình mới
- Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sáng 22/03/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ. Khu vực gian tư vấn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các học sinh trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh. Tại đây, các bạn học sinh đã được các thầy cô và anh chị sinh viên giới thiệu, chia sẻ những thông tin về chương trình đào tạo, môi trường học tập năng động và những thông tin mới nhất về phương án tuyển sinh năm 2025 của Học viện. Các bạn học sinh đã có cơ hội để giao lưu trực tiếp để tìm hiểu sâu hơn về ngành học yêu thích. Dưới đây là một số hình ảnh trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ:
Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chuẩn bị tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các thế lực thù địch, phản động lại ráo riết đẩy mạnh các hoạt động xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng. Các đối tượng tập trung nhiều vào lĩnh vực tư tưởng, chính trị, công tác cán bộ và hoạt động đối ngoại quốc phòng với ý đồ gây nhiễu loạn về tư tưởng xã hội, ly tán lòng dân với Đảng.
Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
Thời gian qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa”(1) bằng nhiều luận điệu để tuyên truyền kích động đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đòi quyền “tự trị”, hướng đến “ly khai” (?!). Những luận điệu tinh vi và nguy hiểm này cần được nhận diện rõ nhằm kiên quyết đấu tranh phản bác, góp phần bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
Xây dựng, chỉnh đốn để Đảng trong sạch và bảo vệ để Đảng luôn vững mạnh là một nhiệm vụ rất quan trọng, là tất yếu khách quan trong bối cảnh mới. Xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng là các hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau. Nội bộ Đảng được xây dựng vững chắc, đoàn kết thống nhất, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đội ngũ đảng viên trong sạch, thì không một thế lực nào có thể chống phá được. Thực hiện tốt việc bảo vệ Đảng sẽ giúp việc xây dựng Đảng được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, có chất lượng cao. Qua đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và phê phán các nhận thức lệch lạc, các việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, Đảng nhận thấy đầy đủ, cụ thể hơn những chủ trương cần hoàn thiện, những nhiệm vụ cần thực hiện, những trọng tâm cần tập trung giải quyết, những vướng mắc cần được khắc phục, những phương thức thực hiện cần đổi mới, cải tiến trong công tác xây dựng Đảng.
Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam trong tình hình mới
Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam trong tình hình mới
Việt Nam đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng với khu vực và thế giới. Trong tiến trình đó, các thế lực thù địch, phản động trong nước và quốc tế ngày càng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng gay gắt, quyết liệt, tinh vi, xảo quyệt, hòng gây hỗn loạn, nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường, chúng tìm đủ mọi cách, mọi phương thức nhằm truyền bá các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Chúng bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ hình ảnh đội ngũ lãnh đạo Việt Nam với mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Do vậy, chúng ta luôn phải tỉnh táo, nhận diện đúng nhằm vạch trần bản chất và có biện pháp phòng chống hiệu quả các âm mưu, thủ đoạn đó.
Bình luận